Hiệu quả tác động tới xuất khẩu của FTA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của EVFTA đến XUẤT KHẨU NÔNG sản của VIỆT NAM SANG EU (Trang 32 - 37)

Hiệu quả tác động tới xuất khẩu của FTA phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: mức độ ƣu đãi của FTA phản ánh bằng độ chênh lệch giữa mức thuế suất MFN quy định bởi WTO và mức thuế ƣu đãi của FTA, sự phù hợp giữa cơ cấu hàng xuất khẩu và danh mục hàng hóa đƣợc hƣởng ƣu đãi từ FTA, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nƣớc xuất khẩu, tổng sản phẩm quốc nội của nƣớc nhập khẩu, khoảng cách địa lý giữa nƣớc xuất khẩu và nƣớc nhập khẩu, dân số của nƣớc nhập khẩu, sự gần gũi về văn hóa giữa hai nƣớc tham gia ký kết…

Độ chênh lệch giữa thuế suất MFN và thuế FTA

Độ chênh lệch giữa thuế suất MFN và thuế FTA cho cùng một mặt hàng phản ánh mức độ ƣu đãi của FTA có lớn hay không. Nhƣ đã nói, mức thuế đƣợc các FTA quy định thƣờng thấp hơn nhiều so với mức thuế MFN cho cùng một mặt hàng, do đó nó có tác dụng kích thích thƣơng mại. Hiệu số giữa thuế suất MFN và thuế FTA càng lớn thì tác động tới xuất khẩu của FTA đó càng nhiều và ngƣợc lại. Mức chênh lệch giảm xuống này của thuế suất do FTA mang lại khiến cho giá thành hàng hóa tại nƣớc nhập khẩu trở nên cạnh trạnh hơn, từ đó nó tạo ra các kiểu tác động sau:

 Tạo lập thƣơng mại: xảy ra khi một hàng hóa ngoại nhập đƣợc tiêu thụ thay cho hàng nội địa do giá cả của hàng ngoại nhập giảm xuống. Phần giảm xuống của hàng tiêu thụ nội địa này là phần tăng lên trong kim ngạch xuất khẩu của nƣớc đối tác.

 Chệch hƣớng thƣơng mại: xảy ra khi một hàng hóa đƣợc tiêu thụ tại một nƣớc đƣợc nhập khẩu từ nƣớc khác đã chuyển hƣớng sang nhập khẩu từ một nƣớc thứ ba có ký kết FTA với nƣớc nhập khẩu. Phần tăng lên trong giá trị hàng xuất khẩu của nƣớc ký kết FTA với nƣớc nhập khẩu chính là phần mất đi trong giá trị xuất khẩu của mặt hàng đó của nƣớc không tham giá ký FTA.

 Sự phù hợp giữa cơ cấu hàng xuất khẩu và danh mục hàng hóa ưu đãi của

FTA

Tỷ trọng của hàng xuất khẩu đƣợc nhận ƣu đãi từ FTA càng cao thì tác động thúc đẩy xuất khẩu của FTA đó càng lớn. Chính vì vậy, trong đàm phán ký kết hiệp định, các bên tham gia luôn chú trọng tới những mặt hàng thế mạnh của mình, có giá trị cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu để trở thành những mặt hàng mũi nhọn. Thông lệ quốc tế trong ký kết FTA thƣờng dành ƣu đãi khá cao nên các nƣớc đƣợc hƣởng lợi rất nhiều, thƣờng là chiếm tới 90% giá trị thƣơng mại.

 GDP của nước nhập khẩu

Chỉ số này phản ánh quy mô kinh tế của một nền kinh tế, qua đó nói lên tiềm năng tiêu thụ của quốc gia này có lớn hay không. Các nền kinh tế lớn trên thế giới nhƣ: Hoa Kỳ, Trung Quốc…luôn là những thị trƣờng tiêu thụ hàng đầu do đó việc ký kết đƣợc các FTA với những quốc gia này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nhiều nền kinh tế.

 GDP của nước xuất khẩu

Ngƣợc lại GDP của nƣớc xuất khẩu lại phản ảnh đƣợc tiềm năng sản xuất của nƣớc này. GDP càng lớn phản ánh sức sản xuất càng nhiều và khi có đƣợc những ƣu đãi từ FTA, nó sẽ có tác động to lớn đối với việc kích thích xuất khẩu ra nƣớc ngoài.

 Khoảng cách giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu

Khoảng cách địa lý phản ánh sự thuận tiện trong giao thƣơng giữa hai nƣớc. Các nƣớc các gần nhau thì càng thuận tiện cho việc giao dịch buôn bán qua lại. Nó không chỉ tiết kiệm đƣợc chi phí vận chuyển mà vị trí gần nhau còn hàm chứa những sự gần gũi về văn hóa, quan hệ thƣơng mại truyền thống lâu đời…Các nƣớc

lớn nhƣ Trung Quốc, Hoa Kỳ luôn có ảnh hƣởng rất lớn tới cán cân thƣơng mại của các nƣớc lân cận, đặc biệt là các nƣớc nhỏ nhƣ Việt Nam, Mexico…Tuy nhiên, yếu tố này sẽ ngày càng trở nên kém quan trọng khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, chi phí vận tải ngày càng giảm xuống, xuất hiện nhiều hình thức thanh toán, giao nhận mới nhanh gọn, thuận tiện…Ngày nay trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các FTA có thể đƣợc ký kết giữa các nền kinh tế nằm cách rất xa nhau nhƣ Việt Nam – EU, Nhật Bản – Hoa Kỳ…

 Dân số nước nhập khẩu

Giống nhƣ GDP, dân số nƣớc nhập khẩu phản ánh tiềm năng tiêu thụ của nƣớc này. Dân số nƣớc nhập khẩu càng lớn thì khả năng tăng cƣờng xuất khẩu sang nƣớc này càng nhiều. Mặt khác, nó cũng có hiệu ứng ngƣợc lại tới xuất khẩu khi mà dân sao lớn còn phản ánh khả năng tự cung cấp cao và ít phụ thuộc vào nền kinh tế bên ngoài. Trung Quốc là một ví dụ điển hình khi họ có thể sản xuất đƣợc hầu hết tất cả các mặt hàng tiêu dùng trên thế giới. Do đó, tác động của tiêu chí này còn phụ thuộc vào đặc điểm của nền kinh tế nhập khẩu.

 Sự gần gũi về văn hóa

Sự gần gũi này thƣờng ở các nƣớc có chung đƣờng biên giới hoặc chung ngôn ngữ hoặc từng cùng là thuộc địa của đế quốc. Các nƣớc có chung biên giới với nhau thƣờng là các bạn hàng lâu đời của nhau nên giao thƣơng là tất yếu. Việc có chung ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho việc giao thƣơng diễn ra trôi chảy và dễ dàng hơn. Các nƣớc trƣớc đây từng cùng là thuộc địa của một đế quốc cũng thƣờng có sự gần gũi với nhau về ngôn ngữ, thể chế, chính sách…Những yếu tố này tạo nên sự giao thoa, tƣơng đồng về mặt văn hóa trong đó có văn hóa tiêu dùng. Do đó, nó có xu hƣớng bổ trợ cho nhau trong quá trình phát triển.

 Tính bổ sung thương mại giữa hai nước tham gia ký kết

Tính bổ sung thƣơng mại này thể hiện ở sự phù hợp trong cơ cấu hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu của hai nƣớc tham gia ký kết. Nói cách khác thì mặt hàng thiếu của nƣớc này là mặt hàng cung cấp của nƣớc kia. Đó là lý do gần đây, có nhiều FTA đã đƣợc ký kết giữa các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển nhƣ

Hoa Kỳ - Chile, Việt Nam – Nhật Bản…Các nƣớc phát triển xuất khẩu các mặt hàng điện tử, công nghệ cao còn các nƣớc đang phát triển tìm kiếm các thị trƣờng tiêu thụ nguyên vật liệu thô, hàng nông sản, da giày…

 Co giãn của cầu theo giá của nước nhập khẩu

Co giãn cầu theo giá là tỷ lệ phần trăm thay đổi trong tiêu thụ hàng hóa của một nƣớc khi có sự thay đổi 1% trong giá cả. Cầu càng co giãn thì nền kinh tế càng nhạy cảm với giá cả của mặt hàng nhập khẩu. Dƣới tác động của FTA, việc cắt giảm thuế sẽ làm giá thành giảm xuống, hệ quả là tác động mạnh tới thúc đẩy tiêu thụ tại nƣớc nhập khẩu, hay chính là đẩy mạnh xuất khẩu của nƣớc bán hàng. Cầu ít co giãn thể hiện tính ít nhạy cảm hay tính ỳ của nền kinh tế đối với mặt hàng đó, lúc này FTA sẽ có ít tác động tới xuát khẩu hơn.

 Tình hình chính trị

Tình hình chính trị cũng là một yếu tố ảnh hƣởng tới khả năng xuất khẩu. Quan hệ chính trị giữa hai nƣớc càng tốt đẹp thì tạo thuận lợi thƣơng mại càng nhiều, hiệu quả của FTA càng cao. Ngƣợc lại, nếu hai nƣớc có những mâu thuẫn về chính trị hoặc thậm chí là chiến tranh, cấm vận thì FTA không phát huy đƣợc vai trò của nó. Điển hình là mâu thuẫn giữa Pakistan và Ấn Độ khiến cho thƣơng mại giữa hai nƣớc này không đƣợc cải thiện dù có ký FTA với nhau.

 Thái độ, thị hiếu người tiêu dùng

Thái độ, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng là cách nhìn nhận của ngƣời tiêu dùng đối với hàng nhập khẩu từ một nƣớc khác. Ngƣời Việt Nam thƣờng có thiện cảm với hàng Nhật Bản, Thái Lan, trong khi lại không có ấn tƣợng tốt với hàng nhập từ Trung Quốc. Do đó, tùy theo nhu cầu, thái độ thị hiếu của ngƣời tiêu dùng sẽ tác động tới nguồn hàng nhập khẩu từ nƣớc ngoài.

1.2.3. Nguyên tắc đo lường tác động của FTA đến xuất khẩu

Việc xác định tác động của một FTA đễn xuất khẩu là một công việc khó khăn vì trong một nền kinh tế hỗn hợp, có rất nhiều yếu tố cùng tác động đến tình hình xuất khẩu. Việc tách biệt ra đâu là nguyên nhân từ FTA và đâu là từ những

nguyên nhân khác là vô cùng khó khăn và chỉ mang tính chất tƣơng đối. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu trên thế giới, ta cũng có thể sử dụng một số phƣơng pháp để đánh giá tác động tới xuất khẩu của một FTA nhƣ sau:

- Phƣơng pháp nghiên cứu hành vi doanh nghiệp xuất khẩu:

Có thể thực hiện đƣợc phƣơng pháp này bằng cách thăm dò kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu qua các cuộc điều tra, phát phiếu khảo sát…Trong đó có đánh giá về việc FTA có ảnh hƣởng đến việc thay đổi chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Qua việc khảo sát trên một mẫu đủ lớn, ta có thể hình dung ra đƣợc FTA sẽ ảnh hƣởng theo hƣớng nào và cƣờng độ ảnh hƣởng tới xuất khẩu của các doanh nghiệp.

- Phƣơng pháp phân tích định lƣợng:

Phƣơng pháp này dựa vào các số liệu định lƣợng về kim ngạch xuất khẩu. Đánh giá những biến động trong xuất khẩu trƣớc và sau khi FTA có hiệu lực có tính đến các yếu tố khác nhƣ GDP, dân số, ngôn ngữ…Thông thƣờng, các nhà nghiên cứu sẽ chạy một mô hình hồi quy trong đó biến phụ thuộc là kim ngạch xuất khẩu của nƣớc cần đánh giá và biến độc lập quan trọng nhất để đánh giá tác động của FTA là độ lệch thuế giữa thuế quy định trong FTA và thuế MFN. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là cho ra một con số định lƣợng cụ thể nên không rơi vào tình trạng mơ hồ nhƣợc điểm là kết quả của nó phụ thuộc nhiều vào các giả định khi chạy mô hình, ngoài ra cũng cần có số liệu có độ tin cậy cao…

1.2.4. Nguyên tắc nâng cao tác động tích cực của FTA đến xuất khẩu

Dựa trên những cơ chế tác động và các yếu tố ảnh hƣởng tới xuất khẩu từ một quốc gia sang một quốc gia khác nhƣ đã phân tích ở các phần trƣớc, ta cùng tổng kết lại để có đƣợc một số nguyên tắc giúp khai thác tối đa hiệu quả tích cực của FTA đễn việc thúc đẩy xuất khẩu cũng nhƣ hạn chế những ảnh hƣởng tiêu cực nhƣ sau:

- Trong quá trình đàm phán và ký kết FTA, cần chủ động nghiên cứu và đề xuất những nội dung có lợi cho những mặt hàng quan trọng cần thúc đẩy

mạnh. Danh mục ƣu đãi thuế của FTA cần phù hợp với cơ cấu xuất khẩu và định hƣớng phát triển của quốc gia.

- Nghiên cứu cho thấy ƣu đãi thuế các nhiều thì tác động thúc đẩy xuất khẩu càng mạnh.

- Cần có biện pháp để thúc đẩy những yếu tố tích cực nhƣ ký kết FTA với các nƣớc có khoảng cách địa lý gần, chung biên giới, chung ngôn ngữ, cơ cấu xuất khẩu bổ sung cho nhau…

- Hạn chế ảnh hƣởng của những yếu tố tiêu cực nhƣ cần có cơ chế vận tải thuận tiện, tạo điều kiến thông quan thông thoáng cho những quốc gia ký kết FTA mà có khoảng cách địa lý xa. Thành lập các trung tâm xúc tiến thƣơng mại, hỗ trợ doanh nghiệp đặc biệt đối với các nƣớc có những rào cản về văn hóa nhƣ ngôn ngữ, chính trị, văn hóa không có sự tƣơng đồng. Tăng cƣờng giao lƣu văn hóa, tìm hiểu thị trƣờng của nhau…

- Phổ biến kiến thức cho doanh nghiệp để nắm bắt đƣợc nội dung trong FTA qua đó giúp các doanh nghiệp chủ động trong việc tìm kiếm cơ hội và phát huy tiềm năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của EVFTA đến XUẤT KHẨU NÔNG sản của VIỆT NAM SANG EU (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)