Phần trƣớc ta đã phân tích tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU theo các nhóm mặt hàng. Để có cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam, ta sẽ phân tích thêm một khía cạnh khác là xuất khẩu nông sản theo nƣớc và vùng lãnh thổ. Bảng dƣới đây thống kê tổng giá trị xuất khẩu nông sản xuất khẩu vào EU theo nƣớc và vùng lãnh thổ trong giai đoạn 2010 – 2017:
Bảng 2.3: Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU theo nƣớc và vùng lãnh thổ giai đoạn 2010 - 2017
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê)
Cùng với đó, ta có biểu đồ dƣới đây minh họa tình hình xuất khẩu nông sản sang EU theo nƣớc và vùng lãnh thổ:
Hình 2.9: Biểu đồxuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU theo nƣớc và vùng lãnh thổ giai đoạn 2010 – 2017
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê)
Thống kê tình hình xuất khẩu vào 27 nƣớc EU (trừ Anh đang trong tiến trinh Brexit) cho thấy đa phần kim ngạch xuất khẩu nông sản đều tăng trừ một số nƣớc giảm nhẹ nhƣ: Áo, Ba Lan, Bulgari, Luc-xăm-bua…Tính chung trong giai đoạn này, xuất khẩu nông sản sang EU tăng từ 2305,58 triệu USD năm 2010 lên 3849,22 triệu USD năm 2017 (tƣơng ứng tăng 1,7 lần). Hai thị trƣờng xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam tại EU là Hà Lan và Đức. Tiếp sau đó là nhóm bốn nƣớc: Italia, Bỉ, Tây Ban Nha và Pháp. Sáu nƣớc này có thể đƣợc xem nhƣ nhóm thị trƣờng trọng điểm cho xuất khẩu nông sản Việt Nam vào EU.
Dƣới đây ta sẽ cùng phân tích thị trƣờng xuất khẩu của bốn phân nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam đã đƣợc chỉ ra trong phần phân tích xuất khẩu nông sản theo mặt hàng gồm có:
Nhóm cà phê, chè, gia vị
Nhóm quả, hạch, vỏ cam quýt, dƣa
Nhóm mặt hàng cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm, động vật thủy sinh không xƣơng sống
Nhóm chế phẩm từ thịt, cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm, động vật thủy sinh không xƣơng sống.
Hình 2.10: Tình hình xuất khẩu mặt hàng cà phê, chè và gia vị sang EU theo nƣớc và vùng lãnh thổ
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê)
Nghiên cứu tình hình xuất khẩu của nhóm hàng cà phê, chè và gia vị có thể dễ dàng nhận thấy thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong khối EU là Đức. Năm 2017, Đức nhập khẩu 499,35 triệu USD cà phê, chè, các loại gia vị của Việt Nam, đạt 34,3% tổng giá trị. Một số nƣớc cũng nhập khẩu nhiều loại mặt hàng này của Việt Nam có thể kể đến nhƣ: Italia, Tây Ban
Nha, Bỉ, Pháp, Hà Lan. Sáu nƣớc này nhập khẩu 90% cà phê, chè và gia vị của Việt Nam. Trong số đó Hà Lan giá trị nhập khẩu giảm sút thì các nƣớc còn lại đều cho thấy sự tăng cƣờng nhập khẩu năm 2017 so với năm 2010. 10% giá trị nhập khẩu còn lại cho các nƣớc khác trong khối EU không có nƣớc nào nổi trội và cũng không thấy đƣợc dấu hiệu tăng cƣờng nhập khẩu từ các nƣớc này.
Hình 2.11: Tình hình xuất khẩu mặt hàng quả, hạch, vỏ cam quýt, dƣa sang EU theo nƣớc và vùng lãnh thổ
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê)
Riêng trong nhóm mã HS08 tƣơng ứng là các loại quả, hạch, vỏ cam quýt và dƣa thì có sự chênh lệch đáng kể khi có tới 62,3% hàng hóa đƣợc nhập khẩu tại Hà Lan, tƣơng ứng với 566,54 triệu USD (năm 2017). Nhƣ đã phân tích trƣớc đó, Hà Lan có một hải cảng rất thuận tiện cho việc nhập khẩu các loại hàng hóa rau quả đồng nhất, cần thủ tục thông quan nhanh gọn kiểu này, đó là cảng Rotterdam. Do đó, rất có thể Hà Lan chỉ là một trạm trung chuyển hàng hóa làm nhiệm vụ nhập khẩu chính, rồi từ đó hàng đƣợc mang đi tiêu thụ trên toàn khối EU. Nƣớc nhập khẩu lớn thứ hai là Đức cũng chỉ đạt 114,49 triệu USD (năm 2017), tƣơng ứng với 20,2% tỉ trọng của Hà Lan, rõ ràng cho thấy sự tập trung hàng hóa rất lớn tại Hà Lan. Các nƣớc còn lại đều có giá trị nhập khẩu không đáng kể, chỉ dƣới 50 triệu USD (trừ
Pháp đạt 53,26 triệu USD). Xét về độ tăng trƣởng thì từ năm 2013 đến năm 2017 giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng này tăng lên ở hầu hết các nƣớc, đặc biệt là Hà Lan (tăng 3,3 lần).
Hình 2.12: Tình hình xuất khẩu mặt hàng cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm, động vật thủy sinh không xƣơng sống sang EU
theo nƣớc và vùng lãnh thổ
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê)
Trong nhóm hàng cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm, động vật thủy sinh không xƣơng sống mã HS03 (ta sẽ gọi chung là nhóm thủy hải sản tƣơi sống), cho thấy thị trƣờng tiêu thụ đa dạng hơn và tăng trƣởng cũng có nhiều biến động hơn so với các nhóm hàng trƣớc. Một số nƣớc dẫn đầu nhập khẩu loại mặt hàng này từ Việt Nam có thể kể đến nhƣ: Hà Lan, Bỉ, Đức, Pháp, Italia. Đó là những nƣớc có giá trị nhập khẩu trên 50 triệu USD. Những nƣớc còn lại có giá trị nhập khẩu thấp hơn, cao nhất chỉ có Tây Ban Nha đạt 33 triệu USD. Nƣớc nhập khẩu nhiều nhất vẫn là Hà Lan, năm 2017 giá trị nhập khẩu của quốc gia này đạt 201,6 triệu USD, cao gấp 1,7 lần Bỉ, nƣớc nhập khẩu 120,86 triệu USD. Xét về tăng trƣởng thì một số
nƣớc tăng cƣờng nhập khẩu nhƣ Hà Lan, Bỉ… trong khi một số nƣớc khác nhập khẩu giảm sút nhƣ Đức, Italia, Tây Ban Nha…Tính chung thì xuất khẩu nhóm hàng thủy hải sản tƣơi sống của Việt Nam sang EU có chiều hƣớng suy giảm trong thời gian qua.
Hình 2.13: Tình hình xuất khẩu mặt hàng chế phẩm từ thịt, cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm, động vật thủy sinh không xƣơng sống sang EU theo
nƣớc và vùng lãnh thổ
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê)
Nhóm hàng mã HS16, tƣơng ứng là chế phẩm từ thịt, cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm, động vật thủy sinh không xƣơng sống (gọi chung là thịt, thủy hải sản đã qua chế biến) cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Một lần nữa Hà Lan lại là đầu tàu nhập khẩu nhóm mặt hàng này khi năm 2017, quốc gia này nhập 101,66 triệu USD thịt, thủy hải sản đã qua chế biến của Việt Nam. Tuy vậy, vị thế của Hà Lan không còn độc tôn khi nhiều nƣớc khác cũng có giá trị nhập khẩu đáng kể nhƣ Đức (nhập 81,39 triệu USD), Bỉ (nhập 43,89 triệu USD), Pháp (nhập 35,73 triệu USD)…Theo dõi nhữn diễn biến nhập khẩu của các nƣớc EU từ năm 2010 đến 2017 ta nhận thấy một điều là những biến động trong giá trị nhập khẩu nhóm hàng
này của các nƣớc EU khá đồng nhật. Có những giai đoạn hầu hết các nƣớc đẩy mạnh nhập khẩu nhƣ gia đoạn 2010 - 2011, 2012 – 2014, 2015 – 2017, xen kẽ với đó là những gia đoạn điều chỉnh giảm nhƣ 2011 – 2012, 2014 – 2015. Điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của các nƣớc EU là khá giống nhau, phụ thuộc vào những điều kiện thị trƣờng chung của kinh tế khu vực và thế giới.