Cơ hội trong việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp số trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp số trong ngành bán lẻ hàng điện tử của việt nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 105 - 107)

Sự phát triển của CNTT, mạng internet và mới đây là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra đã thay đổi toàn bộ ngành bán lẻ, tạo ra một môi trường kinh doanh mới cho daonh nghiệp bán lẻ - môi trường kinh doanh số hóa. Môi trường kinh doanh mới mang lại cho các doanh nghiệp bán lẻ hàng điện tử Việt Nam những cơ hội mới nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức to lớn. Như bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, khi trở thành doanh nghiệp bán lẻ số, các doanh nghiệp bán lẻ hàng điện tử Việt Nam có được những thuận lợi cơ bản sau đây:

Thứ nhất, các hoạt động kinh doanh, giao dịch và nhãn hiệu của các doanh nghiệp trên môi trường số hóa đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Ngày 25/11/2005, Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/3/2006. Luật này đã đặt nền móng cho toàn bộ hệ thống pháp luật TMĐT Việt Nam, hướng tới thiết lập một khung chính sách – pháp lý toàn diện cho các giao dịch điện tử trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thứ hai, CNTT phát triển nhanh đã tạo điều kiện cho ra đời ngày càng nhiều các ứng dụng phục vụ cho kinh doanh trên môi trường số hóa; kéo theo đó là thanh toán điện tửđã đạt được những bước tiến mới. Giờ đây người tiêu dùng có thể mua sắm hàng hóa, dịch vụ, thanh toán hóa đơn một cách dễ dàng nhanh chóng thông qua internet, ATM, POS (Point of Sale – điểm bán hàng), điện thoại di động, ví điện tử…

Tính đến tháng 7/2016 đã có 53 tổ chức phát hành và thanh toán thẻ, số lượng thẻ cũng được các ngân hàng quan tâm phát triển và vẫn tăng trưởng đều qua các năm. Theo số liệu từ Vụ Thanh Toán, đến cuối tháng 12/2016, trên toàn quốc có 17.472 ATM và hơn 263.427 POS được lắp đặt, chưa kể một số lượng lớn các website thương mại điện tử chấp nhận giao dịch thẻ trực tuyến12. Việc sát nhập thành công Smartlink vào Banknetvn và đổi tên thành Công ty Cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) tạo thuận lợi và hiệu quả hơn trong việc kết nối, chuyển mạch thẻ

93

tại Việt Nam. Đây là bước đi quan trọng nhằm tạo nền tảng kỹ thuật cho việc phát triển thanh toán thẻ. Ngân hàng Nhà nước cũng quan tâm chỉ đạo phát triển thanh toán POS trên thiết bị di động (mPOS), ứng dụng công nghệ hiện đại với chi phí thấp, dễ sử dụng và đảm bảo an toàn bảo mật, mở ra khả năng mới để phát triển nhanh các điểm chấp nhận thẻ quy mô nhỏ, tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ cho khu vực nông thôn. Theo kế hoạch số 16/KH-NHNN được Ngân hàng nhà nước ban hành ngày 30/12/2015 chậm nhất đến ngày 31/12/2020 toàn bộ thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam hoàn thành chuyển đổi sang thẻ chip gắn vi mạch điện tử.

Bên cạnh các ngân hàng trong nước, dịch vụ thanh toán điện tử còn có sự tham gia tích cực của các công ty Fintech cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử. Ngoài những gã khổng lồ như GrabPay và AliPay, các công ty fintech trong nước cũng đang tích cực dồn tiền cho các dự án của mình. Một trong những công ty khởi nghiệp tiên phong của Việt Nam trong lĩnh vực thanh toán điện tử là Momo. Công ty này cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trên toàn quốc, thanh toán hơn 100 loại hóa đơn, nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động, giải quyết các khoản vay cá nhân và nhiều tiện ích khác.

Sự phát triển như vũ bão của thị trường viễn thông, điện thoại di động cũng đang là một công cụ hữu hiệu để tích hợp các dịch vụ thanh toán trực tuyến. Rõ ràng, Việt Nam đang có một môi trường lý tưởng để thúc đẩy sự phát triển của TMĐT nói chung và xây dựng và phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp số nói riêng.

Thứ ba, trong môi trường số hóa thị trường kinh doanh không giới hạn đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp bán lẻ số cũng như những thương hiệu mạnh có điều kiện vươn xa ra thị trường thế giới. Ngoài việc dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn trong và ngoài nước để xây dựng thương hiệu và mở rộng hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp bán lẻ số có điều kiện thuận lợi tiếp thu kỹ thuật công nghệ mới để cập nhật nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tạo uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp. Những kinh nghiệm của các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài thành công trong việc tổ chức, quản lý, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp số cũng sẽ được các doanh nghiệp Việt Nam tiếp thu một cách nhanh chóng, thường xuyên hơn qua mạng Internet.

94

Thứ tư, thành công trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp số trong ngành bán lẻ hàng điện tử Việt Nam như: Thế Giới Di Động, FPT…đã tạo ra niềm tin thương hiệu cho các doanh nghiệp bán lẻ hàng điện tử khác trong quá trình chuyển đổi thành doanh nghiệp bán lẻ số và cũng đem lại rất nhiều bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp này trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu.

Thứ năm, xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng tăng lên, bên cạnh sự gia tăng của số người sử dụng internet ở Việt Nam trong thời gian gần đây, số lượng người tham gia vào hoạt động mua bán trực tuyến cũng tăng rõ rệt. Gần đây, trong một báo cáo nghiên cứu của Công ty TNHH CBRE Việt Nam, được thực hiện thông qua ghi nhận ý kiến khoảng 1.000 người tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, cho biết, 25% người tiêu dùng được khảo sát dự định sẽ giảm tần suất mua sắm tại cửa hàng thực tế. Trong khi đó, 45-50% cho rằng, sẽ mua sắm trực tuyến thông qua máy tính để bàn/máy tính xách tay hay điện thoại thông minh/máy tính bảng, thường xuyên hơn trong tương lai13. Kết quả khảo sát năm 2018 của Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho thấy, số người tiêu dùng chọn mua online đã tăng gấp ba lần (2,7%) so với năm 2017 (0,9%). Ngoài ra, kết quả khảo sát còn ghi nhận, tất cả các sản phẩm tiêu dùng ít nhiều đều được người tiêu dùng mua online. Đến năm 2020, dự kiến tại Việt Nam có khoảng 30% dân số tham gia mua sắm online, đạt 350 USD/người. Theo đó, thương mại điện tử trên nền tảng di động và thương mại điện tử định vị sẽ tiếp tục là xu thế chủ đạo trên thế giới, chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ toàn cầu. Đây là một con số đáng quan tâm đối với các doanh nghiệp bán lẻ số của Việt Nam và đồng thời cũng tạo ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp này có thể triển khai mạnh mẽ hoạt động đầu tư của mình trong thời gian tới.

3.1.3. Mt s thách thc trong vic xây dựng thương hiệu ca các doanh nghip s trong ngành bán lháng điện t ca Vit Nam trong bi cnh cuc CMCN 4.0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp số trong ngành bán lẻ hàng điện tử của việt nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)