Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút đầu tư TRỰC TIẾP từ HIỆP hội các QUỐC GIA ĐÔNG NAM á vào VIỆT NAM TRONG LĨNH vực DỊCH vụ (Trang 100 - 102)

6. Kết cấu luận văn

3.2. Giải pháp tăng cường thu hút FDI từ hiệp hội các quốc gia Đông Na mÁ

3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư, đặc biệt trong những dự án địi hỏi trình độ, tay nghề cao là một trong những rào cản đối với dòng vốn FDI của ASEAN vào lĩnh vực dịch vụ trong thời giạn qua. Các nước Thái Lan, Malaysia bên cạnh việc tạo thuận lợi cho người lao động ASEAN là các chuyên gia đến sống và làm việc ở nước mình, thì cũng rất quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực trong nước. Ở nước ta, để khắc phục hạn chế về chất lượng đội ngũ lao động này, cần phải có chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho lực lượng lao động hiện tại, cũng như đối với lực lượng lao động trong tương lai, từ đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về FDI, cán bộ tham gia quản lý doanh nghiệp FDI, đến lao động làm việc trong các dự án FDI trong lĩnh vực dịch vụ. Đảng, Nhà nước ta đã nhận thức và đang nỗ lực giảm bớt khoảng cách về phát triển nguồn nhân lực có chất lượng. Việt Nam đã và đang triển khai nâng cao chất lượng lao động và mở ra nhiều cơ hội việc làm và nhu cầu đối với lao động có trình độ cao và trung cấp mong đợi là gia tăng. Bên cạnh đó, khơng ngừng nỗ lực tiếp tục cải thiện giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các nhà tuyển dụng. Việt Nam cũng cần phải tập trung vào sự chênh lệch kỹ năng của người lao động nhằm di chuyển lao động tư do hơn mà cũng không làm ảnh hưởng tới kế hoạch phát triển quốc gia.

Hiện nay, Việt Nam tập trung đào tạo nghề và kỹ năng, kết hợp các chương trình học với kinh nghiệm cơng việc thực tế để đảm bảo sự tương thích với giáo dục. Những nỗ lực cũng được đưa ra nhằm thống nhất tiêu chuẩn cịn hạn chế và hồn thiện kế hoạch nguồn nhân lực quốc gia. Hơn nữa, Đảng và Nhà nước cũng đưa ra những hướng dẫn đối với tiêu chuẩn cụ thể của hơn 100 nghề nghiệp thuộc nhóm ngành dịch vụ. Ý tưởng là để người lao động làm việc trong nhiều năm có

được chứng chỉ hoặc đào tạo bổ sung để thích ứng nhanh chóng với cơng việc. Trong những năm qua, khu vực tư nhân của Việt Nam đã bắt đầu liên hệ chặt chẽ với các cơ quan chính phủ để nâng cao chất lượng lao động, củ thể là Bộ lao động. Đặc biệt với một số ngành ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai, bao gồm những ngành liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, các mảng dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, y tế, truyền thơng,...

Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có thể được chia làm hai nhóm: (1) giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thu hút FDI nói chung; (2) giải pháp nâng cấp nguồn nhân lực nhằm thu hút FDI vào các ngành dịch vụ nói riêng.

Để thu hút FDI nói chung, “lợi thế cạnh tranh” về lao động của Việt Nam cần có thay đổi về chất. Nếu như trước kia, Việt Nam sử dụng lợi thế nguồn nhân lực dồi dào giá rẻ thì nay cần được chuyển đổi sang nguồn lực có trình độ và chun mơn cao hơn. Theo đó, một số giải pháp cụ thể cần được thực hiệnlà:

Để nâng cấp nguồn lực cung cấp cho FDI nói riêng, các chính sách về nguồn nhân lực của Việt Nam cần hướng tới việc đào tạo lao động đủ khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại, cụ thể là:

Thứ nhất, phát triển hệ thống đào tạo nghề dịch vụ, hệ thống phát triển dịch vụ, đào tạo chuyển giao kỹ thuật, kiến thức kinh tế, kiến thức về thị trường, thông tin. Kết hợp tập trung đào tạo nghề dịch vụ như du lịch, tài chính, giáo dục,...

Thứ hai, hỗ trợ việc làm cho khu vực dịch vụ phát triển như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch lao động từ phi dịch vụ sang dịch vụ. Đây là hướng đi quan trọng để tăng thu nhập cho dân cư các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn cao. Có chiến lược đào tạo thích hợp đối với các trường đào tạo về lĩnh vực logistics, tài chính, du lịch,... Ngồi việc đào tạo chun mơn, cần đẩy mạnh đào tạo ngoại ngữ, tin học, tạo cơ hội cho các học viên sau này có thể làm việc trực tiếp với các chuyên gia

ASEAN, tiếp cận với các nguồn tài liệu ASEAN khi tham gia các dự án FDI từ ASEAN vào Việt Nam.

Xây dựng đội ngũ lao động chất lượng cao không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao khả năng thu hút FDI của dịch vụ Việt Nam mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ thông qua FDI trong dịch vụ, góp phần thực hiện chủ trương cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa dịch vụ nơng thơn.

Đối với doanh nghiệp FDI, cần có những quy định yêu cầu doanh nghiệp FDI cam kết thực hiện các chương trình liên kết đào tạo, tập huấn cho người lao động. Qua đó, chất lượng lao động được cải thiện, đồng thời tận dụng cơ hội để học hỏi kinh nghiệm, bí kíp, chuyển giao cơng nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút đầu tư TRỰC TIẾP từ HIỆP hội các QUỐC GIA ĐÔNG NAM á vào VIỆT NAM TRONG LĨNH vực DỊCH vụ (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)