Những biến động của thị trường nông sản EU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của EVFTA đến XUẤT KHẨU NÔNG sản của VIỆT NAM SANG EU (Trang 86 - 90)

 Thị trƣờng ngày càng mở cửa

Thị trƣờng EU luôn là một trong những thị trƣờng sôi động bậc nhất khi mà nguồn hàng từ khắp nơi trên thế giới muốn đổ vào đây. Từ các nƣớc phát triên nhƣ Mỹ, Canada, Na-uy… đến những nƣớc đang phát triển nhƣ Brazil, Trung Quốc, Honduras…thì nông sản của các quốc gia này đều có mặt tại thị trƣờng này. EU cũng không ngừng ký kết các thỏa thuận thƣơng mại với các đối tác trên thế giới, khiến cho thị trƣờng ngày càng mở cửa. Việc ngày càng có nhiều nguồn cung hàng hóa khiến cho việc cạnh tranh tại thị trƣờng này đang ngày một trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.

Hình 3.1: Tình hình ký kết các FTA của EU năm 2018

(Nguồn: European Commission, 2018)

Trong biểu đồ trên thì những vùng lãnh thổ đƣợc tô màu (ngoại trừ EU) là những quốc gia, vùng lãnh thổ có ký kết các HĐTM với EU bao gồm cả các hiệp định đã có hiệu lực hoặc đang đàm phán,đang chờ có hiệu lực. Nhƣ vậy có thể thấy rằng EU rất tích cực tham gia ký kết các FTA với đối tác từ khắp nơi trên thế giới từ Bắc Mỹ, Mỹ latinh, châu Phi đến châu Á và châu Úc. Ngoài trừ khu vực Nam Á, Bắc và Đông Á là chƣa có hoạt động đàm phán thƣơng mại, điều này có thể liên quan tới những vấn đề chính trị thì Đông Nam Á cũng đƣợc xem là một trong những khu vực đang đẩy mạnh kết nối thƣơng mại với EU.

 Giá cả ngày càng cạnh tranh

Cùng với việc tăng tính cạnh tranh thì giá cả tại EU cũng đang dần bám sát với giá thị trƣờng. Mặc dù còn nhiều biến động và nhìn chung giá cả bán tại EU thƣờng cao hơn mặt bằng chung của thế giới. Điều này tạo sức hút cho các nguồn hàng đổ về thị trƣờng này. Tuy nhiên khi mà EU ngày càng mở cửa, điều đó cũng có nghĩa là cạnh tranh của các nhà cung cấp sẽ tăng lên, trong đó có cạnh tranh về giá. Mặt khác, các FTA mà EU ký kết cũng có quy định việc cắt giảm thuế quan cho hàng nhập khẩu. Hệ quả tất yếu là giá sẽ giảm xuống. Một ví dụ là giá đƣờng

bán tài EU năm 2003 cao gấp 3,5 lần giá thế giới, tuy nhiên đến năm 2016 thì hai mức giá này đã gần nhƣ bằng nhau.

 Tăng cƣờng sử dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan

Bên cạnh việc mở cửa thị trƣờng bằng các biện pháp giảm thuế thì các biện pháp bảo hộ phi thuế quan lại đƣợc sử dụng gia tăng. Theo một thống kê của UNCTAD (Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thƣơng mại và Phát triển) thì trong số các biện pháp bảo hộ mậu dịch đƣợc áp dụng, thuế quan đã đƣợc giàm xuống nhƣng số lƣợng các các biện pháp bảo hộ phi thuế quan lại tăng lên trong những năm trở lại đây.

Hình 3.2: Xu hƣớng áp dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan

(Nguồn: UNCTAD, 2015)

Từ biểu đồ trên ta thấy cả hai đƣờng thuế MFN và thuế ƣu đãi áp dụng đều có chiều hƣớng dốc xuống từ trái qua phải, cho thấy mức thuế trung bình các nƣớc áp dụng giảm đáng kể trong giai đoạn 1995 – 2015. Từ mức trên 6% đối với thuế MFN và trên 5% đối với thuế áp dụng năm 1995, sau 20 năm thì đến năm 2015 cả hai mức thuế này đều giảm khoảng 3% lần lƣợt về các mức trên 2% và trên 3%. Trái ngƣợc với xu hƣớng cắt giảm thuế thì các biện pháp bảo hộ phi thuế quan lại

gia tăng đáng kể. Từ năm 2003 có khoảng hơ 1700 biện pháp có hiệu lực thì đến năm 2015 con số này đã là hơn 2600 biện pháp bảo hộ phi thuế quan có hiệu lực.

Điều đáng nói là không chỉ đi cùng với xu thế của thế giới nhƣ vừa đề cập, EU còn là một trong những thị trƣờng áp dụng triệt để nhất các biện pháp bảo hộ phi thuế quan này, đặc biệt đối với nông sản nhập khẩu. EU cũng từng thừa nhận rằng họ “duy trì một trong những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao nhất thế giới” (European Commission, 2017) với lý do là bảo vệ ngƣời tiêu dùng, tuy nhiên điều này gây cản trở rất lớn đối với các nƣớc nông nghiệp đang phát triển có hàng nông sản xuất khẩu. Ví dụ dƣới đây cho thấy EU đã áp dụng các biện pháp bảo hộ đối với hàng nông sản Thái Lan nhƣ thế nào:

Hình 3.3: Tỷ lệ xuất khẩu nông sản Thái Lan sang các nƣớc và tỷ lệ các biện pháp bảo hộ phi thuế quan áp dụng với Thái Lan năm 2013

(Nguồn: ITC,2014)

Từ biểu đồ ta thấy, mặc dù EU chỉ chiếm 10,9% tỉ trọng hàng xuất khẩu của Thái Lan thấp hơn so với nhiều khu vực khác nhƣ ASEAN (17%), Trung Quốc (13%) nhƣng thị trƣờng này lại áp dụng tới 27,8% các biện pháp bảo hộ phi thuế quan đối với quốc gia này. Đây là tỷ lệ cao nhất trong số các thị trƣờng xuất khẩu của Thái Lan, cao hơn nhiều so với mức 16% của ASEAN hoặc 8% của Trung

Quốc. Qua ví dụ của Thái Lan có thể thấy EU là một trong những thị trƣờng áp dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan tích cực nhất gây khó khăn cho nhiều quốc gia xuất khẩu, nhất là các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của EVFTA đến XUẤT KHẨU NÔNG sản của VIỆT NAM SANG EU (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)