6. Kết cấu luận văn
3.2. Giải pháp tăng cường thu hút FDI từ hiệp hội các quốc gia Đông Na mÁ
vào Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ
Việc ASEAN sẽ trở thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015, với các Hiệp định chung điều chỉnh về đầu tư (Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN -
ACIA), thương mại (Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – ATIGA) và dịch vụ (Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ - AFAS) sẽ làm tăng sức hấp dẫn của khu vực này trong thu hút FDI. Các quốc gia thành viên sẽ có trách nhiệm lớn hơn trong việc đóng góp vào sự thịnh vượng chung của khối, do đó sẽ luôn tìm cơ hội và dành cho nhau những ưu tiên trong hợp tác đầu tư. Đây sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam, cũng như các quốc gia thành viên khác, nhận được nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nội khối ASEAN. Ngoài ra, trong quan hệ đầu tư, AEC sẽ là cầu nối để nhiều khoản đầu tư của các công ty đa quốc gia có trụ sở tại ASEAN đầu tư vào Việt Nam, đem lại cơ hội thu hút nguồn vốn FDI từ bên ngoài khối ASEAN nhiều hơn vào Việt Nam trong thời gian tới.
Việc Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình cho thấy những nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua, thể hiện ở sự tiến bộ về môi trường đầu tư kinh doanh; công nghệ kỹ thuật; chất lượng nguồn lao động; và các lĩnh vực xã hội khác. Qua đó, các tiêu chí để thu hút và lựa chọn những dự án FDI cũng được thay đổi theo hướng tích cực hơn, chặt chẽ hơn, tiến bộ hơn. Chính vì vậy, trong thời gian tới, việc tiếp nhận nguồn vốn FDI nói chung và FDI nội khối ASEAN nói riêng cần được chọn lọc có mục đích, chứ không thể thu hút và tiếp nhận bằng “mọi giá”, mà phải đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu tăng cường chuyển giao công nghệ kỹ thuật tiên tiến, công nghệ “sạch” bảo vệ môi trường.
Trước bối cảnh cộng đồng kinh tế ASEAN thành lập vào cuối năm 2015, mở ra cơ hội cho Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn, và dễ dàng tiếp nhận các nguồn vốn FDI nội khối nhiều hơn, việc thu hút và chọn lọc nguồn FDI cần có một số định hướng chính như sau: nguồn vốn FDI nội khối vào Việt Nam cần được lựa chọn nhằm phát huy được tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như mang lại lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư. Trong đó, chú trọng thu hút FDI không chỉ để tạo giá trị xuất khẩu đơn thuần mà phải có chuyển giao công nghệ, quản trị tiên tiến, từ đó nâng cao chất lượng kinh tế Việt Nam; những nguồn FDI nội khối cần thu hút tập trung tới những lĩnh vực cụ thể, ưu tiên cho hoạt động sản xuất
tạo giá trị gia tăng hay ưu tiên cho dự án công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển công nghiệp phụ trợ, cần xây dựng mô hình liên kết ngang, hình thành doanh nghiệp vệ tinh, sản xuất linh kiện cho doanh nghiệp FDI xuất khẩu; gắn chặt thu hút FDI với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, phù hợp với từng ngành, khu vực các điều kiện kinh tế, địa lý, nhân lực, hướng vào ngành nghề, sản phẩm cụ thể, phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm lôi cuốn các doanh nghiệp nội địa tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời khai thác tối đa tiềm năng và hiệu quả mà nguồn vốn FDI mang lại.