6. Kết cấu luận văn
3.2. Giải pháp tăng cường thu hút FDI từ hiệp hội các quốc gia Đông Na mÁ
3.2.3. Xâydựng quy hoạch ngành, vùng kinh tế phù hợp với mục tiêu phát
lĩnh vực dịch vụ
Bộ Kế hoạch đầu tư cần kết hợp với các Bộ, Ban, ngành hữu quan khác nhằm tiến hành rà soát, xây dựng quy hoạch vùng, dịch vụ chủ lực trên cơ sở gắn kết với mục tiêu, phương hướng phát triển của ngành. Bộ cần phải đưa ra một chiến lược cụ thể thu hút bao nhiêu vốn cho phát triển dịch vụ, đẩy mạnh thu hút từ những đối tác nào, ưu tiên thu hút vốn vào địa phương nào, vùng nào, nguồn vốn sẽ được sử dụng vào lĩnh vực nào.
Thứ nhất, một chiến lược rõ ràng không chỉ giúp các ban, ngành trực thuộc,
các địa phương xác định cụ thể được mục tiêu, chiến lược thu hút FDI, mà còn tạo sự rõ ràng, minh bạch cho các nhà đầu tư ASEAN trước khi quyết định đầu tư. Trên cơ sở chiến lược và quy hoạch đã đề ra, Bộ sẽ cùng các địa phương xây dựng các dự án trọng điểm để ưu tiên thu hút vốn. Danh mục các dự án trọng điểm được đưa ra dựa trên đề xuất của các địa phương và những đánh giá nghiên cứu của cơ quan quản lý đầu tư ASEAN của Bộ ngành liên quan. Việc xây dựng danh mục các dự án đầu tư trọng điểm sẽ góp phần hạn chế hiện tượng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, gây lãng phí nguồn vốn, đồng thời tạo điều kiện phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương. Đặc biệt, cần có chiến lược thu hút hiệu quả theo vùng, miền, địa phương nhận đầu tư, qua đó đẩy mạnh ưu tiên thu hút nguồn vốn vào các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa, tránh hiện tượng phân bổ nguồn vốn không đồng đều. Đối với một số khu vực tiềm năng cần thu hút vốn đầu tư phát triển dịch vụ một cách đồng đều như Khánh Hịa, Quảng Bình, Phan Thiết cho ngành du lịch cũng như kinh doanh bất động sản. Đối với một số thành phố có mật độ dân cư lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng cần được phát huy dòng vốn FDI vào ngành ngân hàng, bảo hiểm,...
Thứ hai, trên cơ sở phân loại các ngành được ưu tiên, cần có chính sách ưu tiên kèm theo ưu đãi tài chính có điều kiện.Cụ thể, có thể giảm giá thuê đất đối với dự án phát triển dịch vụ mang lợi nhuận cao hơn, ưu đãi thuế nhất định đối với các dự án thuộc ngành dịch vụ ưu tiên.
Thứ ba, cần tiến hành kiểm tra, đánh giá lại ngành dịch vụ như du lịch, tài chính,... có khả năng trở thành mũi nhọn, từ đó có những hỗ trợ kịp thời và hiệu quả.Việc lựa chọn ngành mũi nhọn cần gắn với lợi thế vùng mà Việt Nam đang có. Cụ thể, với vị trí địa lý và tiềm năng về công nghệ, nhân lực của Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đã lựa chọn được các ngành mũi nhọn, cần xác định các nền tảng cần được ưu tiên tập trung thu hút đầu tư phát triển trong ngành công nghiệp phụ trợ.
Thứ tư, xây dựng quy hoạch phát triển vùng kinh tế phù hợp.Quy hoạch hợp lý, khoa học, có thể phát huy được tính nội lực gắn với tiến trình hội nhập, nâng cao sức cạnh tranh và tính hiệu quả của nền kinh tế. Cần công bố rộng rãi các quy hoạch được phê duyệt và đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư. Đối với khía cạnh xã hội, cần xây dựng chính sách khuyến khích, thu hút FDI vào phát triển hạ tầng kỹ thuật, phát triển khu đơ thị, xây dựng các cơng trình phúc lợi xã hội… Đối với khía cạnh sản xuất, cần tập trung nguồn vốn FDI hướng tới các lĩnh vực dịch vụ ưu tiên cho các hoạt động dịch vụ tạo giá trị gia tăng hay ưu tiên cho các dự án đầu tư công nghệ cao. Đặc biệt, trong lĩnh vực phát triển dịch vụ liên kết, cần nghiên cứu đưa ra mơ hình liên kết ngang, hình thành các doanh nghiệp vệ tinh, cung ứng dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI hướng tới quốc tế… Để phát triển đồng đều và bền vững các khu vực và thành phần kinh tế, Việt Nam cần xây dựng một quy hoạch tổng thể cho phát triển kinh tế vùng và liên kết vùng, có tính đến các yếu tố về dân cư, vị trí địa lý trong nước và khu vực, môi trường tự nhiên, bối cảnh mới của cạnh tranh và hội nhập quốc tế,v.v...
Hiện tại, FDI đã có mặt ở tất cả các tỉnh và thành phố trong cả nước và có tính tập trung cao vào các địa bàn đơ thị lớn và các vùng đã có cơ sở hạ tầng và điều kiện kinh tế thuận lợi. Về mặt tích cực, những khu vực tập trung FDI cao phát triển trở thành những địa phương tiên phong và là đầu tàu kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo hiệu ứng tràn sang các khu vực lân cận. Theo đó, tình trạng mất cân đối vùng miền là điều cần chấp nhận đánh đổi để đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh cho toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay đang gia tăng tình trạng các địa phương vì chạy đua thành tích về số lượng FDI thu hút mà vượt rào cho các nhà đầu tư quá
nhiều ưu đãi, cạnh tranh thu hút FDI giữa các địa phương với nhau gây ra tình trạng mất đoàn kết giữa các địa phương, cản trở liên kết vùng, FDI mang nặng tính cục bộ.
Học tập kinh nghiệm từ Trung Quốc và Malaysia, Trung Quốc thay vì thu hút FDI vào tất cả các địa phương, Trung Quốc thực hiện thí điểm tại một số địa phương ven biển. Trong đó, Trung Quốc tập trung đầu tư một cách tồn diện về hệ thống chính sách, cơ sơ hạ tầng, nguồn nhân lực,v.v... để phát triển kinh tế tại các địa phương này. Trung Quốc cũng chủ trương “không cào bằng”, chấp nhận có tỉnh phát triển sớm, kéo các tỉnh khác phát triển sau. Việc lựa chọn địa điểm thí điểm cũng được Trung Quốc nghiên cứu rất chiến lược: chọn các địa phương ven biển, cửa ngõ xâm nhập các thị trường lớn nói tiếng Hoa. Kết quả là đến nay ngồi việc các địa phương thí điểm tăng trưởng mạnh mẽ và tự chủ về kinh tế, Trung Quốc đã hình thành được một hệ thống liên kết vùng mà trung tâm là các địa phương thí điểm, trải dọc các tỉnh ven biển và kéo dài theo biên giới phía nam. Trong khi đó, Malaysia, với chủ trương dịch vụ hóa, đã xây dựng khu Siêu hành lang đa phương tiện với trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại để tập trung phát triển dịch vụ tại khu vực nhất định, đồng thời vẫn có những chính sách ưu đãi đặc biệt cho các khu vực có điều kiện kém thuận lợi hơn để đảm bảo phát triển kinh tế giữa các vùng lãnh thổ không bị chênh lệch quá lớn. [9]