2.3.2.1. Mức ưu đãi theo nhóm hàng
EU là thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam khi chiếm tới 18% sản lƣợng hàng xuất khẩu của nƣớc ta, trong đó có rất nhiều mặt hàng nông sản nhiệt đới đƣợc tiêu thụ tại thị trƣờng này. Tiềm năng của các loại nông sản Việt Nam tại thị trƣờng EU là rất lớn do EU không có khả năng sản xuất các giống cây trồng và vật nuôi nhiệt đới. Do đó, việc tận dụng những ƣu đãi của EVFTA để củng cố vị thế và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trƣờng này là rất quan trọng. Ngay sau khi EVFTA đƣợc ký kết, nhiều mặt hàng nông sản sẽ đƣợc giảm thuế về 0%, nhiều mặt hàng khác cũng sẽ đƣợc cấp hạn ngạch với thuế suất 0%. Đa phần các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất sang EU sẽ đƣợc giảm thuế về 0 – 5% trong vòng 7-10 năm sau khi hiệp định có hiệu lực.
Hình 2.20: Lột trình cắt giảm thuế cho một số nhóm hàng chính theo EVFTA
Biểu đồ trên phản ánh lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu mà EU dành cho hàng hóa Việt Nam trong vòng 7 năm sau khi EVFTA chính thức có hiệu lực. Mức cắt giảm thuế đƣợc tính trung bình cho những nhóm mặt hàng lớn nhƣ: hàng công nghiệp, thủy hải sản, hàng nông sản đã qua chế biến, nông sản chƣa qua chế biến. Dựa vào biểu đồ ta thấy đƣợc tất cả các nhóm hàng đều đƣợc hƣởng lợi từ EVFTA và đều có mức cắt giảm thuế rất cao. So sánh riêng giữa ba nhóm hàng nông sản và hàng công nghiệp thì mặt hàng nông sản đƣợc giảm thuế với lộ trình nhanh hơn hàng công nghiệp. Lộ trình giảm thuế của hàng công nghiệp giảm đều qua từng năm một và về 0% tại năm thứ 7. Điều này khác biệt so với ba nhóm hàng còn lại nhƣ thủy hải sản giảm mạnh từ mức 60,2% năm đầu đến 15,6% năm thứ ba, hay nông sản đã qua chế biến 37,2% năm đầu xuống còn 6,6% vào năm thứ ba. Riêng mặt hàng nông sản chƣa qua chế biến thì duy trì mức thuế suất ổn định ở mức thấp 1,4% đến năm thứ 7 thì xuống còn 1,1%. Điều này có thể là do áp lực đàm phán từ phía Việt Nam mong muốn EU sớm mở của thị trƣờng nông sản khi ký kết hiệp định, còn mặt hàng công nghiệp thì vẫn chƣa phải là thế mạnh của nƣớc ta. Tuy nhiên so với mặt hàng công nghiệp thì nhóm hàng nông sản luôn duy trì một mức thuế nhập khẩu nhất định tại cuối của lộ trình giảm thuế, đối với thủy hải sản là 1,9%, hàng nông sản đã qua chế biến là 2,1% và nông sản chƣa qua chế biến là 1,1%, cao hơn so với mức 0% của mặt hàng công nghiệp. Điều này có thể là do nhu cầu bảo hộ thị trƣờng nông sản của EU khi so với nhóm ngành công nghiệp, nông nghiệp lại là ngành dễ bị tổn thƣơng hơn bên phía đối tác.
2.3.2.2. Mức ưu đãi cho một số mặt hàng cụ thể
Các quy định về ƣu đãi thuế đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU đƣợc quy định tại chƣơng 2 “National Treatment and Market Access for Goods”. Trong đó những quy định cụ thể cho từng loại mặt hàng đƣợc quy định tại phụ lục 2- A “Reduction or Elimination of Customs Duties”. Danh mục hàng hóa sẽ chiếu theo phụ lục 2-A-1 là biểu thuế của EU và phụ lục 2-A-2 là biểu thuế của Việt Nam cùng có hiệu lực vào năm 2012. Ở đây, chúng ta sẽ quan tâm đến bốn nhóm mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nhƣ đã ở phân tích ở phần trƣớc là các nhóm: thủy hải sản tƣơi sống (mã HS03), hoa quả trái cây, vỏ cam quýt, dƣa
(mã HS08), cà phê, trà và gia vị (mã HS09), chế phẩm từ thịt, thủy hải sản đã qua chế biến (mã HS16) và một nhóm mặt hàng khác mặc dù chƣa có thị phần lớn tại EU nhƣng có tiềm năng là gạo.
Thủy hải sản tƣơi sống:
Đa phần mặt hàng trong nhóm này đƣợc xếp vào loại A và B3 trong biểu thuế nhập khẩu của EU. Theo đó những ƣu đãi mà nhóm hàng này nhận đƣợc sẽ nhƣ sau:
- Miễn thuế 100% đối với mặt hàng thuộc nhóm A ngay sau khi Hiệp định chính thức có hiệu lực.
- Miễn thuế dần đều trong vòng 4 năm đối với các mặt hàng thuộc nhóm B3 từ ngày Hiệp định chính thức có hiệu lực. Sau thời hạn 4 năm, thuế suất trở về 0.
Hoa quả trái cây, vỏ cam quýt, các loại dƣa:
Nhóm mặt hàng này đƣợc quy định trong chƣơng 8 biểu thuế nhập khẩu của EU. Đa phần các loại hoa quả trái cây thuộc nhóm này đều đƣợc xếp vào nhóm A tức là sẽ đều đƣợc miễn thuế nhập khẩu ngay sau khi Hiệp định chính thức có hiệu lực. Ngoài ra một số mặt hàng thuộc nhóm R75 và nhóm A+EP. Theo đó:
- Thuế suất của nhóm mặt hàng thuộc nhóm R75 sẽ đƣợc giảm dần trong vòng 10 năm sau khi Hiệp định chính thức có hiệu lực. Sau 10 năm, thuế suất đƣợc giữ không đổi. Cụ thể đƣợc quy định trong bảng sau:
Bảng 2.6: Lộ trình giảm thuế đối với mặt hàng thuộc nhóm R75
Năm Thuế nhập khẩu (EUR/tấn)
1 120 2 115 3 110 4 105 5 100 6 95
7 90
8 85
9 80
10 75
(Nguồn: EVFTA)
Thuộc nhóm R75 có một số mặt hàng trái cây thuộc họ chuối.
- Các mặt hàng thuộc nhóm A+EP sẽ đƣợc miễn thuế giá trị quảng cáo (Ad valorem) và chỉ miễn loại thuế này thôi ngay sau khi Hiệp định chính thức cố hiệu lực. Thuế giá trị quảng cáo là một loại thuế của EU đối với một số mặt hàng nhập khẩu mà mức thuế đƣợc quy định dựa theo giá trị hàng nhập khẩu chứ không có một tỉ lệ cố định. Nằm trong nhóm A+EP có một số loại trái cây thuộc họ cam, tranh, nho…
Cà phê, trà và các loại gia vị:
Tất cả những mặt hàng trong chƣơng 9 của biểu thuế nhập khẩu phía EU, tƣơng ứng là các loại cà phê, trà và gia vị đều đƣợc xếp vào loại A. Điều đó có nghĩa là nhóm hàng này của Việt Nam sẽ đƣợc miễn thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Nhóm chế phẩm từ thịt, thủy hải sản đã qua chế biến:
Những mặt hàng thuộc nhóm này đƣợc quy định trong chƣơng 16 biểu thuế nhập khẩu của EU. Đa phần các mặt hàng thuộc nhóm A tức là miễn thuế hoàn toàn ngày sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc nhóm B7. Ngoài ra còn có một số mặt hàng thuộc nhóm B3, B5 và TRQ. Theo đó, ngoại trừ nhóm B3 ta đã tìm hiểu từ trƣớc thì:
- Các mặt hàng thuộc nhóm B5 sẽ đƣợc giảm thuế dần đều trong vòng 6 năm từ ngày Hiệp định chính thức có hiệu lực. Sau thời hạn 6 năm, thuế suất trở về 0. Thuộc nhóm này có chế phẩm của một số loại cá nhƣ cá hồi, cá fillet… - Các mặt hàng thuộc nhóm B7 sẽ đƣợc giảm thuế dần đều trong vòng 8 năm
về 0. Thuộc nhóm này có chế phẩm của một số loại cá nhƣ fillet và thịt động vật nhƣ dê, cừu…
- Những mặt hàng thuộc nhóm TRQ sẽ đƣợc áp dụng chế độ hạn ngạch. Theo đó, tùy mặt hàng sẽ có chế độ hạn ngạch khác nhau. Mức thuế của hàng nhập khẩu nằm trong hạn ngạch sẽ về 0. Nằm trong nhóm này có một số chế phẩm từ hải sản nhƣ surimi, tuna…
Nhóm mặt hàng lúa gạo:
Nhóm mặt hàng này đƣợc quy định trong chƣơng 10 của biểu thuế nhập khẩu của EU. Theo đó thì ngoài lúa gạo (còn vỏ), lúa làm giống đƣợc phân vào nhóm A và đƣợc miễn thuế hoàn toàn khi Hiệp định có hiệu lực và gạo vụn đƣợc áp dụng lộ trình giảm thuế của nhóm B5 thì những loại mặt hàng khác đều thuộc nhóm TRQ, tức là áp dụng chế độ hạn ngạch. Trong đó có hai mức hạn ngạch đƣợc áp dụng là 20000 tấn/năm đối với các loại gạo, trấu và 30000 tấn/năm đối với các loại gạo tấm.
2.3.3. Đánh giá tiềm năng thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang
EU từ EVFTA
Theo cam kết trong EVFTA, mức ƣu đãi mà phía EU dành cho Việt Nam sẽ có tác động tới 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU ngay khi có hiệu lực, tƣơng ứng với việc cắt giảm 85,6% dòng thuế trong biểu thuế. Trong vòng 7 năm sau đó, EU sẽ xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu thuế, tƣơng ứng với 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại EU cam kết cấp hạn ngạch cho phía Việt Nam (TRQs) với thuế suất của hàng hóa trong hạn ngạch là 0%. Do đó, có thể thấy, mức độ cam kết của EVFTA là rất cao, những ƣu đãi mà hai bên dành cho nhau là rất to lớn. Đây là cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trƣờng này. EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có hiệp định. EU là thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ 2 của ngành nông sản, đặc biệt là hàng thủy sản và cà phê, là sản phẩm thế mạnh của Việt Nam.
Không nằm ngoài xu thế đó, nông sản sẽ là một trong những ngành hàng xuất khẩu đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định. Một số mặt hàng đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất nhƣ các loại quả hạt, rau củ… sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế sau khi EVFTA có hiệu lực. Một số mặt hàng khác sẽ đƣợc giảm thuế theo một lộ trình tối đa là 7 năm nhƣ thủy sản đƣợc xóa bỏ 50 % số dòng thuế ngay lập tức và 50% còn lại theo lộ trình 5-7 năm.
Từ những phân tích về những yếu tố tác động trong chƣơng 1 ta có những nhận xét về tiềm năng tăng trƣởng xuất khẩu nông sản Việt Nam nhƣ sau:
- Nghiên cứu cho thấy mức độ cắt giảm thuế càng sâu thì hiệu quả thúc đẩy tới xuất khẩu nông sản càng cao. Do đó, với việc đa phần các mặt hàng đƣợc giảm thuế nhập khẩu về 0% thì tiềm năng tăng trƣởng xuất khẩu là rất lớn. Tuy nhiên sẽ có sự khác biệt giữa các nhóm mặt hàng khác nhau. Nhóm hàng nông sản chƣa qua chế biến có mức thuế trung bình giảm từ 1.4% về 1.1% tức giảm 0.3% thì mức độ tác động có thể sẽ không thực sự rõ ràng. Nhóm hàng nông sản đƣợc thúc đẩy nhiều nhất là nông sản đã qua chế biến khi mức thuế trung bình giảm mạnh sau 7 năm từ 37.2% về 2.1% (giảm 35.1%). Các nhóm hàng hoa quả, hạt, rau quả nhiệt đới…mặc dù đa phần thuế giảm về 0% ngay lập tức nhƣng vốn dĩ mức thuế hiện tại đã thấp nên có thể tăng trƣởng xuất khẩu chậm hơn nhớm thủy hải sản đã qua chế biến có mức thuế hiện tại đang khá cao và có lộ trình giảm thuế chậm hơn.
- Khoảng cách địa lý: đƣợc xem là một yếu tố bất lợi cản trở thƣơng mại Việt Nam-EU do sự xa xôi về mặt địa lý. Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á trong khi đó EU nằm ở Tây và Nam Âu. Chỉ tính theo đƣờng chim bay từ Việt Nam tới Hà Lan nơi có cảng Rotterdam là đầu mối tập trung hàng nông sản nhập khẩu chủ yếu thì khoảng cách là gần 10.000 km. Nếu bay bằng đƣờng hàng không thì hết hơn 10 giờ bay, còn đi đƣờng biển hết khoảng 5 ngày. Do đó cần có biện pháp tạo thuận lợi cho giao thông vận tải hàng hóa sang EU đƣợc nhanh và hiệu quả nhất.
- Sự phù hợp trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam và EU: có thể nói Việt Nam và EU có một sự phù hợp lớn bổ sung cho nhau trong cơ cấu hàng xuất
khẩu. Trong khi hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là các loại hàng nông sản, thô sơ, ít qua chế biến thì EU xuất khẩu chủ yếu những mặt hàng công nghiệp, công nghệ cao và hàng đã qua chế biến. Do đó, EVFTA có thể nói là mang lại lợi ích cho đôi bên.
- Sự phù hợp của FTA với cơ cấu xuất khẩu: Việt Nam có thế mạnh về nông sản nhƣ rau quả nhiệt đới, thủy hải sản, lúa gạo… Phân tích ở những phần trƣớc đã chỉ ra những mặt hàng này của chúng ta sẽ đƣợc ƣu đãi rất nhiều khi EVFTA có hiệu lực. Do đó hiệu quả của EVFTA đến thúc đẩy xuất khẩu là rất sáng sủa.
- GDP của EU: với quy mô kinh tế khoảng 18 nghìn tỷ USD chiếm khoảng 23% GDP toàn cầu, có lẽ không nghi ngờ gì về tiềm năng của thị trƣờng này. Nếu có thể khai thác đƣợc tối đa hiệu quả, EVFTA sẽ giúp nông sản Việt Nam có bƣớc tăng trƣởng mạnh mẽ .
- Ngôn ngữ: Mặc dù tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính thức của nƣớc ta nhƣng việc học tiếng Anh đối với ngƣời Việt Nam có chút lợi thế vì tiếng Việt và tiếng Anh có cùng các viết Latin. Trong khi đó thì EU là một thị trƣờng mà tiếng Anh rất phổ biến, do đó trong tƣơng lai khi mà việc học tiếng Anh đã trở nên rộng mở hơn thì sự khác biệt về ngôn ngữ sẽ không còn là vấn đề quá lớn.
- Các yếu tố về văn hóa, chính trị: Việt Nam và EU từ lâu đã thiết lập đƣợc những mối quan hệ thƣơng mại tốt đẹp. EU luôn là một trong những thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa chính của Việt Nam. Châu Âu cũng là một khu vực có sự ổn định về chính trị tƣơng đối so với các khu vƣc khác trên thế giới. Hàng năm cũng diễn ra nhiều sự kiện giao lƣu văn hóa giữa Việt Nam với các quốc gia EU. Do đó có thể nhìn nhận các yếu tố văn hóa, chính trị sẽ giúp tƣơng hỗ bổ sung và thúc đẩy quan hệ thƣơng mại.
Tuy nhiên để nắm bắt tốt cơ hội, doanh nghiệp phải tuân thủ các thủ tục đầu tƣ, hải quan, thuận lợi hóa thƣơng mại, tiêu chuẩn kỹ thuật (TBT), cũng nhƣ các biện pháp kiểm dịch động, thực vật (SPS), rồi vấn đề sở hữu trí tuệ, phát triển bền
vững. Các rào cản kỹ thuật gia tăng có thể mang lại những tác động tiêu cực đối với xuất khẩu của Việt Nam vào EU.
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP TẬN DỤNG ƢU THẾ TỪ EVFTA CHO HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG EU