Việt Nam và EU từ lâu đã thiết lập mối quan hệ thƣơng mại lâu dài. Hai bên đều tìm thấy ích lợi trong quan hệ hợp tác với bên kia. Các mặt hàng của Việt Nam và EU có tính bổ sung cho nhau, tận dụng đƣợc những lợi thế so sánh của mình trong quan hệ với đối tác. Không những thế, EU còn xem Việt Nam nhƣ cầu nối để thâm nhập vào thị trƣờng ASEAN và ngƣợc lại, Việt Nam cũng dần dần mở rộng quan hệ hợp tác của mình ra toàn khối EU. Mối quan hệ thƣơng mại giữa hai bên ngày càng đƣợc củng cố.
2.2.1.1. Quan hệ thương mại Việt Nam - EU
Trong những năm trở lại đây, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU không ngừng tăng trƣởng. Đặc biệt từ sau khi có động thái đàm phán ký kết EVFTA vào năm 2010, thƣơng mại song phƣơng giữa Việt Nam và EU có một bƣớc chuyển biến mạnh mẽ. Kể từ đó đến này, Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên liên tục lập những kỷ lục mới, năm sau cao hơn năm trƣớc. Mặc dù EVFTA cho đến nay vẫn chƣa chính thức có hiệu lực, nhƣng những hoạt động xúc tiến bên lề đã có tác động rất tích cực tới việc xúc tiến thƣơng mại giữa hai bên.
Hình 2.5: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thƣơng mại giữa Việt Nam và EU-283 giai đoạn 2005 -2015.
(Nguồn: Eurostat,2019)
Dựa vào biểu đồ thống kê xuất nhập khẩu Việt Nam – EU giai đoạn 2005 – 2015 ta thấy: cả kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều có sự tăng trƣởng trong giai đoạn này. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu tăng chậm hơn do đó cán cân thƣơng mại không ngừng đƣợc nới rộng. Đặc biệt từ sau năm 2010, tổng giá trị xuất khẩu sang EU của Việt Nam đã có bƣớc nhảy vọt từ mức 9,63 tỉ Euro lên 13 tỉ Euro năm 2011 (tƣơng ứng với mức tăng 35%). Đến năm 2015, xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã đạt 29,98 tỉ Euro, gấp 3,1 lần so với mức của năm 2010.
2.2.1.2. Tổng quan tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU
Việt Nam duy trì đƣợc thặng dƣ thƣơng mại hàng nông sản với EU trong một thời gian dài. Tuy nhiên, thặng dƣ này có đƣợc chủ yếu là do khối lƣợng xuất khẩu lớn, còn xét về mặt giá trị thì hàng nông sản Việt Nam chƣa mang lại giá trị cao cho ngƣời nông dân. Điều này đƣợc thể hiện trong cơ cấu hàng xuất khẩu khi các mặt hàng thô chƣa qua chế biến và các mặt hàng thiết yếu khác chiếm một tỉ trọng rất lớn, trong khi nông sản đã chế biển xuất khẩu sang EU còn rất hạn chế. Điển hình nhƣ nhóm mặt hàng cà phê, cà phê chƣa rang xay nằm trong nhóm mặt hàng chiếm tỉ trọng xuất khẩu cao nhất (35% tỉ trọng về giá trị), trong khi đó cà phê
3
đã chế biến, cà phê rang xay chỉ chiếm 1% tỉ trọng về giá trị hàng nông sản xuất khẩu.
Hình 2.6: Tình hình xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam – EU-28 giai đoạn 2007 - 2017
(Nguồn:European Commission,2018)
Biểu đồ thống kê cán cân thƣơng mại EU - Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2017 cho hàng nông sản chia theo các nhóm chính. Dựa vào cán cân thƣơng mại có xu hƣớng nới rộng thâm hụt trong những năm trở lại đây trong quan hệ với Việt Nam, điều này còn đồng nghĩa với thặng dƣ thƣơng mại của Việt Nam ngày càng lớn. Đây có thể xem nhƣ thành quả lớn của nông sản Việt Nam trên con đƣờng tìm đến thị trƣờng EU trong thời gian vừa qua.