Pakistan là một đất nƣớc Nam Á đang phát triển có GDP đạt 305 tỷ USD năm 2017 (World Bank, 2018). Quá trình công nghiệp hóa của quốc gia này chỉ diễn ra gần đây và đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2017 đạt 5,7% (World Bank, 2018) Cùng với đó là quá trình tự do hóa thƣơng mại. Sau nhiều năm chịu thâm hụt thƣơng mại do xuất khẩu không tăng kịp với nhu cầu nhập khẩu thì từ đầu những năm 2000 tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu hàng năm của Pakistan đạt trung bình 16% do những thay đổi trong chính sách thƣơng mại (Shaista Alam), giúp cải thiện đáng kể cán cân thanh toán của quốc gia này. Việc phân tích ví dụ về một quốc gia đang trên đà mở cửa nhƣ Pakistan sẽ có nhiều ý nghĩa tới đánh giá tác động của FTA đến xuất khẩu của một nƣớc cũng đang trên đà hội nhập và phát triển nhƣ nƣớc ta.
Ấn phẩm “Export-enhancing Effects of Free Trade Agreements in South Asia: Evidence from Pakistan” trên tạp chí Journal of South Asian Development của hai
tác giả Farhat Mahmood và Juthathip Jongwanich đã có những phân tích khá chi tiết về tác động của FTA tới xuất khẩu của đất nƣớc này. Phân tích đƣợc áp dụng cho 6 FTA có hiệu lực của Pakistan trƣớc năm 2010 gồm : FTA Pakistan – Sri lanka (PSFTA), Pakistan – Iran Preferential Trade Agreement (PIPTA), Pakistan – China (PCFTA), Pakistan – Mauritius Preferential Trade Agreement (PMPTA), Pakistan – Malaysia (PMFTA), South Asian Preferential Trading Arrangement (SAPTA). Hai tác giả đã chạy mô hình kinh tế lƣợng dữ liệu thu thập từ thƣơng mại song phƣơng của Pakistan đến 214 đối tác trên thế giới từ cơ sở dữ liệu về thƣơng mại hàng hóa của Liên Hợp Quốc giai đoạn 2000 - 2010.
Hai phƣơng pháp chọn giá trị bằng biến giả và phƣơng pháp tính độ lệch thuế giữa thuế ƣu đãi và thuế tối huệ quốc (MFN) đƣợc áp dụng. Biểu đồ dƣới đây cho thấy độ chênh lệch mức thuế mà tác giả đã ghi nhận đƣợc từ 6 FTA mà Pakistan tham gia:
Hình 1.4: Chênh lệch mức thuế trong FTA và thuế MFN trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế tạo của Pakistan
(Nguồn: Farhat Mahmood và Juthathip Jongwanich, 2018)
Biểu đồ trên biểu thị chênh lệch thuế mà Pakistan nhận đƣợc khi tham gia vào các FTA khác nhau:. Hình a phản ánh mức chênh lệch thuế trong lĩnh vực nông nghiệp và hình b phản ánh chênh lệch thuế trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo. Qua hai đồ thị trên ta đều thấy đƣợc quá trình cắt giảm thuế của FTA đáng kể so với
mức thuế MFT, điều này tạo động lực chính cho thúc đẩy xuất khẩu. Mức độ cắt giảm thuế trong lĩnh vực nông nghiệp không cao và đồng đều nhƣ lĩnh vực công nghiệp chế tạo vì thực tế đây là loại mặt hàng nhạy cảm đối với các nƣớc đang phát triển. Mức độ cắt giảm thuế cũng không giống nhau giữa các FTA, một số FTA có độ cam kết khá cao nhƣ SAFTA, PCFTA…trong khi đó mức độ cam kết của PMFTA lại tƣơng đối thấp cho cả hai lĩnh vực.
Kết quả chạy mô hình cho thấy GDP của nƣớc nƣớc nhập khẩu có tác động tích cực, trong khi đó GDP của Pakistan lại chƣa thu đƣợc một kết luận thống nhất giữa các phƣơng pháp ƣớc lƣợng. Khoảng cách địa lý có tác động tiêu cực trong mọi phƣơng pháp ƣớc lƣợng. Tƣợng tự nhƣ GDP, biến dân số cũng chỉ thu đƣợc kết luận với dân số của nƣớc nhập khẩu và là tác động tích cực, dân số của Pakistan không cho thấy tác động tới xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái RER cũng cho thấy tác động tích cực, phản ánh thực tế là đồng tiền càng mất giá thì tác động thúc đẩy xuất khẩu càng mạnh. Kết quả phân tích biến thuế suất cho thấy xuất khẩu sẽ giảm nếu thuế nhập khẩu MFN tăng. Biến CB (chung biên giới) cho kết quả trái với dự đoán, tức là tác động tiêu cực tới xuất khẩu, có thể đƣợc giải thích là do xung đột giữa Pakistan và Ấn Độ còn kết quả phân tích biến CL (chung ngôn ngữ) giải thích rằng xuất khẩu sẽ tăng nếu hai nƣớc dùng chung ngôn ngữ. Các biến PCFTA, PSFTA, PIPTA, PMPTA, PMFTA đại diện cho việc tham gia các FTA khác nhau của các nƣớc trong hồi quy, đều cho thấy tác động thúc đẩy xuất khẩu bất chấp các phƣơng pháp hồi quy và chọn giá trị. SAFTA thì lại thu đƣợc tác động kìm hãm xuất khẩu theo phƣơng pháp NB. Điều này có thể có đƣợc là do xung đột giữa hai nƣớc lớn trong khu vực Nam Á là Pakistan và Ấn Độ, ngoài ra còn là tình trạng gia tăng của buôn lậu quả biên giới. Phƣơng pháp chọn giá trị bằng độ lệch thuế chỉ ra rằng tác động của PCFTA trong thƣơng mại với Trung Quốc có tác động lớn nhất tới xuất khẩu của Pakistan.
Khi chạy hồi quy cho các nhóm hàng hóa riêng biệt: hàng nông sản và hàng công nghiệp thay vì tổng giá trị xuất khẩu thì kết quả cho thấy tác động tới xuất khẩu của các FTA tới hàng xuất khẩu nông sản lớn hơn so với hàng công nghiệp. Điều này có đƣợc là do những ROO của FTA khiến để đạt đƣợc ƣu đãi thuế cho
hàng xuất khẩu công nghiệp thì khó hơn so với hàng nông sản. Điều này phù hợp với trình độ phát triển của Pakistan, một nƣớc đang phát triển tƣơng đồng nhƣ Việt Nam.
Hình 1.5: Xuất khẩu của Pakistan tới các đối tác ký kết FTA và các đối tác khác giai đoạn 2000- 2010
(Nguồn: Farhat Mahmood và Juthathip Jongwanich, 2018)
Biểu đồ cho thấy thực tế trong giai đoạn 2000 -2010, xuất khẩu của Pakistan tới nhiều nƣớc trên thế giới gia tăng đáng kê, trong đó có các nƣớc tham gia ký kết FTA nhƣ Trung Quốc (PCFTA), các nƣớc Nam Á (SAFTA)…trong khi đó xuất khẩu với một số nƣớc khác cho thấy tăng trƣởng dù không thực sự ấn tƣợng nhƣ FTA nhƣ với Malaysia (PMFTA), với Sri Lanka (PSFTA)…
Kết quả của phân tích đối với trƣờng hợp của Pakistan cho thấy tác động tích cực của FTA đến xuất khẩu. Tuy nhiên mức độ tác động khác nhau tùy thuộc vào từng FTA cụ thuể và các vấn đề khách quan nhƣ: khoảng cách địa lý, ngôn ngữ…ROO trong FTA cũng là một yếu tố quan trọng đối với hiệu quả tác động tới xuất khẩu của FTA. Đối với các nƣớc nông nghiệp và đang phát triển thì FTA có xu hƣơng thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản mạnh hơn hàng công nghiệp do ROO cho hàng công nghiệp khó đáp ứng đƣợc hơn.
Qua việc phân tích hai ví dụ trên về trƣờng hợp của Thái Lan và Pakistan, ta đã đứng trên hai góc độ khác nhau để nhìn nhận về tác động của FTA đến xuất khẩu. Trong ví dụ về Thái Lan, ta đã dẫn ra những bằng chứng về việc FTA đã thay đổi
nhận thức và hành vi trong kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu tại quốc gia này. Trong khi đó, bằng những phân tích định lƣợng về trƣờng hợp hội nhập của Pakistan, ta đã có những số liệu cụ thể về hiệu quả tích cực của FTA đến thúc đẩy xuất khẩu. Do đó, ta có những cơ sở để kết luận rằng, mặc dù tùy từng hiệp định có những ảnh hƣởng không giống nhau nhƣng nhìn tổng thể FTA có tác động tích cực tới thúc đẩy xuất khẩu của các thành viên tham gia ký kết.
CHƢƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG EU