2.1.1.1. Thị trường nông sản EU chia theo khu vực địa lý
Thị trƣờng tiêu thụ nông sản EU có thể chia ra thành ba khu vực địa lý chính với những đặc điểm tiêu dùng khác nhau: thị trƣờng Tây – Bắc Âu, thị trƣờng Đông Âu và thị trƣờng Nam Âu.
Thị trƣờng Tây – Bắc Âu:
Thị trƣờng này có sức mua trung binh cao nhất do khu vực này tập trung chủ yếu là các nƣớc giàu, mức sống ngƣời dân tƣơng đối cao. Giá hàng hóa tại đây nhìn chung cũng cao hơn so với các khu vực khác, hàng hóa tƣơng đối đa dạng và có thị hiếu cao đối với các mặt hàng rau quả nhiệt đới, trái cây lạ và rau quả trái vụ. Tuy nhiên đòi hỏi đối với hàng hóa của thị trƣờng này cũng ở mức khắt khe nhất, chỉ những mặt hàng có chất lƣợng tốt nhất (loại I) và đạt yêu cầu mới đƣợc nhập khẩu vào khu vực. Ngƣời dân có thói quen đi siêu thị nên hàng hóa chủ yếu đƣợc tiêu thụ
qua kênh phân phối này. Các nƣớc trong nhóm Tây-Bắc Âu gồm có: Áo, Anh, Ai- len, Bỉ, Thụy Điển, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Luc-xăm-bua, Phần Lan, Pháp.
Thị trƣờng Nam Âu:
Thị trƣờng Nam Âu có đặc điểm là ngƣời tiêu dùng ƣa dùng các sản phẩm có nguồn gốc địa phƣơng. Tuy nhiên thị trƣờng cung trong nƣớc không đủ đáp ứng nhau cầu nông sản do rau quả và trái cây đƣợc sử dụng rất nhiều trong thực đơn hàng ngày của ngƣời dân. Do đó, họ cũng phải nhập khẩu lƣợng lớn nông sản thế giới. Kênh phân phối chủ yếu là qua các cửa hàng rau quả và các chợ buôn bán. Mặc dù vậy thì gần đây ngƣời dân Nam Âu cũng dần chuyển sang thói quen đi siêu thị. Siêu thị là một kênh phân phối đầy hứa hẹn trong tƣơng lai. Nhóm nƣớc Nam Âu bao gồm: Man-ta, Síp, Hy-lạp, Italia, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Thị trƣờng Đông Âu:
Thị trƣờng Đông Âu bao gồm các nƣớc thuộc phe xã hội chủ nghĩa cũ, có mức thu nhập thấp hơn Tây và Bắc Âu. Do đó, yêu cầu về mặt hàng cũng không cao bằng khu vực trên, nông sản nhập khẩu vào đây có thể thuộc loại I hoặc loại II. Thị phần của kênh phân phối siêu thị cũng không quá lớn nhƣng cũng đang rất phát triển. Các tiêu chuẩn về chất lƣợng sản phẩm, quy trình sản xuất sạch và bên vững cũng dần dần đƣợc đề cao trong khu vực này. 11 nƣớc sau đƣợc xếp vào nhóm nƣớc Đông Âu gồm: Bun-ga-ri, Crô-at-ti-a, Hun-ga-ri, Slô-va-ki-a, Slô-ven-nhi-a, Séc, Ba-lan, Lít-va, Lat-vi-a, Et-xtô-ni-a, Ru-ma-ni.
2.1.1.2. Phân phối nông sản tại EU
Kênh phân phối mặt hàng nông sản chủ yếu ở EU là qua siêu thị. Có từ 60 % - 90% (Miriam Garcia Ferrer, Diễn đàn thƣơng mại Việt Nam – EU) sản lƣợng đƣợc tiêu thụ qua kênh này tùy theo đặc thù của từng loại mặt hàng. Các siêu thị lớn thƣờng có các nhà cung cấp dịch vụ chuyên môn hóa tham gia vào chuỗi cung ứng. Do nhu cầu mua bán nhỏ lẻ hạn chế, cùng với các quy định cao về kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm…nên hàng hóa xuất nhập khẩu với bên ngoài thƣờng thông qua các đầu mối lớn là các thƣơng nhân chuyên ngành.
Hàng nông sản nhập khẩu vào EU thƣờng có đầu mối từ các hải cảng lớn của một số nƣớc nhƣ: Hà Lan, Anh, Bỉ…Từ đó sẽ đƣợc đƣa đi cung ứng khắp các nƣớc trong khu vực. Cảng Rotterdam của Hà Lan là một đầu mối quan trọng nhập khẩu nông sản thế giới. Rất nhiều mặt hàng khác nhau đều đƣợc nhập khẩu vào EU qua cảng này. Điểm mạnh của cảng Rotterdam là làm thủ tục xuất nhập nhanh chóng đối với các mặt hàng đồng nhất và theo nhóm.
2.1.1.3. Giá cả nông sản tại EU
Nếu không xét đến đặc thù của từng khu vực, ví dụ nhƣ giá nông sản Tây Âu thƣờng khá cao và tƣơng xứng với chất lƣợng thì nhìn chung, mặt bằng giá cả nông sản tại EU những năm trở lại đây đang bám sát với giá thế giới.
Hình 2.2: Tỷ số giá nông sản EU trên giá nông sản thế giới
(Nguồn: European Commission,2017)
Biểu đồ trên phản ánh tỉ số giá một số mặt hàng nông sản bán tại thị trƣờng EU chia cho giá thế giới trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2016. Qua biểu đồ ta có nhận xét nhƣ sau: nhìn chung giá nông sản bán tại EU cao hơn giá thế giới, có một số mặt hàng nhƣ đƣờng, thịt bò, giá bán tại EU cao gấp hơn 3 lần giá thế giới vào các năm 2002, 2003. Các mặt hàng khác nhƣ sữa, lúa mỳ, giá bán tại EU cũng thƣờng dao động ở mức cao hơn giá thế giới khoảng 1,5 lần. Giá của những mặt hàng cao nhƣ đƣờng, thịt bò… có xu hƣớng biến động rất mạnh, phản ánh diễn biến
của cung cầu thì trƣờng, cho thấy những mặt hàng này rất nhạy cảm với tình hình biến động kinh tế. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây giá nông sản tại EU có xu hƣớng bám sát với giá thế giới, thậm chí giá thịt bò Mỹ bán tại EU có phần rẻ hơn giá thế giới. Điều này có đƣợc do nhiều nguyên nhân, một trong số đó có thể kể đến việc EU đang dần mở cửa hơn, tạo cơ chế thông thoáng hơn cho hàng nhập khẩu từ bên ngoài vào khu vực này, nhƣng nó cũng phản ánh tính cạnh tranh ngày càng cao hơn trong bối cảnh ngày càng có nhiều nhà cung cấp cho thị trƣờng.