Phát huy những điểm mạnh vốn có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của EVFTA đến XUẤT KHẨU NÔNG sản của VIỆT NAM SANG EU (Trang 94 - 96)

 Tận dụng những ƣu đãi mà EVFTA mang lại:

Sau khi EVFTA có hiệu lực, rất nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế về 0% tạo thuận lợi rất lớn cho xuất khẩu. Ví dụ nhƣ trong ngành xuất khẩu trái cây của chúng ta, EVFTA dành ƣu dãi cho 9 mặt hàng trái cây chủ lực để giảm thuế suất về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Không những thế, EU còn cam kết công nhận 39 chỉ dẫn địa lý (GIs) của Việt Nam , trong đó có 17 GIs là cho mặt hàng trái cây (WTO center, 2019), do đó còn giúp nông sản của chúng ta tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu tại thị trƣờng này.

Bảng 3.2: So sánh mức thuế MFN, GSP năm 2015 và thuế ƣu đãi của EVFTA cho 9 loại trái cây chủ lực của Việt Nam

(Nguồn: WTO center, 2019)

Bảng trên so sánh thuế ƣu đãi trong EVFTA so với thuế MFN và thuế ƣu đãi GSP mà EU dành cho Việt Nam đối với 9 loại trái cây chủ lực của chúng ta. Dựa trên số liệu này ta có thể thấy cơ hội đối mà EU dành cho các doanh nghiệp xuất

khẩu trái cây Việt Nam là rất lớn khi tất cả những nhóm mặt hàng này đều sẽ giảm thuế về 0% theo EVFTA. Trong đó ngoại trừ mặt hàng 080111 (dừa sấy khô) luôn có thuế nhập khẩu là 0% thì nhiều mặt hàng khác cảm thấy rõ rệt sự ƣu đãi nhƣ mặt hàng 080390 (chuối tƣơi hoặc khô) giảm từ mức 16% theo MFN hoặc 12,5% theo GSP về 0%, hoặc mặt hàng 080550 (chanh tƣơi hoặc khô) giảm từ 12,8% theo MFN hoặc 8,9% theo GSP về 0%, mặt hàng 081190 (loại khác, trái cây đông lạnh) giảm từ 8,22% theo MFN hoặc 6,93% theo GSP về 0%...Do đó, chúng ta cần chủ động tận dụng những ƣu đãi mà EVFTA mang lại.

 Tận dụng những lợi thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi:

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới cận xích đạo do đó có lợi thế trong việc trồng các cây nhiệt đới nhƣ cao su, hồ tiêu, gạo…các giống trái cây nhiệt đới nhƣ chuối, chôm chôm, thanh long…đƣợc thị trƣờng EU ƣa chuộng vì họ không thể tự sản xuất đƣợc những mặt hàng này. Không những thế chúng ta còn có đƣờng bờ biển kéo dài rất thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt các loại thủy hải sản. Cá của Việt Nam đã khẳng định đƣợc chỗ đứng tại EU nhƣng cần đẩy mạnh thêm thúc đẩy các giống thủy hải sản khác nhƣ tôm, mực… để nâng cao giá trị xuất khẩu.

 Tận dụng nguồn cung lao động dồi dào:

Nông nghiệp là một ngành cần nhiều lao động tham gia vào quá trình sản xuất, Việt Nam lại là một nƣớc có dân số trẻ, 70% lao động ở nông thôn, dƣ thừa cung lao động, do đó chúng ta không sợ thiếu hụt lao động sản xuất. Đây cũng có thể đƣợc xem là một ƣu điểm của nƣớc ta khi so sánh với các nƣớc châu Âu, đang thiếu hụt lao động trầm trọng đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên ỷ vào lợi thế này vì dân số của nƣớc ta đang già hóa, cùng với đó là quá trình đô thị hóa nông thôn, lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp ngày một ít. Do đó, cần chuyển đổi sang nông nghiệp cơ giới hóa để nâng cao năng suất và giảm thiểu sức ngƣời thủ công.

 Đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng nông sản đã khẳng định đƣợc vị trí tại thị trƣờng EU:

Chúng ta cần tập trung đầu tƣ, hỗ trợ về mặt chính sách, hỗ trợ vốn cho một số mặt hàng trọng điểm của Việt Nam đã tìm đƣợc chỗ đứng tại EU và đƣợc ngƣời

dân EU chào đón nhƣ: cà phê, hồ tiêu, cá biển, một số loại trái cây nhiệt đới trọng điểm…Việc tập trung vào một số ngành nông sản mũi nhọn không những giúp củng cố vị thế của nông sản Việt Nam trên thị trƣờng EU mà còn giúp mở đƣờng cho ngƣời dân EU biết đến thƣơng hiệu nông sản Việt, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của EVFTA đến XUẤT KHẨU NÔNG sản của VIỆT NAM SANG EU (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)