3.2.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng
cao của thị trường EU.
Nhƣ đã phân tích trƣớc đó, EU là một trong những thị trƣờng tích cực nhất trong việc áp dụng các rào cản phi thuế quan, Việt Nam cũng không nằm ngoài nguyên tắc áp dụng đó của EU. Bảng dƣới đây thống kê số lƣợng các rào cản phi thuế quan mà các quốc gia trên thế giới áp dụng với mặt hàng trái cây của Việt Nam năm 2015:
Hình 3.4: Số lƣợng các biện pháp phi thuế quan mà các nƣớc áp dụng với Việt nam năm 2015
(Nguồn: UNCTAD, 2017)
Theo đó, EU đứng trong nhóm ba thị trƣờng có số lƣợng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan đƣợc áp dụng nhiều nhất với mặt hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam chỉ sau Mỹ (có 97 biện pháp) và Úc (49 biện pháp). Năm 2015, EU áp dụng tổng cộng 34 biện pháp phi thuế quan với trái cây Việt Nam trong đó có 26 biện
pháp về kiểm dịch động thực vật (SPS) và 8 biện pháp về rào cản kỹ thuật thƣơng mại (TBT) cao hơn nhiều so với số lƣợng các biện pháp áp dụng của Thái Lan (26 biện pháp),Trung Quốc (24 biện pháp), Nhật Bản (22 biện pháp)…Bảng dƣới đây thống kê chi tiết các loại biện pháp SPS và TBT đƣợc áp dụng:
Bảng 3.1: Số lƣợng các biện pháp SPS và TBT mà EU áp dụng đối với trái cây của Việt Nam năm 2015
(Nguồn: UNCTAD, 2017)
Theo đó thì các biện pháp SPS đƣợc sử dụng nhiều hơn khi có tới 26 biện pháp so với 8 biện pháp TBT. Trong các biện pháp SPS thì nhóm biện pháp đánh giá sự phù hợp đƣợc áp dụng nhiều nhất khi có tới 9 biện pháp đƣợc sử dụng. Theo đó, EU không chỉ tiến hành kiểm tra hàng hóa ở các cửa khẩu mà còn ở bất kỳ giai đoạn nào của chuỗi sản xuất thực phẩm. Các hình thức kiểm tra gồm có kiểm tra tài liệu, kiểm tra nhận dạng ngẫu nhiên hoặc kiểm tra thực tế trực tiếp (EC, 2013). Ngoài ra trong nhóm SPS còn áp dụng các biện pháp khác nhƣ yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, giới hạn dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất…Trong số các biện pháp TBT đƣợc áp dụng thì nhóm biện pháp về ghi nhãn, đánh dấu và đóng gói đƣợc sử dụng nhiều nhất với 4 trong tổng số 8 biện pháp. Những yêu cầu về quy
định dán nhãn này phản ánh việc EU rất quan tâm tới vấn đề truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Một cuộc khảo sát năm 2014 của 21 nƣớc thành viên OECD cho thấy EU xếp hạng cao nhất với các yêu cầu truy xuất nguồn gốc thực phẩm (Charlebois, Sterling, Haratifar, & Naing, 2014).
3.2.2.2. Đẩy mạnh xuất khẩu các chế phẩm từ động vật thực vật, nâng cao
giá trị hàng xuất khẩu.
Trong số ba nhóm hàng nông sản: sản phẩm có nguồn gốc động vật, sản phẩm có nguồn gốc thực vật và các nông phẩm khác thì nhóm nông phẩm khác bao gồm các chế phẩm của hai nhóm trên mang lại giá trị xuất khảo trên mỗi đơn vị cao hơn tuy nhiên tổng giá trị lại thấp nhất trong số ba nhóm. Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê thì năm 2017 nhóm chế phẩm này (gồm các mặt hàng từ chƣơng 15 đến chƣơng 22) mang lại giá trị xuất khẩu là 659,56 triệu USD cho Việt Nam. Con số này thấp hơn so với nhóm nông sản có nguồn gốc động vật đạt 780,36 triệu USD và nông sản có nguồn gốc từ thực vật đạt 2409,31 triệu USD. Điều này phản ánh một thực tế là nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu thô chƣa qua chế biến có giá trị thấp. Một ví dụ điển hình cho thực tế này là xuất khẩu cà phê, chè Việt Nam. Năm 2017 nhóm cà phê chƣa rang xay, chè nguyên vật liệu của Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 1263 triệu EUR, chiếm tỷ trọng 50,6% tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trƣờng này thì nhóm chè và cà phê triết xuất chỉ có giá trị xuất khẩu thấp hơn nhiều đạt 36 triệu EUR, tƣơng ứng với 1,4% tổng giá trị nông sản xuất khẩu (European Commission, 2019)
Tuy nhiên, nếu xét theo sự thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu thì nhóm hàng chế phẩm cho thấy những tín hiệu rất tích cực. Theo đó, năm 2017 tỷ trọng theo giá trị của nhóm hàng chế phẩm đạt 17,1 % tăng đáng kể so với mức tỷ trọng 10% của năm 2010. Đi cùng với đó là sự giảm mạnh tỷ trọng của nhóm nông sản có nguồn gốc từ động vật từ 41,9% năm 2010 xuống còn 20,3% năm 2017. Nhóm nông sản có nguồn gốc thực vật cũng có bƣớc tiến đáng kể từ mức 48% năm 2010 lên mức 62,6% năm 2017. Điều này đang cho thấy một xu hƣớng rõ ràng rằng chúng ta đang quan tâm nhiều hơn tới việc chế biến hàng nông sản trƣớc khi xuất khẩu. Đó là xu hƣớng tất yếu để nâng cao giá trị nông phẩm.
3.2.3. EVFTA và những tác động tới triển vọng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU.
Từ những phân tích về diễn biến thị trƣờng và định hƣớng xuất khẩu trong thời gian tới, ta rút ra đƣợc những ảnh hƣởng sau có thể có của EVFTA đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam:
- Kim ngạch xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU trong thời gian tới hứa hẹn sẽ gia tăng mạnh mẽ do những ƣu đãi từ việc cắt giảm thuế nhập khảu từ phía EU. Hiệu ứng có thể xuất hiện ngay tức thì đối với nhiều mặt hàng do thuế đƣợc giảm về không ngay khi Hiệp định có hiệu lực chính thức.
- Các biện pháp hạn chế thƣơng mại phi thuế quan không bị giảm đi mà còn có xu hƣớng gia tăng và tinh vi hơn đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu phải chủ động nghiên cứu và tuân thủ quy định nƣớc nhập khẩu. Điều này cũng có nghĩa là quá trình chọn lọc các doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu vào EU sẽ ngày càng gay gắt và khốc liệt.
- EVFTA sẽ mang lại nhiều ƣu đãi về thuế đặc biệt đối với nhóm mặt hàng nông sản đã qua chế biến, thuế trung bình giảm mạnh từ 37,2% về 2,1% sau 7 năm. Điều này hứa hẹn sẽ chứng kiến sự chuyển dịch trong cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam theo hƣớng tăng tỷ trọng chế biến và giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu.
- Trong bối cảnh cạnh tranh về giá tại thị trƣờng EU ngày càng khốc liệt khi ngày càng có nhiều đối tác muốn chiếm lĩnh thị trƣờng này, việc EVFTA cắt giảm thuế cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt càng trở nên quan trọng, góp phân tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt.
- EU luôn là một trong những đối tác thƣơng mại hàng đầu của Việt Nam. Việc ký thêm một Hiệp định nhƣ EVFTA giúp củng cố vai trò và vị trí chiến lƣợc trong quan hệ thƣơng mại quốc tế của nhau. Sẽ ngày càng có nhiều hơn doanh nghiệp Việt Nam muốn tìm kiếm cơ hội tại thị trƣờng này, trong bối cảnh những thị trƣờng lớn khác nhƣ Mỹ, Trung Quốc…trở nên khó mở rộng kinh doanh hơn.