6. Kết cấu luận văn
2.1. Giới thiệu chung về Hiệp hội quốc gia Đông Na mÁ và dịch vụ
2.1.1. Tổng quan phát triển của các quốc gia Đông Nam Á
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày 8/8/1967 thông qua Tuyên bố ASEAN, hay còn gọi là Tuyên bố Bangkok, được ký bởi ngoại trưởng 5 nước thành viên sáng lập là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
Trải qua hơn 50 năm tồn tại, cho tới nay ASEAN đã mở rộng bao gồm tồn bộ 10 quốc gia ở Đơng Nam Á, trong đó Brunei gia nhập năm 1984, Việt Nam năm 1995, Lào và Myanmar năm 1997 và Campuchia năm 1999. Hiện ASEAN có trụ sở ban thư ký đặt tại Jakarta, Indonesia. Chức Tổng thư ký được luân phiên nắm giữ giữa các quốc gia thành viên theo thứ tự tên chữ cái tiếng Anh. Kể từ cuối năm 2008 khi Hiến chương ASEAN có hiệu lực, mỗi năm ASEAN tổ chức hai cuộc họp thượng đỉnh cấp nguyên thủ quốc gia để bàn thảo các vấn đề quan trọng đối với khu vực. Ngồi ra hàng năm ASEAN cịn tổ chức hàng trăm cuộc họp ở các cấp khác nhau nhằm tăng cường hợp tác ở các lĩnh vực khác nhau giữa các quốc gia thành viên. Một trong nhưng điểm nổi bật là xu hướng tăng cường liên kết chặt chẽ trong phạm vi khu vực. ASEAN là một trong những ví dụ điển hình về việc thực hiện từng cấp bậc hội nhập ngày càng chặt chẽ hơn giữa các thành viên. Các nhà lãnh đạo của các nước thành viên đã đưa ra tuyên bố thành lập AEC vào cuối năm 2015. Nhưng để đạt được mục tiêu và nội dung cụ thể trong quá trình hợp tác giữa 10 quốc gia châu Á này cũng là một vấn đề đầy khó khăn. Vì vậy, các nhà hoạch địch chính sách cần đóng vai trị quan trọng trong kết nối các doanh nghiệp tư nhận tại ASEAN. Điều này đặt ra nhiều thách thức đối với các nước thành viên trong khu vực. ASEAN được hình thành với ý tưởng ban đầu là thúc đẩy phát triển kinh tếm xã hội và văn hóa khu vực giữa các thành viên. Tuyên bố ASEAN bao gồm 5 mục tiêu chính.Một là, xúc tiến hỗ trợ và hợp tác lân nhau trong lĩnh vực kinh tế, chính
trị, văn hóa, kỹ thuật và hành chính.Hai là, liên kết hướng đến mục tiêu hỗ trợ các
thành viên trong giáo dục, nghiên cứu chuyên ngành, kỹ thuật và quản trị. Ba là,
phối hợp hiệu quả để xúc tiến nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực như nông nghiệp, công nghiệp, mở rộng thương mại, phát triển giao thông và truyền thông.
Bốn là, xúc tiến nghiên cứu Đông Nam Á. Năm là, hợp tác trong ngoại giao khu
vực và quốc tế và khai thác các con đường lớn mới cho hợp tác chặt chẽ hơn giữa các nước trong khu vực.
Về kinh tế, đến nay ASEAN đã cơ bản hồn tất các cam kết về hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA), với hầu hết các dòng thuế đã được giảm xuống mức 0-5%. Kim ngạch thương mại nội khối hiện đạt khoảng 300 tỷ USD và chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN. Ngoài ra hiện ASEAN cũng thúc đẩy hợp tác kinh tế trên nhiều lĩnh vực khác như đầu tư (thông qua thỏa thuận về Khu vực đầu tư ASEAN - AIA), cơng nghiệp, nơng nghiệp, tài chính, giao thơng vận tải, hải quan, thông tin viễn thông… ASEAN cũng coi trọng đẩy mạnh thực hiện mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN, nhất là thông qua việc triển khai Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) về hỗ trợ các nước thành viên mới (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam). Mặt khác, ASEAN cũng đã tích cực tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại với các đối tác bên ngồi thơng qua việc đàm phán thiết lập các khu vực mậu dịch tự do (FTA) với hầu hết các nước đối thoại của ASEAN, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand.
Khu vực ASEAN đã và đang là một điểm đến tin cậy và ngày càng hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài nhờ một số yếu tố lợi thế cụ thể như:
(i) Kinh tế của khu vực duy trì ổn định và tăng trưởng nhanh. Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn khó khăn, ASEAN hiện vẫn là một trong những khu vực tăng trưởng cao, ổn định (GDP bình quân trong 3 năm gần đây đạt trên 5%);
(ii) Khu vực có nhiều lợi thế cạnh tranh thu hút FDI. Với thị trường nội khối có quy mơ lớn (hơn 600 triệu dân), tầng lớp tiêu dùng trung lưu đang tăng lên mạnh mẽ, nguồn lao động dồi dào với chi phí thấp, nhiều rào cản thuế quan, phi thuế quan được xóa bỏ dần (các thuế suất đang giảm về 0%), ASEAN sẽ là sự lựa chọn lý tưởng đối với các nhà đầu tư nước ngoài cả trong, ngoài khu vực. Nhiều tập đồn cơng nghệ lớn có xu hướng dịch chuyển đầu tư sản xuất đến các quốc gia ASEAN mới nổi…
(iii) AEC chính là nơi giao thoa của nhiều thoả thuận thương mại song phương và đa phương. Các nhà đầu tư vào ASEAN có cơ hội tiếp cận các thị trường quy mô lớn và đang phát triển mạnh như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ, EU qua các hiệp định thương mại - đầu tư trong khuôn khổ AEC và giữa ASEAN và các nước đối tác trên.
(iv) AEC tạo môi trường đầu tư thông thoáng và hội nhập. Đến nay, hơn 80% trong danh sách “Top 500” công ty lớn nhất trên tồn cầu (theo tạp chí Fortunes) đã có mặt ở ASEAN. Các TNC lớn đã và đang tiếp tục mở rộng đầu tư của mình tại khu vực. Các chính sách thu hút đầu tư của ASEAN đã dần phù hợp với thông lệ quốc tế.
(v) Ủy ban Điều phối Đầu tư (CCI) – Hội đồng khu vực đầu tư ASEAN (AIA) trong thời gian qua liên tục tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, đẩy mạnh thu hút đầu tư cụ thể như: các cuộc họp thường niên về giám sát theo dõi thực hiện Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) để báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM), xây dựng cổng website xúc tiến đầu tư cho cả khu vực (http://investasean.asean.org); tăng cường quảng bá, nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp nước ngồi về các lợi ích, cơ hội do ACIA mang lại.v.v…
Kể từ khi có Hiệp định ACIA, FDI rịng vào khu vực tăng bình quân hàng năm trên 12%. Lượng vốn FDI vào khu vực ASEAN tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tốt trong những năm gần đây, giá trị FDI ròng từ 47,9 tỷ USD năm 2009 tăng lên đến hơn 136,2 tỷ USD năm 2014 (Số liệu của ASEAN Investment Statistics).
Tuy nhiên, mọi tiến bộ của ASEAN trong tương lai đều phụ thuộc vào việc Hiệp hội có thể vượt qua được những hạn chế và thách thức cịn tồn tại hay khơng. Có thể nói, đến nay, ASEAN vẫn là một hiệp hội khá lỏng lẻo, tính liên kết khu vực cịn thấp trong khi vẫn tồn tại sự khác biệt lớn về chế độ chính trị-xã hội và trình độ phát triển giữa các nước thành viên. ASEAN cịn bị chỉ trích vì có nhiều chương trình hợp tác nhưng kết quả thực hiện còn hạn chế; tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động cồng kềnh, kém hiệu quả. Việc ASEAN duy trì “Phương thức ASEAN” cũng bị chỉ trích là một cản trở đối với việc phát huy vai trị của tổ chức này. Ngồi ra, nhiều mâu thuẫn vẫn còn tồn tại trong ASEAN, tiêu biểu như tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia. Những mâu thuẫn này tiếp tục làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến đoàn kết, hợp tác và uy tín của ASEAN. [15]
2.1.2. Các cam kết về đầu tư trong khuôn khổ hợp tác đầu tư tại ASEAN
2.1.2.1. Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA)
Hiệp định khung của Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) được các bộ trưởng ASEAN ký kết vào 07/10/1998 tại Manila trong bối cảnh nhận thức được tầm quan trọng của FDI đối với phát triển của từng quốc gia thành viên và sự phát triển của khu vực này như một khu vực đầu tư thống nhất nói chung. Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN đã tạo nên một bước ngoặt trong tư duy và tầm nhìn của các nhà lãnh đạo ASEAN về vai trị của đầu tư khu vực. Cũng theo AIA, nhằm tăng cường thúc đẩy dòng vốn đầu tư tự do hơn trong khu vực tạo nên một khu vực hấp dẫn nhất, các nước đã quyết tâm hướng đến những quy định đầu tư được đơn giản hóa thơng qua minh bạch các quy tắc, thủ tục cũng như các chính sách điều hành về đầu tư.
2.1.2.2. Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)
Nằm trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC Blueprint, 2009), Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) đã được xây dựng trên nền tảng hai hiệp định đầu tư trước đó là Hiệp định AIA và Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN (IGA). Hiệp định ACIA được ký kết vào tháng 02/2012 và có hiệu lực từ ngày 29/03/2012, với các trụ cột là: bảo hộ đầu tư; tạo
thuận lợi và hợp tác đầu tư; thúc đẩy môi trường đầu tư và tăng cường nhận thức; và tự do hóa đầu tư. ACIA đã đưa ra các định nghĩa liên quan tới khu vực đầu tư ASEAN một cách tồn diện hơn và có các biện pháp cụ thể nhằm tự do hóa đầu tư, bảo hộ đầu tư, xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư nhằm đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư, đảm bảo nguyên tắc về đối xử quốc gia cung như nâng cao nhận thức của ASEAN về một mơi trường đầu tư khu vực mang tính thống nhất.
2.1.2.3 Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS)
Ngày 15/12/1995: Các nước ASEAN ký Hiệp định Khung về Dịch vụ của ASEAN (AFAS). Hiệp định AFAS với các nội dung tương tự Hiệp định Chung về Thương mại Dịch vụ của WTO làm tiền đề cho các vịng đàm phán từng bước tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các nước ASEAN. Từ năm 1996 – 2015: Các nước ASEAN đã tiến hành đàm phán và đưa ra 9 Gói cam kết về dịch vụ, 6 Gói cam kết về dịch vụ tài chính và 8 Gói cam kết về dịch vụ vận tải hàng không. Với Mục tiêu tự do hóa trong khn khổ AFAS đã được nêu trong Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC (AEC Blueprint). AEC Blueprint đặt ra các yêu cầu về tự do hóa đối với cả 4 phương thức cung cấp dịch vụ là: Phương thức 1 – Cung cấp dịch vụ qua biên giới, Phương thức 2 – Tiêu dùng ở nước ngoài, Phương thức 3 – Hiện diện thương mại, và Phương thức 4 – Hiện diện thể nhân. Tuy nhiên, các Gói cam kết trong khn khổ Hiệp định AFAS chỉ đề cập đến 3 Phương thức 1,2,3 còn Phương thức 4 được tách ra đàm phán riêng trong Hiệp định về di chuyển thể nhân ASEAN (MNP) vào năm 2012.
2.1.3. Tổng quan phát triển lĩnh vực dịch vụ tại ASEAN
Hiện nay, khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tại các nước ASEAN ngày càng lớn với những nhóm ngành dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ thương mại, dịch vụ sản xuất. Sự sẵn có và chất lượng của một số ngành dịch vụ, chẳng hạn như du lịch, tài chính, giáo dục,... đang trực tiếp ảnh hưởng đến đạt được các mục tiêu xã hội và phát triển. Tương tự như vậy, sự phát triển của một số khu vực dịch vụ mang theo mình các tác động về mặt xã hội như việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển con người, bình đẳng giới và nhiều hơn nữa. Dịch vụ là một thành phần có tầm
quan trọng ngày càng tăng trong đầu ra kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Dịch vụ tiếp tục nhận được tỉ trọng đáng kể trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của bất kỳ nước nào. Với những tiến bộ nhanh chóng trong cơng nghệ thơng tin và truyền thông (ICT) kể từ những năm 1990, cũng như sự hiệu quả của việc vận tải hành khách và hàng hóa qua biên giới quốc gia gia tăng, sự đa dạng của các ngành và khối lượng dịch vụ được cung cấp qua biên giới đang tăng với tốc độ cao. Ngày càng có nhiều người sang ASEAN để sử dụng dịch vụ du lịch, giáo dục và y tế, cũng như để cung cấp dịch vụ từ xây dựng đến phát triển phần mềm. Giống vậy, ngày càng có nhiều giao dịch kinh doanh và chuyển dự án dịch vụ như thiết kế kỹ thuật và tư vấn thị trường tài chính được thực hiện qua kênh điện tử như internet và những mạng lưới truyền thơng khác. Vì thế, khơng ngạc nhiên khi thương mại và đầu tư trực tiếp ASEAN (FDI) trong lĩnh vực dịch vụ đã tăng trưởng nhanh hơn trong lĩnh vực hàng hóa một vài thập kỷ trở lại đây.
Trong khối ASEAN, ngân hàng là lĩnh vực hấp dẫn dịng vốn FDI từ nước ngồi vào và đang trong xu thế phát triển cao. Cụ thể như Myanma, sau 50 năm đóng cửa và bị thống trị bởi quân đội, quốc gia này hy vọng thu hút FDI vào lĩnh vực ngân hàng. Ngân hàng của nhiều nước như Oxtraylia, Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc, Singapore và Thái Lan cũng đã thâm nhập vào thị trường này. Chính phủ Myanma đã cấp giấy phép cho OCBC và UOB của Singapore, ANZ Banking Group, Thái Lan Bangkok Bank, Mitsubishi UFJ Financial Group, Sumitomo Motsui Financial Group và Mizuho Financial Group.
Bảo hiểm cũng là lĩnh vực mà nhiều doanh nghiệp trong khu vực ASEAN đẩy mạnh phát triển trong nước và đầu tư sang các nước thành viên khác. Ví dụ như Muang Thai Life Assurance (MTL) có kế hoạch bắt đầu triển khai các sản phẩm bảo hiểm tại Campuchia, và tập đoàn này bắt đầu hoạt động ở ngoài Thái Lan bắt đầu từ năm 2017. MTL cùng với Belgium-based Ages đã ký thỏa thuận với ngân hàng thương mại quân đội thành lập liên doanh để kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.
Xây dựng, bất động sản cũng là lĩnh vực phát triển thu hút nhiều dự án FDI tại ASEAN. Đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại ASEAN cũng được dự đốn tăng
trưởng, bởi vì các nhà đầu tư nước ngồi đang tìm kiếm các thị trường thay thế đối với dòng vốn gián tiếp vào thị trường này.
Trong số 10 quốc gia thành viên ASEAN, có một số nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế vào hàng nhanh nhất thế giới như Philippines và Việt Nam, với mức tăng hàng năm hơn 6%. Sự kết hợp giữa dân số hơn 620 triệu người và một nền kinh tế khu vực hơn 2,6 nghìn tỷ USD mang lại cho ASEAN một tiềm năng đầu tư khổng lồ. Theo dự báo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đến năm 2020, ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới. [23]
Mặc dù vậy, Bloomberg nói rằng sự hội nhập giữa các nền kinh tế trong ASEAN vẫn còn một chặng đường dài để đi. Các doanh nghiệp trong khu vực vẫn đối mặt với những hạn chế, cho dù đã có một chiến lược được vạch ra vào năm 2020 như một lộ trình nhằm xóa bỏ các hàng rào thương mại và thiết lập một thị trường chung cho phép dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ và lao động.
GDP của ASEAN đã tăng lên mức khoảng 2,6 nghìn tỷ USD vào năm 2016, tương đương nền kinh tế Anh, từ mức chỉ 37,6 tỷ USD vào năm 1970. Theo dự báo của BMI Research, kinh tế ASEAN sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm 2018, trong đó Myanmar, Việt Nam và Philippines sẽ là những nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất khu vực. Nếu như trước đây, tại nhiều quốc gia ASEAN, dịch vụ chưa thực sự được chú trọng thì đến nay các quốc gia đã chuyển mình với các chính sách tập trung phát triển, thu hút FDI vào mục tiêu tự do hóa đầu tư và tăng trưởng về quy mơ dịng vốn này, mang đến hướng tiến bộ hơn do tạo lập khung chính sách FDI nhằm thúc đẩy gắn kết với trách nhiệm xã hội và tăng trưởng. Chính điều này đã tạo ra những thách thức đối với các chính phủ trong q trình điều chỉnh chính sách liên quan đến FDI đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, làm thế nào để xúc tiến đầu tư có trách nhiệm và cải thiện thực tiên đầu tư quốc tế
2.2. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ giai đoạn 2010-2017