6. Kết cấu luận văn
3.1. Triển vọng và xu hướng thu hút đầu tư FDI trong lĩnh vực dịch vụ của
3.1.1. Triển vọng FDI của các quốc gia trên thế giới
Trong năm 2017, thế giới chứng kiến sự gia tăng của địa - chính trị đa cực, chủ nghĩa dân túy, xu hướng bảo hộ và chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy thông qua nhiều sự kiện khác nhau, như: Anh rút khỏi EU (Brexit), Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và cả những thay đổi trong chính sách đối ngoại của hai thái cực lớn là Mỹ và Trung Quốc. Nước Mỹ trên thực tế đã khơng cịn là nhà lãnh đạo đơn nhất của thế giới, đặc biệt là sau khi rút khỏi TPP và Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu. Trong khi đó, Trung Quốc ngày càng tăng cường ảnh hưởng thông qua sáng kiến “Một vành đai, một con đường” và chính sách thúc đẩy tồn cầu hóa. Việc hồi sinh TPP với tên gọi mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được kỳ vọng mang lại cho các quốc gia châu Á và Bắc Mỹ cơ hội hợp tác mới về thương mại và đầu tư. Tương tự, tại châu Âu, sau một quá trình đàm phán phức tạp, Anh và EU cũng đã đạt được thỏa thuận về Brexit và bắt đầu khởi động cho một giai đoạn thứ 2 đàm phán về một hiệp định thương mại giữa hai bên. [UNCTAD, 2017]
Ngoài ra, FDI giảm mạnh trong năm 2017 là rất trái ngược với các chỉ số kinh tế vĩ mơ khác như tăng trưởng GDP và thương mại tồn cầu, với sự cải thiện đáng kể. Giám đốc phụ trách đầu tư và doanh nghiệp của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), James Zhan, nói rằng việc FDI giảm mạnh trong năm 2017 là rất trái ngược với các chỉ số kinh tế vĩ mơ khác như tăng trưởng GDP và thương mại tồn cầu, với sự cải thiện đáng kể. Ông Zhan nhận định rằng triển vọng FDI toàn cầu năm 2018 cũng khơng được sáng sủa, khi có thể đạt mức của năm 2016 nhờ kinh tế toàn cầu tăng trưởng nhưng có những rủi ro địa
chính trị và sự khơng chắc chắn về chính sách, bao gồm tác động của những cải cách thuế ở Mỹ. [Reuters, 2017]
Theo Dự thảo Chiến lược và Định hướng chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2018 - 2030 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới (WB) xây dựng đang được đưa ra lấy ý kiến cơng luận, thì sẽ cịn xuất hiện những hình thức đầu tư FDI mới, cũng như phương thức đầu tư xun biên giới khơng vốn góp (NEM).
Theo lý giải của các chuyên gia WB, từ trước đến nay, các tập đoàn đa quốc gia thường kinh doanh, đầu tư xuyên biên giới hoặc thông qua việc sở hữu trực tiếp cơ sở ở nước ngồi tại nước sở tại hoặc thơng qua hoạt động thương mại tự do. Nhưng những năm gần đây, xu hướng này dần thay đổi và các tập đoàn đa quốc gia cũng chuyển sang các phương thức đầu tư FDI mới để có được hiệu quả tốt hơn cũng như tiếp cận thị trường nước ngoài bằng những hình thức đầu tư ít truyền thống hơn, như th gia cơng bên ngồi, dịch vụ khốn nơng nghiệp, nhượng quyền cấp phép và quản lý theo hợp đồng…[Enternews, 2018]
Tầm quan trọng của những phương thức này đang ngày càng được công nhận rộng rãi. Khi Việt Nam dịch chuyển theo hướng tăng giá trị gia tăng và tăng hội nhập với các chuỗi giá trị tồn cầu, NEM đóng vai trị nịng cốt bằng cách cho phép các tập đoàn đa quốc gia điều phối các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu, trong khi hỗ trợ cho các nhà cung ứng trong nước, nhờ đó giúp tăng cường liên kết giữa nhà cung ứng Việt Nam. Ngày nay, đầu tư ra nước ngồi có 2 hình thức: thơng qua đầu tư vốn trực tiếp và thông qua các cơ chế hợp đồng thương mại giữa nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.
FDI toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục xu hướng phục hồi khiêm tốn trong năm 2018 nhờ tăng trưởng kinh tế cao hơn ở nhiều nước trên thế giới, sự hồi phục của thương mại. Dự báo dịng vốn FDI sẽ tăng từ 1,8 nghìn tỷ USD năm 2017 lên 1,85 nghìn tỷ USD năm 2018. Mặc dù có cải thiện trong năm 2018, nhưng rủi ro về bất ổn chính sách, địa - chính trị và thay đổi chính sách thuế có thể ảnh hưởng lớn tới dịng vốn FDI. Với TPP khơng có Mỹ, dự báo FDI vào các nước thành viên của
khối có thể bị ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn. FDI từ Trung Quốc có thể giảm tốc trong thời gian tới do Trung Quốc đã bắt đầu kiềm chế dòng vốn đầu tư ra nước ngồi, đặc biệt là dưới hình thức mua bán và sáp nhập (M&A). Dòng vốn đầu tư gián tiếp vào các thị trường đang nổi được dự báo sẽ tăng từ 1,1 nghìn tỷ USD năm 2017 lên 1,2 nghìn tỷ USD năm 2018 do tăng trưởng kinh tế được cải thiện. Do lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ dự báo sẽ tăng lên trong vòng 12-18 tháng tới, dòng vốn đầu tư gián tiếp vào các thị trường đang nổi trong thời gian tới có thể tăng chậm lại. [Oxford Economics, 2017]