Hoàn thiện cơ chế quản lý và phân cấp FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút đầu tư TRỰC TIẾP từ HIỆP hội các QUỐC GIA ĐÔNG NAM á vào VIỆT NAM TRONG LĨNH vực DỊCH vụ (Trang 98 - 100)

6. Kết cấu luận văn

3.2. Giải pháp tăng cường thu hút FDI từ hiệp hội các quốc gia Đông Na mÁ

3.2.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý và phân cấp FDI

Hồn thiện, tiến tới đơn giản hóa bộ máy quản lý FDI, nâng cao chất lượng quản lý, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan. Đối với thủ tục cấp phép đầu tư, cần nghiên cứu cắt giảm các tiêu chí để xem xét, thẩm định dự án nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt, thẩm định, cấp phép đầu tư. Việc quản lý hoạt động đầu tư phải theo hướng giảm bớt các thủ tục liên quan đến giấy tờ, đảm bảo hiệu quả mà khơng gây phiền nhiễu, lãng phí thời gian của doanh nghiệp. Các thủ tục hành chính cải tiến cho phù hợp với xu thế phát triển và điều kiện của doanh nghiệp. Cơ chế quản lý “một cửa” với việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, ban ngành trong việc quản lý hoạt động đầu tư ASEAN vào Việt Nam

Các cơ quan hỗ trợ cho Vụ hợp tác quốc tế là Vụ kế hoạch, các Cục chuyên ngành, các Tham tán dịch vụ ở ASEAN. Vụ kế hoạch là bộ phận chuyên nghiên cứu đưa ra các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoạt động của ngành trong đó có hoạt động thu hút FDI. Các Cục chuyên ngành chịu trách nhiệm đưa ra chiến lược quy hoạch, kế hoạch cho các tiểu ngành. Hệ thống Tham tán thương mại sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về đối tác đầu tư, khả năng tiếp cận, hỗ trợ xúc tiến đầu tư ở từ ASEAN vào Việt Nam. Để tăng cường hiệu quả của hoạt động quản lý FDI, trong thời gian tới, cần tăng cường phối hợp hoạt động của các cơ quan này hơn nữa, trong đó đặc biệt là hoạt động của các Tham tán dịch vụ ở ASEAN với vai trò là cầu nối với các nhà đầu tư ASEAN. Tăng cường phối hợp giữa Bộ và cơ quan quản lý FDI ở các địa phương để bao quát, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong dịch vụ. Tuy nhiên cần tránh can thiệp quá sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp, hạn chế thanh tra, kiểm tra nhiều lần, dễ gây ra các hiện tượng tiêu cực, ảnh hưởng đến quyền tự chủ của nhà đầu tư.

Việt Nam cần thực hiện cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính và cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI. Nên xóa bỏ phân cấp quản lý mà xâydựng một cơ quan xét duyệt dự án đầu tư để thủ tục đầu tư được thực hiện nhanh gọn hơn, thống nhất, và đồng bộ trong việc ra quyết định. Cần đổi mới tồn diện cơng tác quản lý nhà nước đối với FDI, trên định hướng “nhà nước dịch vụ” nhằm trước hết tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đồng thời giám sát, kiểm tra, thanh tra để phát hiện và xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm. Song song với việc tinh giản mơ hình quản lý là việc tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cơng chức làm nhiệm vụ liên quan đến FDI để đảm bảo hoạt động quản lý, kiểm tra thanh tra tuy giản lược nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Cần xây dựng một cơ quan chuyên trách trong việc hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện các thủ tục đầu tư và giải quyết các vướng mắc gặp phải trong quá trình đầu tư. Đây là một việc làm rất cần thiết khi mà hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư ASEAN ở Việt Nam cịn chưa hồn thiện, không tránh khỏi những trở ngại gây ra cho các nhà đầu tư. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải am hiểu về thủ tục đầu tư ASEAN tại Việt Nam, đầu tư ASEAN vào ngành dịch vụ thì mới có

thể giúp các doanh nghiệp giải quyết những vướng mắc phát sinh, tạo niềm tin đối với nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút đầu tư TRỰC TIẾP từ HIỆP hội các QUỐC GIA ĐÔNG NAM á vào VIỆT NAM TRONG LĨNH vực DỊCH vụ (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)