Tổng quan phát triển lĩnh vực dịch vụ tại ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút đầu tư TRỰC TIẾP từ HIỆP hội các QUỐC GIA ĐÔNG NAM á vào VIỆT NAM TRONG LĨNH vực DỊCH vụ (Trang 44)

6. Kết cấu luận văn

2.1.3. Tổng quan phát triển lĩnh vực dịch vụ tại ASEAN

Hiện nay, khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tại các nước ASEAN ngày càng lớn với những nhóm ngành dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ thương mại, dịch vụ sản xuất. Sự sẵn có và chất lượng của một số ngành dịch vụ, chẳng hạn như du lịch, tài chính, giáo dục,... đang trực tiếp ảnh hưởng đến đạt được các mục tiêu xã hội và phát triển. Tương tự như vậy, sự phát triển của một số khu vực dịch vụ mang theo mình các tác động về mặt xã hội như việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển con người, bình đẳng giới và nhiều hơn nữa. Dịch vụ là một thành phần có tầm

quan trọng ngày càng tăng trong đầu ra kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Dịch vụ tiếp tục nhận được tỉ trọng đáng kể trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của bất kỳ nước nào. Với những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) kể từ những năm 1990, cũng như sự hiệu quả của việc vận tải hành khách và hàng hóa qua biên giới quốc gia gia tăng, sự đa dạng của các ngành và khối lượng dịch vụ được cung cấp qua biên giới đang tăng với tốc độ cao. Ngày càng có nhiều người sang ASEAN để sử dụng dịch vụ du lịch, giáo dục và y tế, cũng như để cung cấp dịch vụ từ xây dựng đến phát triển phần mềm. Giống vậy, ngày càng có nhiều giao dịch kinh doanh và chuyển dự án dịch vụ như thiết kế kỹ thuật và tư vấn thị trường tài chính được thực hiện qua kênh điện tử như internet và những mạng lưới truyền thông khác. Vì thế, không ngạc nhiên khi thương mại và đầu tư trực tiếp ASEAN (FDI) trong lĩnh vực dịch vụ đã tăng trưởng nhanh hơn trong lĩnh vực hàng hóa một vài thập kỷ trở lại đây.

Trong khối ASEAN, ngân hàng là lĩnh vực hấp dẫn dòng vốn FDI từ nước ngoài vào và đang trong xu thế phát triển cao. Cụ thể như Myanma, sau 50 năm đóng cửa và bị thống trị bởi quân đội, quốc gia này hy vọng thu hút FDI vào lĩnh vực ngân hàng. Ngân hàng của nhiều nước như Oxtraylia, Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc, Singapore và Thái Lan cũng đã thâm nhập vào thị trường này. Chính phủ Myanma đã cấp giấy phép cho OCBC và UOB của Singapore, ANZ Banking Group, Thái Lan Bangkok Bank, Mitsubishi UFJ Financial Group, Sumitomo Motsui Financial Group và Mizuho Financial Group.

Bảo hiểm cũng là lĩnh vực mà nhiều doanh nghiệp trong khu vực ASEAN đẩy mạnh phát triển trong nước và đầu tư sang các nước thành viên khác. Ví dụ như Muang Thai Life Assurance (MTL) có kế hoạch bắt đầu triển khai các sản phẩm bảo hiểm tại Campuchia, và tập đoàn này bắt đầu hoạt động ở ngoài Thái Lan bắt đầu từ năm 2017. MTL cùng với Belgium-based Ages đã ký thỏa thuận với ngân hàng thương mại quân đội thành lập liên doanh để kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.

Xây dựng, bất động sản cũng là lĩnh vực phát triển thu hút nhiều dự án FDI tại ASEAN. Đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại ASEAN cũng được dự đoán tăng

trưởng, bởi vì các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm các thị trường thay thế đối với dòng vốn gián tiếp vào thị trường này.

Trong số 10 quốc gia thành viên ASEAN, có một số nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế vào hàng nhanh nhất thế giới như Philippines và Việt Nam, với mức tăng hàng năm hơn 6%. Sự kết hợp giữa dân số hơn 620 triệu người và một nền kinh tế khu vực hơn 2,6 nghìn tỷ USD mang lại cho ASEAN một tiềm năng đầu tư khổng lồ. Theo dự báo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đến năm 2020, ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới. [23]

Mặc dù vậy, Bloomberg nói rằng sự hội nhập giữa các nền kinh tế trong ASEAN vẫn còn một chặng đường dài để đi. Các doanh nghiệp trong khu vực vẫn đối mặt với những hạn chế, cho dù đã có một chiến lược được vạch ra vào năm 2020 như một lộ trình nhằm xóa bỏ các hàng rào thương mại và thiết lập một thị trường chung cho phép dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ và lao động.

GDP của ASEAN đã tăng lên mức khoảng 2,6 nghìn tỷ USD vào năm 2016, tương đương nền kinh tế Anh, từ mức chỉ 37,6 tỷ USD vào năm 1970. Theo dự báo của BMI Research, kinh tế ASEAN sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm 2018, trong đó Myanmar, Việt Nam và Philippines sẽ là những nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất khu vực. Nếu như trước đây, tại nhiều quốc gia ASEAN, dịch vụ chưa thực sự được chú trọng thì đến nay các quốc gia đã chuyển mình với các chính sách tập trung phát triển, thu hút FDI vào mục tiêu tự do hóa đầu tư và tăng trưởng về quy mô dòng vốn này, mang đến hướng tiến bộ hơn do tạo lập khung chính sách FDI nhằm thúc đẩy gắn kết với trách nhiệm xã hội và tăng trưởng. Chính điều này đã tạo ra những thách thức đối với các chính phủ trong quá trình điều chỉnh chính sách liên quan đến FDI đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, làm thế nào để xúc tiến đầu tư có trách nhiệm và cải thiện thực tiên đầu tư quốc tế

2.2. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ giai đoạn 2010-2017

2.2.1. Tình hình chung thu hút FDI trong lĩnh vực dịch vụ

Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/12/2016, cả nước đang có 22.509 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt gần 293,25 tỷ USD. Vốn đăng ký lũy kế của các dự án FDI ước đạt hơn 154,54 tỷ USD (bằng gần 53% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực). Khu vực FDI đã đầu tư vào 19 trong tổng số 21 ngành, trong đó với mức đóng góp trên 40% vào GDP, ngành dịch vụ ngày càng thể hiện tầm quan trọng với nền kinh tế Việt Nam. Đến nay, khu vực ASEAN đã có 08 quốc gia đầu tư vào Việt Nam là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Indonesia, Philippines, Lào và Campuchia với 3.127 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký lũy kế đến năm 2016 là 59,9 tỷ USD (chiếm 20% tổng vốn FDI vào Việt Nam). [12]

Bảng 2.1. Vốn FDI đăng ký của các nước ASEAN tại Việt Nam (lũy kế đến năm 2016)

STT Đối tác (Quốc gia) Số dự án Tổng vốn đầu tư

(triệu USD) 1 Singapore 1.772 37.994,28 2 Malaysia 545 12.024,49 3 Thái Lan 443 7.758,78 4 Brunei Darussalam 214 1.299,36 5 Indonesia 50 350,09 6 Philippines 74 316,79 7 Lào 11 98,50 8 Campuchia 18 58,12 Tổng cộng 3.127 59.900

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017)

Dễ nhận thấy sau gần một năm kể từ khi AEC có hiệu lực chính thức, lượng vốn FDI từ khu vực ASEAN vào Việt Nam vẫn duy trì khá ổn định. Đặc biệt, các quốc

gia gồm Singapore, Thái Lan, Brunei Darussalam, Philippines…đã tăng đáng kể mức vốn đầu tư vào nước ta hơn so với cùng kỳ năm trước. Quy mô vốn đầu tư trên một dự án từ các quốc gia ASEAN đạt khoảng 18,8 triệu USD/dự án, cao hơn mức bình quân chung của Việt Nam. Đây là dấu hiệu tốt, chứng tỏ các tập đoàn công nghệ, công ty đa quốc gia (TNC) lớn từ khu vực ASEAN ngày càng tin tưởng, đầu tư nhiều dự án có quy mô vốn lớn vào Việt Nam.

Bảng 2.2. Tổng quan vốn FDI thực hiện từ ASEAN vào Việt Nam giai đoạn 2012 – 2017

Đơn vị: tỷ USD

Quốc gia Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam (đv: triệu USD)

10/2017 10/2016 2016 2015 2014 2013 2012 Singapore 4.593,90 1.738,59 2.419,09 1.231,36 2.799,80 4.376,86 1.727,5 1 Thái Lan 576,00 413,75 706,50 262,39 205,59 405,74 224,27 Malaysia 166,66 392,85 914,03 2.478,24 400,31 144,33 177,29 Indonesia 38,66 7,37 23,91 21,64 49,59 39,92 57,60 Brunei Darussalam 28,45 285,50 314,20 77,42 83,00 9,85 Philippines 5,36 14,95 54,67 9,37 0,37 21,55 Campuchia 4,94 3,40 15,52 0,44 Lào 0,42 9,00 13,85 2,50 Myanmar 0,01 Tổng Asean 5.414,39 2.865,42 4.461,77 3.996,12 3.542,08 5.050,22 2.218,5 0 Tỷ lệ ASEAN so với cả nước 19,17% 16,27% 18,31% 17,56% 17,51% 23,35% 17,05 %

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018)

Tính trung bình mỗi năm,các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam khoảng 2,0 – 4,5 tỷ USD, chiếm tỷ lệ ổn định quanh mức 17% - 19% so với tổng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ngoại trừ năm 2013 có sự tăng trưởng đột biến (tăng hơn 2 lần so với năm 2012), nhìn chung lượng vốn đầu tư của các quốc gia thành viên ASEAN tại Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2017 có xu hướng tăng dần đều, nếu như năm 2012 chỉ có hơn 2,18 tỷ USD, thì đến năm 2014 và năm 2015 đã đạt lần lượt hơn 3,54 tỷ USD và 3,99 tỷ USD. Tiếp tục, tình hình tăng trưởng đầu tư vẫn

duy trì khả quan, trong năm 2016 vốn đầu tư ASEAN đạt hơn 4,6 tỷ USD, và chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2017 Việt Nam đã thu hút khoảng 5,41 tỷ USD từ 9 quốc gia của ASEAN, tăng 88,96% so với cùng kỳ năm 2016, và tăng 21,35% so với cả năm 2016. Mặc dù giữ nhịp tăng trưởng ổn định và bền vững, nhìn chung khối lượng đầu tư từ các thành viên ASEAN tại Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn so với tiềm lực của khu vực. Ngoại trừ một số đối tác lớn, thường xuyên như Singapore, Malaysia và Thái Lan, các nước khác vẫn còn đầu tư dè dặt tại Việt Nam.

Về thu hút FDI từ ASEAN vào các tiểu ngành trong lĩnh vực dịch vụ. Theo cách phân chia các ngành của WTO, lĩnh vực dịch vụ được chia thành 12 tiểu ngành khác nhau. Việt Nam cũng dựa trên cách phân chia đó để có chiến lược thu hút FDI vào từng tiểu ngành cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trên thực tế, những ngành dịch vụ mới, hiện đại, có giá trị gia tăng cao đã và đang có sức hấp dẫn thu hút nguồn vốn FDI.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã định hướng phát triển tập trung vào một số lĩnh vực dịch vụ. Nội dung cụ thể thông qua cam kết hướng tới tự do hóa dịch vụ là minh chứng rõ nét cho những nỗ lực của Việt Nam. Để huy động vốn đầu tư từ ngoài nước phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo môi trường và điều kiện thuận lợi thu hút FDI vào phát triển các ngành, khu vực kinh tế, trong đó có khu vực dịch vụ. Chính vì vậy, dịch vụ đã có bước phát triển, tạo ra những chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất – kinh doanh và phục vụ đời sống. Với những quy định ảnh hưởng ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển lĩnh vực dịch vụ trong thời gian tới. Những phân tích cụ thể chính sách thu hút FDI của các quốc gia trong một số lĩnh vực như ngân hàng, viễn thông, du lịch,...

Chứng kiến các dự án đầu tư từ các nước vào Việt Nam như với Singapore là 1.643 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 38 tỉ USD, trong đó dịch vụ chiếm 40% tổng đầu tư các ngành. Hiện nay nguồn vốn FDI của Singapore đầu tư vào Việt

Nam đang có xu hướng tăng mạnh. Lượng vốn FDI của Singapore đã được rót 18 trong tổng số 21 ngành kinh tế của Việt Nam trong đó tập trung nhiều nhất ở ngành công nghiệp chế biến, kinh doanh bất động sản. Một dự án đầu tư của Singapore có quy mô trung bình khoảng 22,7 triệu USD. Hầu hết các tỉnh thành ở nước ta đều được Singapore trải vốn trong đó TP.HCM đứng đầu với 799 dự án, đứng thứ 2 là Hà Nội với 256 dự án và số đầu tư khoảng 4,65 tỉ USD. Malaysia đứng thứ hai trong số các nước ASEAN về lượng vốn FDI rót vào Việt Nam. Với 547 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đầu tư đăng kí đạt 13,9 tỷ USD. Tuy xét về số lượng dự án cũng như tổng số vốn đều thua Singapore, nhưng vốn FDI của nước này cũng đạt được kết quả nhất định. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập là cơ hội lớn về đầu tư và thương mại cho các nước thành viên và nước ngoài. Sau hiệp định TPP, Thái Lan càng đầu tư vào Việt Nam hơn bao giờ hết. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, FDI của Thái Lan đạt 9 tỷ USD, có 459 dự án đầu tư vào Việt Nam. Các đại gia Thái Lan xem lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo được là thị trường màu mỡ nhất. Tiếp theo, là lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Cuối cùng là các ngành bán lẻ, xây dựng…AEC được thành lập mới đây chính là cơ hội để Thái Lan thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam – nhân công rẻ, dân số trẻ, xu hướng tiêu dùng hiện đại. [Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2017]

Trong những năm gần đây, nguồn vốn đầu tư vào khu vực dịch vụ đạt mức kỷ lục, tổng vốn đầu tư trong năm của lĩnh vực dịch vụ đã lên đến hàng chục tỷ USD. Đặc biệt, năm 2008 lĩnh vực dịch vụ đã thu hút được 27 tỷ USD với 544 dự án, sự gia tăng này một phần do Việt Nam sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, các chính sách thu hút thông thoáng hơn, một môi trường đầu tư cạnh tranh hơn.

Việc thu hút thêm nguồn vốn FDI vào ngành giao thông vận tải và bưu điện là cần thiết. Thời gian qua, ngành này cũng đã thể hiện ưu thế trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư, phát triển giao thông vận tải và hệ thống thông tin – bưu điện đã tạo điều kiện để môi trường đầu tư của Việt Nam hấp dẫn hơn.

Vai trò quan trọng của hệ thống tài chính – ngân hàng là không thể phủ nhận được, tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư vào ngành này ở Việt Nam còn thấp chỉ với 75 dự án. Trong tương lai, Việt Nam cần có những cơ chế – biện pháp thích hợp để phát huy sức mạnh và tính cạnh tranh của ngành.

Mặt khác, việc mở cửa thị trường dịch vụ sẽ gia tăng khả năng tiếp cận các công nghệ hiện đại từ các nước phát triển vào Việt Nam. Bởi vì, thông qua con đường thương mại, dịch vụ, những công nghệ mới, hiện đại được hình thành ở các quốc gia phát triển có thể đến với Việt Nam và Việt Nam có thể hưởng lợi từ chính hoạt động nghiên cứu và phát triển (R & D). Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thực hiện chuyển giao công nghệ mới vào Việt Nam, thông qua nhiều kênh khác nhau: hợp đồng chuyển giao, trang bị thiết bị mới thông qua triển khai dự án đầu tư, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác liên doanh… Thông qua con đường thu hút FDI, Việt Nam có thể tham gia ngày càng đầy đủ hơn vào nền kinh tế thế giới, với chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Mở cửa thị trường dịch vụ sẽ thúc đẩy đa dạng hoá về công nghệ, đẩy nhanh tiến bộ khoa học – công nghệ Việt Nam. Tất nhiên, sự chuyển giao đó phải được tuân thủ theo đường xoắn ốc: Tăng cường thương mại – dịch vụ sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và triển khai công nghệ, và công nghệ lưu chuyển lại dẫn đến tăng cường thương mại, bởi vì nó sáng tạo ra những cách thức kinh doanh mới. Tập trung vào các dịch vụ quan trọng, thúc đẩy trao đổi kiến thức và kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài có thể tác động mạnh mẽ đến việc chuyển giao công nghệ và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển..

2.2.2. Thu hút FDI từ ASEAN vào Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ ở một vài dựán điển hình án điển hình

Lĩnh vực phân phối

Khu vực ASEAN là một thị trường với 625 triệu dân và GDP hàng năm gần 3.000 tỷ USD. Quan hệ thương mại giữa các thành viên, cũng như các quốc gia khác ngoài khu vực này rất cao, theo đó trên 99% dòng thuế của ASEAN là 0%. Các doanh nghiệp tại Việt Nam bán hàng hóa sang các nước thành viên của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút đầu tư TRỰC TIẾP từ HIỆP hội các QUỐC GIA ĐÔNG NAM á vào VIỆT NAM TRONG LĨNH vực DỊCH vụ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)