6. Kết cấu luận văn
2.1.2. Các cam kết về đầu tư trong khuôn khổ hợp tác đầu tư tại ASEAN
2.1.2.1. Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA)
Hiệp định khung của Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) được các bộ trưởng ASEAN ký kết vào 07/10/1998 tại Manila trong bối cảnh nhận thức được tầm quan trọng của FDI đối với phát triển của từng quốc gia thành viên và sự phát triển của khu vực này như một khu vực đầu tư thống nhất nói chung. Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN đã tạo nên một bước ngoặt trong tư duy và tầm nhìn của các nhà lãnh đạo ASEAN về vai trò của đầu tư khu vực. Cũng theo AIA, nhằm tăng cường thúc đẩy dòng vốn đầu tư tự do hơn trong khu vực tạo nên một khu vực hấp dẫn nhất, các nước đã quyết tâm hướng đến những quy định đầu tư được đơn giản hóa thông qua minh bạch các quy tắc, thủ tục cũng như các chính sách điều hành về đầu tư.
2.1.2.2. Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)
Nằm trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC Blueprint, 2009), Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) đã được xây dựng trên nền tảng hai hiệp định đầu tư trước đó là Hiệp định AIA và Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN (IGA). Hiệp định ACIA được ký kết vào tháng 02/2012 và có hiệu lực từ ngày 29/03/2012, với các trụ cột là: bảo hộ đầu tư; tạo
thuận lợi và hợp tác đầu tư; thúc đẩy môi trường đầu tư và tăng cường nhận thức; và tự do hóa đầu tư. ACIA đã đưa ra các định nghĩa liên quan tới khu vực đầu tư ASEAN một cách toàn diện hơn và có các biện pháp cụ thể nhằm tự do hóa đầu tư, bảo hộ đầu tư, xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư nhằm đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư, đảm bảo nguyên tắc về đối xử quốc gia cung như nâng cao nhận thức của ASEAN về một môi trường đầu tư khu vực mang tính thống nhất.
2.1.2.3 Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS)
Ngày 15/12/1995: Các nước ASEAN ký Hiệp định Khung về Dịch vụ của ASEAN (AFAS). Hiệp định AFAS với các nội dung tương tự Hiệp định Chung về Thương mại Dịch vụ của WTO làm tiền đề cho các vòng đàm phán từng bước tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các nước ASEAN. Từ năm 1996 – 2015: Các nước ASEAN đã tiến hành đàm phán và đưa ra 9 Gói cam kết về dịch vụ, 6 Gói cam kết về dịch vụ tài chính và 8 Gói cam kết về dịch vụ vận tải hàng không. Với Mục tiêu tự do hóa trong khuôn khổ AFAS đã được nêu trong Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC (AEC Blueprint). AEC Blueprint đặt ra các yêu cầu về tự do hóa đối với cả 4 phương thức cung cấp dịch vụ là: Phương thức 1 – Cung cấp dịch vụ qua biên giới, Phương thức 2 – Tiêu dùng ở nước ngoài, Phương thức 3 – Hiện diện thương mại, và Phương thức 4 – Hiện diện thể nhân. Tuy nhiên, các Gói cam kết trong khuôn khổ Hiệp định AFAS chỉ đề cập đến 3 Phương thức 1,2,3 còn Phương thức 4 được tách ra đàm phán riêng trong Hiệp định về di chuyển thể nhân ASEAN (MNP) vào năm 2012.