Thị trƣờng nông sản EU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của EVFTA đến XUẤT KHẨU NÔNG sản của VIỆT NAM SANG EU (Trang 45 - 46)

Liên minh châu Âu (EU) là một khu vực kinh tế rộng lớn gồm 28 nƣớc thành viên (bao gồm cả nƣớc Anh vẫn chƣa hoàn thành thủ tục rời bỏ EU). Tiền thân của EU là Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC) đƣợc thành lập bởi 6 nƣớc là Pháp, Tây Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan và Luc-xăm-bua. Từ khi hình thành cho tới nay EU đã trải qua nhiều đợt kết nạp thành viên. Giai đoạn trƣớc năm 2004, EU chỉ có tổng cộng 15 nƣớc thành viên nhƣng sau đó đã không ngừng đƣợc mở rộng:

Đợt kết nạp thành viên lớn nhất vào năm 2004 khi đón chào thêm sự tham gia của 10 thành viên mới gồm có: Cộng hòa Síp, Séc, Xlô-ve-ni-a, Hung-ga-ri, Lát-via, Lít-va, Man-ta, Ba Lan, Xlô-va-ki-a và E-xờ-tô-ni-a.

Năm 2007, EU kết nạp thêm Bun-ga-ri và Hung-ga-ri.

Năm 2013 kết nạp thêm Cro-at-ti-a nâng tổng số thành viên của EU lên thành 28 nƣớc.

Năm 2016, cử tri Anh bỏ phiếu thống nhất việc rời EU (còn gọi là Brexit). Sau khi Brexit thành công, EU sẽ chỉ còn lại 27 nƣớc thành viên.

EU có tiềm lực kinh tế dồi dào khi tổng GDP thực tế của EU-28 năm 2018 đạt 15.877,04 tỉ EUR, chiếm tới 23% GDP của toàn thế giới (Eurostat,2019). Cùng với Mỹ và Nhật Bản, EU là một trong bat rung tâm tài chính lớn nhất thế giới. Không những thế EU còn là một thị trƣờng tiêu thụ đầy tiềm năng, với dân số của EU-28 năm 2018 đạt khoảng 512,4 triệu ngƣời (Eurostat,2019), giá cả tại thị trƣờng này cũng luôn cao hơn mặt bằng chung của thế giới. Do đó, có thể nói, EU là thị trƣờng mà tất cả các nƣớc trên thế giới muốn hƣớng tới, trong đó có Việt Nam.

Hình 2.1: Các nƣớc thành viên của EU

(Nguồn: Schengen visa info)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của EVFTA đến XUẤT KHẨU NÔNG sản của VIỆT NAM SANG EU (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)