Thị trƣờng nông sản nhập khẩu EU là một thị trƣờng rất cạnh tranh khi các nhà cung cấp lớn từ khắp nơi trên thế giới đều muốn khai thác. Bên cạnh những nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, Indonesia, Chile…còn có sự tham gia của những nƣớc phát triển với nền nông nghiệp hiện đại bậc nhất nhƣ Mỹ, Canada…Do đó, việc xác định đúng đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngành nông sản xuất khẩu Việt Nam. Ta sẽ phân tích đối thủ cạnh tranh trong một số nhóm hàng mũi nhọn mà Việt Nam có thế mạnh nhƣ hoa quả trái cây, lƣơng thực, cà phê…
2.2.4.1. Cà phê
Biểu đồ dƣới đây cho thấy tỉ trọng nhập khẩu cà phê theo nƣớc xuất khẩu vào EU năm 2017:
Hình 2.14.: Tỉ trọng nhập khẩu Cà phê theo nguồn tại EU năm 2017
Biểu đồ cho thấy Brazil là nguồn cung cấp cà phê lớn nhất cho EU với 28% tổng giá trị nhập khẩu năm 2017. Việt Nam xếp thứ hai với thị phần thấp hơn một chút đạt 22%. Cùng với Brazil, chúng ta đang cho thấy thế mạnh của mình tại thị trƣờng cà phê nhập khẩu tại EU khi ngoại trừ Brazil là nƣớc dẫn đầu, thị phần của cà phê Việt Nam vƣợt trội so với các nƣớc xuất khẩu khác nhƣ Colombia (6%), Honduras (6%), Ấn Độ (5%)…
Xuất khẩu cà phê Việt Nam vào EU có một số ƣu điểm và nhƣợc điểm nhất định khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Nƣớc ta có khi hậu thuận lợi cho cây cà phê phát triển, cùng với đó là nguồn lao động dồi dào, giá rẻ tạo cơ hội để hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu. Biểu đồ dƣới đây phản ánh giá của cà phê Việt Nam trong mối tƣơng quan với các đối thủ cạnh tranh:
Hình 2.15 : Giá cà phê xuất khẩu vào EU của một số ngƣớc giai đoạn 2010 – 2013
(Nguồn: European Commission)
Biểu đồ trên cho thấy giá cà phê của Việt Nam thấp tƣơng đối so với các đối thủ khác nhƣ Colombia, Brazil, Honduras…Trong giai đoạn từ 2010 – 2013 giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam có tăng từ 1,025 EUR/tấn năm 2010 lên thành 1,721/tấn EUR năm 2013 nhƣng vẫn thấp hơn khá nhiều giá cà phê của Colombia (4,485 EUR/tấn), Peru (4,175 EUR/tấn), Honduras (4,262 EUR/tấn), Brazil (3,560 EUR/tấn)…
Cà phê Việt Nam cũng bộc lộ nhiều điểm yếu nhƣ chất lƣợng chƣa cao. Giá rẻ là một lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam nhƣng nó cũng bắt nguồn từ một thực tế là cà phê Việt Nam chất lƣợng chƣa đƣợc tốt. Bên cạnh đó, chúng ta chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta có chất lƣợng và giá thành thấp hơn so với cà phê Arabica vốn đƣợc ƣa chuộng hơn tại EU. Vấn đề làm thƣơng hiệu của các doanh nghiệp Việt tại EU cũng chƣa đƣợc tốt, ngoại trừ Trung Nguyên là công ty tiên phong tạo dựng thƣơng hiệu tại EU thì chƣa thấy xuất hiện nhiều những thƣơng hiệu cà phê Việt Nam khác tại thị trƣờng này. Kênh phân phối cho cà phê Việt Nam cũng chƣa đa dạng khi đa phần đều dựa vào hình thức xuất khẩu gián tiếp thông qua một doanh nghiệp trung gian gom hàng và xuất khẩu cho doanh nghiệp nhập khẩu tại EU. Do đó, công tác nghiên cứu thị trƣờng là rất hạn chế, hạn chế sự phát triển của thị phần cà phê Việt.
2.2.4.2. Hồ tiêu
Cùng với Brazil, Việt Nam là một trong hai nƣớc dẫn đầu về xuất khẩu hồ tiêu vào EU:
Hình 2.16: Các nƣớc dẫn đầu xuất khẩu hồ tiêu vào EU năm 2017 (đơn vị: nghìn tấn)
Năm 2017, Việt Nam xuất khẩu 18,92 nghìn tấn hồ tiêu vào EU, đứng thứ hai và chỉ xếp sau Brazil với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 20,3 ngìn tấn. Tuy nhiên Brazil chủ yếu xuất khẩu hồ tiêu cả quả trong khi chúng ta xuất tới 7,9 nghìn tấn hồ tiêu xay. Điều đáng nói là không nhiều nƣớc xuất khẩu đƣợc hồ tiêu xay sang EU mà hơn 80% hồ tiêu nhập khẩu vào EU là hồ tiêu cả quả, trƣớc khi phía EU tự tiến hành chế biến. Ngoài Brazil, Indonesia và Ấn Độ là những nƣớc cũng có thị phần xuất khẩu hồ tiêu vào EU khi lần lƣợt cung cấp 7,39 và 4,5 nghìn tấn hồ tiêu cho thị trƣờng này. Trong giai đoạn 2013-2017, hàng năm xuất khẩu hồ tiêu xay của Việt Nam vào EU tăng 1% trong khi mặt hàng này của Ấn Độ xuất khẩu vào EU giảm 11% (CBI, 2018).
Hình 2.17: Biến động giá hồ tiêu tại EU giai đoạn 2013 – 2017
(Nguồn: Eurostat, 2018)
Biểu đồ lấy mức giá năm 2013 làm chuẩn và coi là 100%. Qua biểu đồ ta thấy giá hồ tiêu biến động khá mạnh. Đỉnh điểm là mức giá năm 2015 đạt gấp rƣỡi mức giá năm 2013, tuy nhiên giá đã giảm dần khi năm 2017 giá hồ tiêu chỉ gấp khoảng 1,2 lần mức giá năm 2013. Giá cũng dao động mạnh giữa các loại hàng với
chất lƣợng khác nhau từ 200-300 USD/tấn đến 2000 USD/tấn cho các loại hồ tiêu đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn thuốc trừ sâu. Trong đó hồ tiêu Việt Nam đƣợc đánh giá có chất lƣợng tốt, giá thành cao tuy nhiên không đồng đều khi có nhiều nhà cung cấp nhỏ lẻ, không kiểm soát đƣợc chất lƣợng, không đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn về thuốc trừ sâu.
2.2.4.3. Hoa quả, trái cây nhiệt đới
Bảng dƣới đây liệt kê các nƣớc dẫn đầu xuất khẩu hoa quả, trái cây nhiệt đới sang EU cùng khối lƣợng và thị phần:
Bảng 2.4: Các nƣớc dẫn đầu xuất khẩu hoa quả, trái cây nhiệt đới sang EU năm 2018
(Nguồn: Traces,2018)
Hai nƣớc thuộc khu vực Mỹ Latinh và Caribe là Ecuador và Cộng hòa Dominica là những nƣớc dẫn đầu xuất khẩu nhóm trái cây nhiệt đới sang EU. Tỉ trọng xuất khẩu của hai nƣớc này trong tổng giá trị nhập khẩu của EU năm 2018 lần lƣợt đạt 31,8% và 31%. Peru là nguồn hàng lớn thứ ba của EU khi giá trị hàng nhập khẩu từ quốc gia này đạt 17,3%. Điều đáng nói là cả ba nƣớc này đều thuộc khu vực Trung và Nam Mỹ. Tỉ trọng của các khu vực và quốc gia khác đều rất nhỏ dƣới 2% (duy chỉ có Colombia đạt 2,4% và cũng thuộc Nam Mỹ). Do đó, có thể thấy hoa quả nhiệt đới, quả hạch và gia vị mà EU nhập khẩu đa phần bắt nguồn từ Trung và Nam Mỹ.
Mặc dù là một nƣớc nhiệt đới, có điều kiện khí hậu thuận lợi nhƣng thị phần của hoa quả nhiệt đới Việt Nam vào EU còn khá hạn chế và khó cạnh trạnh đƣợc với các đối thủ khác đặc biệt từ Nam Mỹ. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới điều này nhƣ chất lƣợng trái cây còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn kỹ thuật của phía EU nhƣ tiêu chuẩn HACCP, Global GAP…Vị trí địa lý cũng là một yếu tố bất lợi đối với xuất khẩu trái cây Việt Nam so với các nƣớc gần với EU hơn nhƣ Mexico, Colombia…Thƣơng hiệu cho trái cây Việt Nam cũng chƣa đƣợc quan tâm xây dựng đúng mức, điều này dẫn tới trái cây Việt Nam chƣa có tên tuổi để nâng cao sức tiêu thụ của thị trƣờng.
2.2.4.4. Thủy hải sản
Thủy hải sản Việt Nam đã có đƣợc chỗ đứng nhất định tại thị trƣờng EU. Biểu đồ dƣới đây phản ánh tỉ trọng các quốc gia xuất khẩu nhóm mặt hàng này vào EU theo giá trị năm 2017:
Hình 2.18 : Tỉ trọng các nƣớc xuất khẩu thủy hải sản vào EU theo giá trị năm 2017
(Nguồn: Eurostat,2018)
Theo đó, cùng với Ecuador, Morocco thì Việt Nam là một trong ba nƣớc xếp thứ ba về giá trị thủy hải sản xuất khẩu vào EU khi cùng chiếm tỉ trọng 5% tổng giá
trị nhập khẩu của EU. Na-uy là nƣớc dẫn đầu xuất khẩu thủy hải sản vào EU với tỉ trọng vƣợt trội đạt 24%. Có đƣợc điều này vì Na-uy có thế mạnh về đánh bắt hải sản , trong đó xuất khẩu cá hồi là một mặt hàng mũi nhọn của quốc gia Bắc Âu này. Hơn nữa, Na-uy còn có vị trí thuận lợi khi tiếp giáp ngay phía bắc của EU, do đó trở thành nguồn nhập khẩu thủy hải sản lớn nhất cho thị trƣờng này. Trung Quốc là nƣớc xuất khẩu lớn thứ hai vào EU khi chiếm 7% tổng giá trị thủy hải sản nhập khẩu của EU. Cùng trong nhóm nƣớc dẫn đầu còn có Ai-len (4%), Ấn Độ (4%), Hoa Kỳ (4%), Argentina (3%), Nga (3%).
Trong nhóm thủy hải sản, Việt Nam có thế mạnh về mặt hàng cá khi có điều kiện đánh bắt và nuôi trồng thuận lợi. So với các đối thủ cạnh tranh, cá Việt Nam có chất lƣợng tốt, giá cả thấp hơn, có uy tín, dễ dàng vƣợt qua đƣợc các rào cản vệ sinh an toàn thực phẩm của EU. Một số loại cá xuất khẩu chính của Việt Nam có cá fillet, cá tra, cá basa…Trái ngƣợc với mặt hàng cá thì tôm của Việt Nam lại chƣa có đƣợc nhiều lợi thế tại thị trƣờng này khi giá thành và chất lƣợng tôm của Việt Nam có phần thất thế so với các nƣớc xuất khẩu khác, bên cạnh đó khả năng tiếp thị, làm thƣơng hiệu, phân phối của chúng ta cũng không đƣợc đánh giá cao. Các loại mực, bạch tuộc và thủy hải sản khác tuy đƣợc đánh giá là có tiềm năng nhƣng giá trị và tỉ trọng xuất khẩu vào EU còn khá khiêm tốn.
2.2.4.5. Gạo
Bảng dƣới đây thống kê danh sách các nƣớc dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào EU năm 2018 kèm khối lƣợng xuất khẩu và thị phần:
(Nguồn: Traces,2018)
Mặc dù Việt Nam luôn nằm trong số những nƣớc xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, nhƣng thị trƣờng EU dƣờng nhƣ còn khá xa lạ với chúng ta. Việt Nam không nằm trong số 9 nƣớc dẫn đầu xuất khẩu vào thị trƣờng này. Điều này có thể là do chất lƣợng hạt gạo của chúng ta chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cao của thị trƣờng EU hoặc công tác quảng bá, xúc tiến thƣơng mại chƣa thực sự đƣợc đẩy mạnh. Đây là một thực tế không mấy vui vẻ nhƣng cũng nói lên rằng chúng ta còn rất nhiều tiềm năng để chiếm lĩnh thị trƣờng gạo tại EU. Trong tốp những nƣớc dẫn đầu thì đã có tới 3 nƣớc của Đông Nam Á gồm có Thái Lan (đứng thứ 4, chiếm 4,9% thị phần), Campuchia (đứng thứ 5, chiếm 3,9% thị phần) và Lào (đứng thứ 9, chiếm 0,1% thị phần). Khá bất ngờ khi Hoa Kỳ lại là nhà cung cấp gạo hàng đầu cho EU và chiếm thị phần vƣợt trội so với các quốc gia khác. Sản lƣợng xuất khẩu gạo của Hoa Kỳ vào EU đạt 147,924 tấn và chiếm 68,5% thị phần.
Giá gạo Việt Nam cũng thƣờng thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh, điều này bắt nguồn từ chất lƣợng hạt gạo Việt Nam chƣa cao. Biểu đồ dƣới đây so sánh giá gạo thơm của Việt Nam với một số gạo khác cùng loại của Thái Lan và Campuchia vào tháng 5/2018:
Hình 2.19: Giá gạo thơm Việt Nam so sánh với giá gạo của đối thủ cạnh tranh 5/2018
(Nguồn: Live rice index,2018)
Biểu đồ cho thấy mặc dù có đƣợc sự ổn định về mặt giá cả nhƣng thực tế giá gạo Việt Nam đƣợc bán ở mức giá thấp hơn nhiều so với các loại gạo khác của đối thủ. Trong khi gạo thơm Việt Nam thƣờng dao động quanh ngƣỡng 550USD/tấn thì gạo loại B Pathumthani 100% của Thái Lan đƣợc bán ở mức giá gần 900USD/tấn, cao hơn là gạo Phka Malis 5% STX của Campuchia đƣợc bán tại mức giá đỉnh điểm vào cuối tháng 5/2018 đạt 1050 USD/tấn. Gạo loại B Hom Mali 100% của Thái đƣợc bán với mức giá cao nhất khi đạt gần 1200USD/tấn. Điều này cho thấy thị trƣờng đánh giá chất lƣợng gạo Việt Nam còn khá thấp, ảnh hƣởng nhiều tới giá trị hàng xuất khẩu của nƣớc taƢu đãi trong EVFTA cho hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU.
2.3. EVFTA và tác động tới xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU