Xu thế của các FTA hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của EVFTA đến XUẤT KHẨU NÔNG sản của VIỆT NAM SANG EU (Trang 25 - 30)

1.1.5.1. FTA là một xu thế không thể đảo ngược

Kể từ khi Hiệp ƣớc chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) đƣợc ký kết năm 1948, tự do hóa thƣơng mại đã trở thành một xu thế ngày càng lớn mạnh và không thể đảo ngƣợc trên toàn thế giới. Cùng với những thỏa thuận đƣợc ký kết trên phạm vi toàn cầu trong khuôn khổ của WTO, toàn cầu hóa đã từng là một xu thế chủ đạo thu hút sự tham gia của rất nhiều các quốc gia và các nền kinh tế trên thế giới đi đầu là các cƣờng quốc nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Đức…Toàn cầu hóa nói riêng và tự do hóa thƣơng mại nói chung đã trở thành một xu thế của toàn cầu.

FTA đang trở thành một xu thế không thể đảo ngƣợc trong thƣơng mại quốc tế. Toàn cầu hóa đã dần dần mất đi vị thế chủ đạo của mình trong quan hệ thƣơng mại giữa các quốc gia do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân trực tiếp là thế giới liên tiếp phải trải qua những cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhƣ khủng hoảng dầu lửa năm 1970, khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997…Hậu quả của các cuộc khủng hoảng kinh tế này càng trở nên khủng khiếp và khó bị ngăn chặn

hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế khi mà các nền kinh tế luôn có sự móc xích và phụ thuộc vào nhau, khiến cho không một quốc gia đơn lẻ nào có thể thoát khỏi cũng nhƣ tự mình ngăn chặn đƣợc tác động xấu từ bên ngoài. Trong bối cảnh đó, nhiều nền kinh tế đã không còn mặn mà với toàn cầu hóa mà hƣớng sự quan tâm tới các chính sách bảo hộ mậu dịch, ngăn chặn tác động từ bên ngoài. Một nguyên nhân thứ hai là để có đƣợc một thỏa thuận thống nhất trên phạm vi toàn cầu, để dung hòa đƣợc lợi ích của hơn 200 nền kinh tế trên thế giới với những lợi thế cạnh tranh khác nhau trong khuôn khổ WTO là điều không hề đơn giản. Nguyên nhân thứ ba là sự thất bại liên tiếp của thỏa thuận đƣợc WTO khởi xƣớng, điển hình là sự thất bại của vòng đàm phán Doha, do không tìm đƣợc tiếng nói chung giữa các nƣớc với những lợi ích kinh tế khác nhau, thậm chí là trái ngƣợc nhau. Điều này khiến các quốc gia cảm thấy bế tắc và cần một hƣớng đi mới cho tự do hóa thƣơng mại. Trong khi tất cả đều nhất trí rằng tự do hóa thƣơng mại là tất yếu thì vấn đề nảy sinh là tự do hóa bằng cách nào trong bối cảnh toàn cầu hóa đã bộc lộ những nhƣợc điểm của nó. Trong bối cảnh đó, FTA đã trở thành một giải pháp hiệu quả đƣợc các quốc gia lựa chọn nhằm khắc phục những hạn chế của toàn cầu hóa. Nó đang ngày càng trở nên phổ biến và cho thấy đƣợc những ƣu việt của mình.

So với toàn cầu hóa, FTA có đƣợc nhiều ƣu điểm mà các quốc gia tìm đến. Thứ nhất, các nƣớc có thể dễ dàng đạt đƣợc thỏa thuận với một hoặc một nhóm các nƣớc khác hơn là phải có sự đồng thuận của toàn bộ các thành viên của WTO. Thứ hai, FTA cho phép các nƣớc tự do lựa chọn đối tác của mình dựa trên cơ sở lợi ích so sánh của đôi bên, do đó các nƣớc sẽ có nhiều động lực hơn trong quá trình tham gia ký kết. Thứ ba, do không phải chịu sự ràng buộc của quá nhiều bên tham gia nên các quy định trong FTA thƣờng chi tiết hơn và đi vào các vấn đề cụ thể hơn một quy định chung của WTO. Thứ tƣ, FTA cho phép hình thành các khu vực tự do kinh tế giữa các nƣớc có vị trí địa lý gần nhau, có điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế- xã hội tƣơng đồng nhau, do đó có nhu cầu xích lại gần nhau hơn. Vì những lý do nêu trên mà FTA đang trở thành một xu thế toàn cầu trong những năm trở lại đây.

1.1.5.2. Các giai đoạn phát triển của FTA trên thế giới

Có thể xem xét xu hƣớng phát triển của FTA trên thế giới qua hai giai đoạn: giai đoạn trƣớc năm 1995 và giai đoạn sau năm 1995. Ta lấy năm 1995 làm mốc phân chia giữa hai giai đoạn vì đây là năm WTO ra đời, cùng với đó là những chuyển biến trong quan hệ thƣơng mại giữa các nƣớc diễn ra trên quy mô toàn cầu.

- Giai đoạn trƣớc năm 1995:

Đây là giai đoạn mà FTA trên thế giới đã bƣớc đầu đƣợc phát triên dựa trên những quy định chung về mậu dịch tự do của GATT và sự đi xuống của xu thế toàn cầu hóa. Theo thống kê thì trong giai đoạn từ trƣớc năm 1995, trên thế giới có tổng cộng 41 FTA đƣợc ký kết, điều này cho thấy một xu thế ngày càng phổ biến về việc đàm phán và ký kết các FTA.

Đặc điểm của các FTA trong giai đoạn này là nó chỉ xoay quanh việc cắt giảm thuế cho thƣơng mại hàng hóa mà hầu nhƣ ít quan tâm tới các vấn đề thƣơng mại dịch vụ, hầu nhƣ không đề cập tới các vấn đề về cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, môi trƣờng…Tuy nhiên chính trong giai đoạn này lại hình thành nên các FTA khu vực rất quan trọng, định hình nên bản đồ các khu vực kinh tế trên thế giới nhƣ: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA, 1994), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA, 1992), Khu vực kinh tế châu Âu (EEA)…

- Giai đoạn sau năm 1995:

Giai đoạn sau năm 1995 đánh dấu một bƣớc chuyển biến quan trọng trong xu hƣớng phát triển FTA trên thế giới cả về chất và lƣợng. Về số lƣợng thì sau năm 1995 chứng kiến một tốc độ phát triển đáng kinh ngạc về số lƣợng các FTA ra đời, điều này đƣợc thể hiện qua biểu đồ dƣới đây:

Hình 1.1: Số lƣợng các FTA có hiệu lực qua các năm

(Nguồn: WTO gateway)

Biểu đồ thống kê quá trình phát triển của các FTA1 trên thế giới đƣợc ghi nhận lại bởi WTO trong giai đoạn từ năm 1948 đến đầu năm 2019 trên các chỉ số sau: Số lƣợng các FTA có hiệu lực, số lƣợng các thông báo FTA có hiệu lực lên WTO, số lƣợng các thông báo về hàng hóa, dịch vụ và gia nhập các FTA lên WTO ghi nhận lại qua các năm. Ta chú ý đến đƣờng tổng số FTA có hiệu lực đã tăng vọt kể từ đầu những năm 90 của thế kỷ trƣớc và không ngừng tăng nhanh về số lƣợng cho tới ngày nay. Tính đến đầu năm 2019, số lƣợng FTA có hiệu lực đã lên tới 292 FTA, gấp 7 lần so với con số FTA của năm 1995, điều này phản ánh đúng xu thế tự do hóa thuong mại trên thế giới. Cùng điểm lại một số cột mốc quan trọng trong giai đoạn này, năm 2004 mặc dù chỉ có 9 FTA mới đƣợc ký kết nhƣng 2004 có thể đƣợc xem là năm bản lề quan trọng khi có sự tham gia của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới, góp phần tạo ra một cú hích lớn cho xu hƣớng của thế giới. Tiêu biểu trong số đó là các FTA đƣợc ký kết giữa Hàn Quốc và Chile, Trung Quốc và Ấn Độ,

1

Trong đồ thị là các RTA, nhưng theo dùng của WTO thì RTA bao gồm cả các FTA song phương, đa phương và hỗn hợp, nên trong luận văn sẽ dùng thuật ngữ là FTA.

Singapore với Nhật Bản, Singapore với Hoa Kỳ…Giai đoạn 2008-2009 cũng là thời kỳ bùng nổ của các FTA khi lần lƣợt có thêm 15 và 13 FTA mới đƣợc ký kết, một điều khá thú vị là kết quả này lại đi ngƣợc lại với tâm lý bảo hộ nổi lên giữa lúc kinh tế thế giới đang trải qua một cuộc đại khủng hoảng 2007-2008. Điều này càng cho thấy nhu cầu gắn kết của các nền kinh tế là vô cùng to lớn.

Từ biểu đồ ta còn rút ra đƣợc một đặc điểm thứ hai về sự chuyển biến trong nội dung ký kết FTA giữa các nƣớc trong thời gian gần đây. Dựa vào số lƣợng các thông báo lên WTO về hàng hóa và dịch vụ ta nhận thấy rằng nếu so với giai đoạn trƣớc năm 1995 hầu nhƣ không có thông báo nào về dịch vụ lên WTO thì giai đoạn từ sau năm 1995 trở lại đây, sô lƣợng các thông báo này đã tăng lên rõ rệt. Tiêu biểu là các năm 2006 (10 thông báo về dịch vụ so với 17 thông báo về hàng hóa), năm 2008 (11 thông báo về dịch vụ so với 17 thông báo về hàng hóa), năm 2009 (16 thông báo về hàng hóa dịch vụ so với 18 thông báo về hàng hóa). Sự tăng lên về tỷ trọng các thông báo về dịch vụ của các FTA lên WTO phản ánh một thực tế là các thỏa thuận về dịch vụ ngày càng đƣợc chú trọng nhiều hơn trong khuôn khổ các FTA. Nội dung của FTA không còn chỉ dừng lại ở mục tiêu cắt giảm thuế hàng hóa nhập khẩu giữa các nƣớc mà tự do hóa thƣơng mại về dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng trong phạm vi quy định của các FTA.

1.1.5.3. FTA thế hệ mới – xu hướng mới trong ký kết các FTA

FTA thế hệ mới đang trở thành xu thế mới trong ký kết các HĐTM trên thế giới. Những năm trở lại đây chứng kiến một bƣớc chuyển mình mới trong xu hƣớng phát triển của các FTA trên thế giới. Một khái niệm mới về FTA ra đời đƣợc gọi với tên gọi là FTA thế hệ mới. Các FTA thế hệ mới này có đặc điểm là có phạm vi điều chỉnh rộng hơn các FTA thông thƣờng và vƣợt ra ngoài khuôn khổ của WTO. Không những quy định về thƣơng mại hàng hóa, dịch vụ, nó còn có những quy định về cạnh tranh, sở hữu trí tuê, môi trƣờng, hành chính công…Mặt khác, mức độ cam kết tự do hóa của nó cũng cao hơn các FTA thông thƣờng, điển hình là mức cắt giảm thuế quan cho hàng hóa nhập khẩu là rất ƣu đãi. Một đặc điểm khác nữa là nó liên kết các nền kinh tế nằm cách xa nhau chứ không chỉ giữa những nền kinh tế gần kề nhau hay trong cùng một khu vực nhƣ trƣớc. Tiêu biểu kể đến nhƣ các FTA

giữa Hoa Kỳ và Chile, EU và Thái Lan, Việt Nam và Nhật Bản, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP)…

Nếu nhƣ trƣớc đây chỉ có các nƣớc hoặc vùng lãnh thổ có vị trí gần kề nhau và có trình độ phát triển tƣơng đƣơng nhau có những thỏa thuận thƣơng mại tự do thì gần đây các FTA còn đƣợc ký kết giữa các nƣớc ở những vị trí xa nhau và trình độ phát triển chênh lệch. Các nƣớc phát triển tìm thấy lợi ích khi ký FTA với nhóm nƣớc đang phát triển và ngƣợc lại. Lý giải cho điều này có thể dùng tới lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo. Các nhóm nƣớc phát triển và đang phát triển có cơ cấu hàng xuất khẩu bổ sung cho nhau, một bên có thế mạnh là hàng thành phẩm, công nghệ cao còn một bên là hàng bán thành phẩm, hàng nông nghiệp, thủy sản…Do đó không cạnh tranh với nhau mà bổ sung cho nhau trong tiến trình phát triển. Mặt khác, trong khi các nƣớc phát triển tìm đƣợc thị trƣờng tiêu thụ dồi dào ở các nƣớc đang phát triển, không ít trong số đó là các thị trƣờng đông dân nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ…thì các nƣớc đang phát triển cũng nhận đƣợc không ít những ƣu đãi do FTA mang lại để thâm nhập thị trƣờng đối tác. Hơn nữa, họ còn nhận đƣợc rất nhiều những cơ hội thu hút đầu tƣ, viện trợ, đổi mới công nghệ…trong hoạt động thƣơng mại với nhóm nƣớc phát triển. Do đó, các FTA kiểu mới xuất hiện ngày càng nhiều trong thời gian gần đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của EVFTA đến XUẤT KHẨU NÔNG sản của VIỆT NAM SANG EU (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)