Nhân tố ảnh hưởng thu hút FDI từ ASEAN vào Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút đầu tư TRỰC TIẾP từ HIỆP hội các QUỐC GIA ĐÔNG NAM á vào VIỆT NAM TRONG LĨNH vực DỊCH vụ (Trang 63 - 71)

6. Kết cấu luận văn

2.2. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam

2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng thu hút FDI từ ASEAN vào Việt Nam

2.2.3.1. Thực trạng cơ chế chính sách thu hút FDI

Về lĩnh vực đầu tư, Việt Nam thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư, đầu tư có điều kiện và cấm đầu tư với một số lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu phát triển. Về lĩnh vực khuyến khích đầu tư, chính sách của Việt Nam là ưu tiên, khuyến kích phát triển các ngành dịch vụ đóng góp vào mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Về điều kiện các dự án hưởng ưu đãi, theo Luật Đầu tư 2014 cũng thay đổi theo hướng minh bạch hơn. Quy định này hướng tới khuyến khích các nhà đầu tư ASEAN thực hiện các dự án quy mơ lớn nhằm đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập, đời sống người lao động; chính sách này cũng thúc đẩy các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vụ đóng góp tích cực hơn cho phát triển khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng dự án, thực hiện phát triển bền vững về kinh tế, các dự án có đóng góp trực tiếp cho giải quyết việc làm ở khu vực nơng thơn.

Về chính sách ưu đãi thuế, bao gồm những ưu đãi về thuế suất và thời gian miễn giảm thuế thể hiện rõ định hướng của nước ta trong thu hút FDI từ các nước trong khối ASEAN tới ngành dịch vụ nhằm thực hiện mục tiêu phát triển. So sánh với khung hệ thống chính sách FDI trong lĩnh vực dịch vụ tồn cầu, cấp độ chính sách thu hút FDI của Việt Nam có thể được đánh giá là tương đối hoàn thiện về các văn bản pháp luật quy định cũng như hiệu quả của các chính sách.

Việt Nam đã nỗ lực hoàn thiện và cải tiến thủ tục hành chính theo hướng thơng thống và hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư, tuy nhiên vẫn cịn có nhiều vấn đề chưa rõ ràng, không thống nhất, và nhiều kẽ hở.Những thay đổi này mang ý nghĩa rất tích cực trong việc làm rõ ràng và bổ sung các quan điểm, chính sách hợp lý của Việt Nam về đầu tư nước ngồi, từ đó thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước

ngoài chưa đầu tư vào Việt Nam và làm vững tâm các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang đầu tư vào Việt Nam. Đến Luật đầu tư sửa đổi năm 2014, có thể thấy, các quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài đã được nới rộng rất nhiều, trong đó:

Nhìn chung, các thay đổi về thủ tục hành chính của Việt Nam là tương đối cạnh tranh so với một số quốc gia khác:

Bảng 2.4. Bảng so sánh những quy định về cấp phép đầu tư và hình thức đầu tư của Việt Nam với một số quốc gia Đơng Nam Á

Quốc gia Hình thức cơng ty và lĩnh vựchoạt động Quy định về cấp phép đầu tư

Việt Nam

Mở rộng quyền cho doanh nghiệp tự lựa chọn hình thức đầu tư, cho phép doanh nghiệp 100% vốn, trừ một số lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm;

Được chuyển đổi sang công ty cổ phần, được tự do lựa chọn đối tác đầu tư.

Một số lĩnh vực chỉ cần đăng ký đầu tư, còn lại vẫn phải xin phép đầu tư;

Phân cấp cho địa phương, khu công nghiệp cấp phép đối với dự án đầu tư nhỏ và vừa.

Trung Quốc

Doanh nghiệp 100% vốn FDI phải xin phép, chỉ ở trong lĩnh vực định hướng xuất khẩu; Một số lĩnh vực quy định mức đầu tư tối thiểu trong nước;

Được chuyển đổi hình thức đầu tư; được tự lựa chọn hình thức đầu tư.

u cầu có giấy phép đầu tư; Phân cấp cho địa phương xét dự án nhỏ và vừa;

Thành lập trung tâm dịch vụ đầu tư nước ngoài một cửa ở nhiều địa phương.

Malaysia

Chỉ cho phép doanh nghiệp 100% vốn FDI đối với dự án định hướng xuất khẩu, còn hạn chế đối với các lĩnh vực khác

Mọi dự án FDI đều phải xin phép thời hạn từ 6 – 8 tuần hoặc dài hơn.

Thái Lan

Không hạn chế đầu tư vào các linh vực; Doanh nghiệp được tự lựa chọn hình thức đầu tư, trừ một số ít lĩnh vực cấn hay hạn chế FDI.

Chỉ yêu cầu giấy phép nếu muốn hưởng chính sách khuyến khích; Nhà đầu tư chỉ phải đăng ký với Bộ thương mại và Cục thuế

Phillipin

Cho phép doanh nghiệp 100% vốn FDI rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, chỉ hạn chế tỷ lệ tối đa vốn FDI đối với một vài lĩnh vực;

Nhà đầu tư tự lựa chọn đối tác trong nước

Chỉ yêu cầu giấy phép nếu muốn hưởng chính sach khuyến khích (thời gian 3 tuần);

Các thủ tục đầu tư khác thực hiện giống như các nhà đầu tư trong nước (chỉ cần đăng ký)

Indonesia

Một số ít lĩnh vực cấm doanh nghiệp 100% FDI;

Nhà đầu tư được tự do lựa chọn hình thức đầu tư và lĩnh vực đầu tư (trừ một số ít ngành nhạy cảm)

Quy trình phức tập, tình trạng tham nhũng phổ biến trong quá trình cấp phép đầu tư; Đòi hỏi sự đồng ý của Tổng thống nếu dự án trên 100 triệu USD;

Cần nhiều loại giấy phép sau khi doanh nghiệp được cần phép đầu tư.

(Nguồn: Tổng hợp từ Luật đầu tư 2014 Việt Nam, Santander Trade Portal, 2016)

Tuy nhiên, việc điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung văn bản pháp luật liên quan đến FDI nói chung và trong lĩnh vực dịch vụ nói riêng, tạo tâm lý e ngại của nhà đầu tư về môi trường đầu tư không ổn định của Việt Nam. Điều này được thể hiện qua các văn bản pháp luật liên tục được sửa đổi và bổ sung liên quan đến 300 loại giấy phép đầu tư ở Việt Nam; hay việc Luật Đầu tư nước ngồi 1987 được hình thành chỉ trong 9 tháng và sửa đổi hai lần trong 5 năm, tiếp đó các Luật thay thế được ban hành như Luật đầu tư nước ngoài, luật đầu tư năm 1996, 2000, 2005, 2014. Trung bình 4 năm lại có sự thay đổi hoặc điều chỉnh về luật đầu tư.

Bên cạnh đó, sự khơng rõ ràng trong một số khái niệm, cụm từ giữa các văn bản luật khiến các nhà đầu tư lúng túng trong việc thực hiện. Ví dụ như, khái niệm khác nhau về “đầu tư mới” và “đầu tư mở rộng” trong luật đầu tư và luật liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo Luật Đầu tư và Nghị định 109/2006 NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đầu tư, các dự án được ưu đãi thuế TNDN là các dự án “đầu tư mới và mở rộng”. Nhưng theo Luật Thuế TNDN và Nghị định 124/2008 NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN thì thuế TNDN chỉ được ưu đãi đối với các “doanh nghiệp thành lập mới”. Các quy định và hướng dẫn của các cơ quan chức năng kém thống nhất, thậm chí chồng chéo, mẫu thuẫn trong thực thi; một số quy định pháp luật chỉ có tính định hướng, dẫn đến nhận thức và triển khác nhau… là kẽ hở để các doanh nghiệp lách luật, và đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự gia tăng của vấn nạn tham nhũng.

Về hình thức đầu tư, Việt Nam áp dụng đa dạng hóa các hình thức đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư ASEAN lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp nhất với đặc điểm lĩnh vực mà họ muốn hoạt động kinh doanh, với quy mơ vốn và mục đích

đầu tư. Về lĩnh vực thu hút đầu tư, đã chuyển việc quản lý dự án, lĩnh vực đầu tư theo hình thức danh mục khuyến khích đầu tư sang hạn chế đầu tư. Thay vì quy định chung chung các danh mục khuyến khích đầu tư như trước đây, hiện nay danh mục hạn chế đầu tư đã quy định rõ ràng những địa bàn, hình thức đầu tư, các ngành, các lĩnh vực không được phép đầu tư. Khi sử dụng danh mục này, các nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư vào bất kỳ dự án, lĩnh vực nào không thuộc danh mục hạn chế đầu tư, qua đó lĩnh vực đầu tư được mở rộng hơn rất nhiều và cũng tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trọng quá trình làm thủ tục đăng ký đầu tư.Về thời gian thực hiện thủ tục hành chính, mặc dù đã có nhiều cải thiện, nhưng các nhà đầu tư vẫn cho rằng việc giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh của Việt Nam còn khá chậm chạp. So với các quốc gia khác trong khu vực, thời gian giải quyết thủ tục nộp thuế TNDN ở VIệt Nam lâu hơn nhiều (mất tới 350 giờ/năm, với 13 tháng thanh toán/năm).

2.2.3.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng ảnh hưởng thu hút FDI

Đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư ASEAN. Cơ sở hạ tầng phát triển tạo thuận lợi cho việc vận chuyển, liên lạc, có tác động đến hầu hết các quy trình trong một dự án đầu tư, nhờ đó giúp nhà đẩu tư giảm chi phí, nâng cao năng lực sản xuất cũng như lợi nhuận đạt được.

Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển cơ sở hạ tầng trong việc thu hút đầu tư ASEAN, trong những năm qua các nước ASEAN đã có nhiều đầu tư đáng kể để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trong nước. Việt Nam đã xây dựng sân bay quốc tế, cảng biển, hệ thống đường cao tốc và viễn thông, thông tin liên lạc... đến cả những vùng khó khăn nhất của đất nước. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã duy trì mức đầu tư hạ tầng khoảng 10% GDP, cao hơn so với mức trung bình 7% của các nền kinh tế Đơng Nam Á. Mức đầu tư này đã góp phần nhanh chóng mở rộng nguồn cung cơ sở hạ tầng và cải thiện khả năng tiếp cận sử dụng. Bên cạnh những nguồn vốn chủ yếu đầu tư cho cơ sở hạ tầng như nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, Việt Nam cũng nỗ lực huy động các nguồn ngoài ngân sách khác như vay tín dụng ưu đãi, BOT, chuyển nhượng quyền thu phí, phát hành trái phiếu cơng trình… Những chính sách

này đã góp phần làm giảm đáng kể chi phí hậu cần, viễn thông trong hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngồi. Bên cạnh đó, Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành đã từng bước xóa bỏ bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài về tiếp cận đất đai, nghĩa vụ tài chính khi trả tiền thuê đất, quyền và nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất đai…

Các vùng được ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng tập trung nhiều ở khu vực xung quanh hai vùng đồng bằng chính (Đồng bằng sơng Cửu Long 22%, Đồng bằng sơng Hồng 18%, Đông Bắc 18%, Tây Nguyên 14%). Hạ tầng giao thông và hạ tầng khu công nghiệp được đầu tư và khuyến khích đầu tư nhiều nhất. Trong cơ cấu đầu tư hạ tầng giao thông theo ngành, đường bộ chiếm đến 88%, tiếp đến là hàng hải 6%, đường sắt 3%, hàng không 2%, và đường thủy nội địa 1%. Vốn đầu tư cho hạ tầng các khu công nghiệp chiếm đến trên 50% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Thành công trong phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn qui mơ nhỏ là nét chính trong những thành tựu xóa nghèo và phát triển mang tính bao trùm của Việt Nam. Tuy nhiên, đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam thực chất ít về giá trị tuyệt đối, lại bị dàn trải nên hệ thống hạ tầng vẫn ở mức lạc hậu trong các quốc gia Đông Nam Á. Theo Khảo sát của Ban Thư Ký Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2009, có đến 87,8% doanh nghiệp nước ngồi đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng tầng của Việt Nam ở mức kém và rất kém. [Báo đầu tư, 2016]

2.2.3.3. Thực trạng của nguồn nhân lực ảnh hưởng thu hút FDI

Ngày nay, các dự án FDI không chỉ tập trung vào sản xuất nguyên liệu đầu vào, mà còn đầu tư vào dịch vụ, đặc biệt còn mở rộng sang nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ mới. Do vậy, bên cạnh việc tận dụng những lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, thì việc xây dựng đội ngũ lao động, cán bộ có trình độ ngày càng trở nên quan trọng.Tuy nhiên, hiệu quả chính sách phát triển nguồn nhân lực này vẫn bị đánh giá là vẫn khơng đáp ứng u cầu của q trình đổi mới và phát triển: chất lượng giáo dục thấp, hiệu quả giáo dục thấp, mất cân bằng, không tương xứng giữa các cấp độ và vùng miền trong giáo dục, đội ngũ giáo viên yếu kém và chất lượng thấp, cơ sở hạ tầng cho trường học gặp nhiều khó khăn, quản lý giáo dục kém, hệ thống giáo dục nặng về thi cử và bệnh thành tích,v.v…. Mặc dù Việt Nam

đã có nhiều cải cách về giáo dục và đào tạo, nhưng nhìn chung chính sách phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam và chính sách phát triển nguồn nhân lực phục vụ khu vực FDI mới chỉ tập trung theo chiều rộng và chưa chú trọng đến chiều sâu về chất lượng. Đội ngũ lao động của Việt Nam mới chỉ được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao về sự chăm chỉ và chi phí lao động thấp.

Chính phủ nhận thức và đang nỗ lực giảm bớt khoảng cách về phát triển nguồn nhân lực có chất lượng. Việt Nam đã và đang triển khai nâng cao chất lượng lao động và mở ra nhiều cơ hội việc làm và nhu cầu đối với lao động có trình độ cao và trung cấp được mong đợi là gia tăng. Chính phủ nỗ lực tiếp tục cải thiện giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các nhà tuyển dụng. Họ cũng cần phải tập trung và sự chênh lệch kỹ năng của người lao động nhằm di chuyển lao động tự do hơn mà không làm ảnh hưởng tới kế hoạch phát triển quốc gia. Ở các trường cao đẳng, đại học, số giảng viên có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ cịn q ít (chỉ chiếm khoảng 10% tổng số cán bộ giảng dạy). Phương thức đào tạo chậm đổi mới, chất lượng đào tạo thấp. Bên cạnh đó, ngân sách cho giáo dục cịn nhiều hạn chế. Mặc dù ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo tăng lên qua các năm (năm 2010 tỷ lệ % GDP chi cho giáo dục đào tạo gấp đôi năm 2000), nhưng vấn không thể đảm bảo đủ yêu cầu về số lượng và chất lượng. Chính sách huy động và phân bổ nguồn lực cho giáo dục chưa hợp lý giữa các địa phương.

2.2.3.4. Thực trạng chính sách tạo điều kiện cho q trình tư nhân hóa ảnh hưởng thu hút FDI

Việt Nam đã bắt đầu thực hiện tư nhân hóa từ những năm 2000 bằng cách một mặt giải thể các doanh nghiệp nhà nước có quy mơ nhỏ và kém hiệu quả, mặt khác chủ trương sáp nhập các doanh nghiệp nhà nước thành các doanh nghiệp lớn, với mục tiêu bao trùm là “bảo toàn và phát triển” vốn nhà nước trong các DNNN. Điều này được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật như Hiến Pháp 1992, Hiến pháp sửa đổi 2013, Luật dân sự 2005, Luật dân sự 2015. Quy định về quản lý vốn nhà nước, trong đó xác định lại nhà nước với tư cách là nhà đầu tư, phân tách quyền sở hữu và điều tiết vốn nhà nước, được thể chế hóa trong Nghị định 73 năm 2000, và sửa đổi trong Nghị định 199 năm 2004. Năm 2005, chính phủ ban hành chính sách mới về đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phép 49% sở hữu vốn nước ngoài trong các DNNN. Chủ yếu là do nhà nước cần vốn nên bán 10% - 30% cổ phần của

DNNN nhưng vẫn muốn giữ quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp. Để đẩy mạnh cổ phần hóa, chính phủ ban hành Nghị định 59/2011/NĐ-CP năm 2011, và được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 189/2013/NĐ- CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phẩn. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, sự kiểm soát của nhà nước trong q trình tư nhân hóa vẫn q lớn, làm cản trở q trình tư nhân hóa. Có khá nhiều trường hợp sau khi cổ phần hóa xong, nhà nước vẫn nắm giữ đến trên 90% (như Lilama cịn 98%, Tổng Cơng ty Hàng Khơng Việt Nam 95,5%, Tổng công ty Xăng dầu 94,9%, Tổng Công ty Thép 93,9%, Cảng hàng không 92%,…). Như vậy, về bản chất doanh nghiệp khơng có gì thay đổi. Đây cũng là một trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút đầu tư TRỰC TIẾP từ HIỆP hội các QUỐC GIA ĐÔNG NAM á vào VIỆT NAM TRONG LĨNH vực DỊCH vụ (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)