Dƣới đây ta sẽ tiến hành phân tích tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào EU dựa trên dữ liệu của Tổng cục thống kê trong giai đoạn từ 2010 – 2017. Ta sẽ lấy số liệu xuất khẩu vào 27 nƣớc EU (trừ Anh đang trong tiến trình đàm phán Brexit) cho các nhóm mặt hàng thuộc từ chƣơng 1 đến chƣơng 22 trong bảng danh mục mã HS của hải quan Việt Nam, chia ra thành ba nhóm hàng lớn là
sản phẩm từ động vật, sản phẩm từ thực vật và chế phẩm từ động thực vật tƣơng ứng với phần I, phần II và phần III trong bảng mã HS . Chi tiết các nhóm hàng hóa của từng chƣơng đƣợc đính kèm ở phụ lục 1 ở cuối bài viết.. Dƣới đây là bảng số liệu kèm biểu đồ xuất khẩu theo mã HS thu thập đƣợc:
Bảng 2.2: Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU theo mặt hàng giai đoạn 2010 – 2017
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê)
Cùng với đó, ta mô hình hóa bảng số liệu này bằng biểu đồ dƣới đây để tiện đánh giá số liệu:
Hình 2.7: : Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU theo mặt hàng giai đoạn 2010 – 2017
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê)
Tính chung trong giai đoạn từ 2010 -2017 xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU tăng 1543,64 triệu USD. Cùng trong thời gian đó chứng kiến sự tăng trƣởng về xuất khẩu của hầu hết các nhóm mặt hàng. Từ biểu đồ cho thấy có bốn nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam xuất khẩu vào EU có giá trị cao vƣợt bậc so với những nhóm hàng còn lại gồm có: nhóm hàng có mã HS 09 (cà phê, chè và gia vị) mã HS 08 (quả và quả hạch ăn đƣợc, vỏ quả thuộc loại cam quýt, các loại dƣa), mã HS 03 (cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm, động vật thủy sinh không xƣơng sống) và mã HS 16 (các chế phẩm từ thịt, cá hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thủy sinh không xƣơng sống), các nhóm hàng còn lại đa phần đều cho thấy sự tăng trƣởng nhƣng giá trị không cao (đều dƣới 100 triệu USD). Trong số bốn nhóm hàng dẫn đầu này chỉ có nhóm HS03 cho thấy sự suy giảm về giá trị xuất khẩu, nhƣng bù lại có một tín hiệu tích cực là nhóm mã HS16 là dạng chế biến của nhóm HS03 lại tăng. Điều đó cho thấy trong thời gian gần đây ta đã tích cực chuyển đổi theo hƣớng từ xuất khẩu thủy hải sản tƣơi sống
sang xuất khẩu thủy hải sản đã qua chế biến, giúp tăng giá trị hàng xuất khẩu. Theo dõi diễn biến xuất khẩu nông sản theo ba nhóm lớn có thể dễ dàng nhận thấy sự tăng trƣởng của hai nhóm là sản phẩm từ thực vật và các chế phẩm từ động thực vật, trong khi đó nhóm sản phẩm từ động vật có xu hƣớng suy giảm.
Hình 2.8: Tình hình xuất khẩu nông sản sang EU theo ba nhóm hàng chính giai đoạn 2010 - 2017
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê)
Nhƣ vậy qua phân tích số liệu kim ngạch xuất khẩu theo mã HS có thể rút ra một số nhận xét sau đây về tình hình xuất khẩu nống sản Việt Nam sang EU:
- Có bốn nhóm hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu vào EU bao gồm:
Nhóm cà phê, chè, gia vị: trên thực tế trong nhóm này mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là cà phê và hồ tiêu, chè cũng là một mặt hàng đƣợc xuất khẩu nhiều.
Nhóm trái cây: trong nhóm này chúng ta xuất khẩu nhiều các loại trái cây nhiệt đới nhƣ chuối, cam, quýt, dứa, chôm chôm…
Nhóm chế phẩm từ thủy hải sản.
- Phân theo nguồn gốc thì nông sản có nguồn gốc từ thực vật đƣợc xuất khẩu nhiều nhất vào EU và có xu hƣớng tăng. Nhóm nông phẩm có nguồn gốc từ động vật đƣợc xuất khẩu ít hơn và đang trên đà suy giảm trong dài hạn. Nhóm chế phẩm từ động thực vật bao gồm các mặt hàng từ nông sản đã đƣợc chế biến có tín hiệu tích cực khi giữ đƣợc đà tăng trƣởng liên tục.