Thực trạng về kinh doanh nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu dược phẩm tại công ty TNHH dược phẩm doha (Trang 36)

2.1.1. Tình hình nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam

Dược phẩm thuộc nhóm nhu cầu thiết yếu nên sự tăng trưởng kinh tế hầu như không có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của ngành và thị trường dược phẩm còn nhiều tiềm năng khi nhu cầu tiêu thụ thuốc luôn tăng. Nguyên nhân là số lượng người mắc bệnh ở Việt Nam ngày càng nhiều, đặc biệt là tỷ lệ người mắc các bệnh ung thư gia tăng và ngày càng xuất hiện nhiều loại bệnh mới. Theo ước tính của tổ chức BMI, giá trị tiêu thụ thuốc của Việt Nam năm 2016 tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10,2% do cơ cấu dân số trẻ, thu nhập và mức độ quan tâm đến các vấn đề sức khỏe ngày càng cao. Tuy nhiên, giá trị sản xuất trong nước chỉ mới chiếm chưa đến 45% tổng giá trị sử dụng thuốc, chủ yếu bào chế các loại thuốc đơn giản, phổ biến, giá rẻ. Còn các loại thuốc biệt dược có giá trị cao đa phần là thuốc nhập khẩu. Do đó, thuốc nhập khẩu vẫn là đối tượng được các công ty dược ở Việt Nam quan tâm.

Bảng 2.1: Sự tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam giai đoạn 2012-2016

So sánh kim

ngạch NK 2016/2015 2015/2014 2014/2013 2013/2012

% 10,48 14,02 8,29 5,00

Nguồn: Tổng Cục Hải quan

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng Cục Hải quan Việt Nam, năm 2016 Việt Nam đã nhập khẩu hơn 2,5 tỷ USD hàng dược phẩm, tăng 10,48% so với năm 2015. Việt Nam nhập khẩu dược phẩm chủ yếu từ thị trường Pháp, chiếm 12,55%, đạt kim ngạch hơn 321,70 triệu USD, tăng 16,99% so với năm 2015; kế đến là thị trường Ấn Độ chiếm gần 10,77%, đạt kim ngạch

hơn 276 triệu USD, tăng 3,21% so với năm 2015; thứ ba là thị trường Đức chiếm gần 8,8% nhưng có mức tăng trưởng tới 12,33% so với cùng kỳ năm 2015. Ngoài ba thị trường chính kể trên, Việt Nam nhập khẩu dược phẩm từ các thị trường khác nữa như: Hàn Quốc, Italia, Hoa Kỳ, Thụy Sỹ,…

Tổng quan về cơ cấu và giá trị cụ thể của các thị trường nhập khẩu dược phẩm năm 2016 được thể hiện lần lượt ở biểu đồ và bảng dưới đây:

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thị trường nhập khẩu dược phẩm năm 2016

12.55 10.77 8.80 7.64 5.77 54.47 Pháp Ấn Độ Đức Hàn Quốc Italia Còn lại

Nguồn: Tổng Cục Hải quan

Bảng 2.2: Thống kê thị trường nhập khẩu dược phẩm giai đoạn 2014 – 2016

Thị trường NK Năm 2016 (USD) Năm 2015 (USD) Năm 2014 (USD) So sánh 2016/2015 (%) So sánh 2015/2014 (%) Tổng giá trị NK 2.563.478.916 2.320.380.096 2.035.077.773 10,48 14,02 Pháp 321.756.226 275.026.103 239.406.892 16,99 14,88 Ấn Độ 276.062.729 267.470.249 266.965.939 3.21 0,19 Đức 225.511.958 200.762.489 189.149.508 12,33 6,14 Hàn Quốc 195.780.338 183.304.256 161.536.835 6,81 13,48 Ý 148.030.306 131.395.904 119.339.946 12,66 10,10 Hoa Kỳ 138.719.416 113.962.496 83.037.954 21,72 37,24 Thái Lan 88.411.262 72.011.809 61.869.108 22,77 16,39

Ailen 77.809.199 45.653.824 46.987.990 70,43 -2,84 Tây Ban Nha 67.834.154 54.060.741 37.259.598 25,48 45,09 Áo 57.227.992 43.066.636 39.783.110 32,88 8,25 Ba Lan 46.926.435 42.809.352 28.939.474 9,62 47,93 Nhật Bản 45.433.778 27.891.623 27.067.658 62,89 3,04 Hà Lan 35.541.321 27.910.566 29.440.531 27,34 -5,20 Indonesia 30.449.710 21.836.831 27.984.072 39,44 -21,97 Đan Mạch 27.360.491 24.797.392 22.442.689 10,34 10,49 Hungari 26.623.156 26.442.916 36.996.054 0,68 -28,53 Pakistan 22.630.818 21.826.762 23.293.012 3,68 -6,29 Thổ Nhĩ Kỳ 13.407.452 12.383.718 10.570.881 8,27 17,15 Philippin 11.119.096 7.490.122 6.747.587 48,45 11,00 Nga 3.598.049 2.921.557 3.319.854 23,16 -12,00 Anh 121.261.970 135.357.793 111.592.678 -10,41 21,30 Thuỵ Sỹ 117.312.280 122.029.391 95.083.565 -3,87 28,34 Bỉ 79.867.261 88.257.091 62.332.869 -9,51 41,59 Úc 58.860.946 59.467.699 45.856.160 -1,02 29,68 Trung Quốc 44.511.001 51.545.797 52.214.873 -13,65 -1,28 Thuỵ Điển 33.644.832 43.796.692 28.164.200 -23,18 55,50 Argentina 14.902.617 16.645.333 16.337.005 -10,47 1,89 Đài Loan 14.280.267 14.353.971 17.617.463 -0,51 -18,52 Singapore 10.187.633 16.393.921 15.164.456 -37,86 8,11 Malaysia 8.705.604 12.997.128 13.253.428 -33,02 -1,93 Canada 6.703.438 8.117.498 7.805.521 -17,42 4,00

Nguồn: Tổng Cục Hải quan

Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm từ các thị trường trong năm 2016 đều có tốc độ tăng trưởng dương, số lượng thị trường có tăng trưởng dương chiếm tới 72%, đặc biệt là thị trường Ailen với mức tăng 70,43%. Ngược lại số lượng thị trường với tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 28% và thị trường Singapore giảm mạnh nhất với mức sụt giảm 37,86%. Một vài thị trường có sự đổi chiều về mức tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu giữa các năm như thị trường Indonesia với mức tăng 39,44% của năm 2016 so với 2015 nhưng có mức tăng trưởng của năm 2015 so với 2014 lại giảm 21,97%; hay thị trường Singapore với kim ngạch nhập khẩu năm 2015 tăng 8,11% so với năm 2014 nhưng năm 2016 lại giảm tận 37,86% so với năm 2015.

2.1.2. Cơ hội và thách thức trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu dược phẩm ởViệt Nam Việt Nam

Thị trường dược Việt Nam đang hội tụ rất nhiều yếu tố hấp dẫn, như tốc độ tăng trưởng dân số ổn định, sự nhận thức về sức khỏe của tầng lớp trung lưu và khả năng tiếp cận thuốc ngày càng được cải thiện. Đó là những yếu tố giúp ngành dược Việt Nam giữ vững tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian tới. Tuy nhiên, dược phẩm nhập khẩu vẫn được dự báo vẫn sẽ lấn át sản phẩm nội địa, do sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ yêu cầu, đặc biệt với các loại thuốc đặc trị, có giá trị cao như thuốc gây mê, thuốc giải độc đặc hiệu, thuốc chống ung thư… Cùng với đó, tâm lý của người Việt Nam vẫn ưa chuộng hàng ngoại cũng tác động đến hoạt động nhập khẩu thuốc. Theo một số liệu thống kê cho thấy, bác sỹ Việt Nam chỉ kê 20-30% thuốc sản xuất trong nước trên tổng số thuốc cho bệnh nhân. Về mặt chính sách thì ngày càng nhiều mã hàng dược phẩm không phải chịu thuế nhập khẩu. Theo biểu thuế nhập khẩu được áp dụng từ tháng 9 năm 2016, tới 67% mã hàng thuộc nhóm dược phẩm có mức thuế suất nhập khẩu 0%.

Bên cạnh những cơ hội trên thì lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu dược phẩm ở Việt Nam vẫn còn nhiều rủi ro và thách thức. Các doanh nghiệp nhập khẩu cần chú ý tới các rủi ro về sự thay đổi của chính sách, rủi ro về sự biến động về giá thuốc do

thay đổi tỷ giá, phụ thuộc nguồn hàng từ nhà cung cấp, đặc biệt là các chủng loại thuốc đặc trị, rủi ro của quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hay các rủi ro đặc thù của ngành dược. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải có các biện pháp đối phó với những thách thức về sản phẩm thay thế có giá rẻ hơn hay tình trạng thuốc giả được bán ở các chợ thuốc trung tâm và hiệu thuốc.

2.2. Thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu dược phẩm tại Công ty TNHH Dược phẩm DOHA tại Công ty TNHH Dược phẩm DOHA

Nhận thức có rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu dược phẩm nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức đủ các loại rủi ro, chưa phòng tránh hay hạn chế được rủi ro xảy ra hay xử lý rủi ro chưa hợp lý khi phát sinh rủi ro. Một trong các công tác quan trọng trong quản trị rủi ro là tổng hợp và liên tục cập nhật các rủi ro đã xảy ra ở nội tại doanh nghiệp và các doanh nghiệp khác, bởi phải biết vấn đề là gì thì mới đưa ra được biện pháp giải quyết. Vì vậy, trong phần này sẽ đề cập đến các rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu dược phẩm tại Công ty TNHH Dược phẩm DOHA và đây cũng là các rủi ro thường gặp của các doanh nghiệp nhập khẩu dược phẩm ở Việt Nam.

2.2.1. Rủi ro pháp lý

Pháp lý luôn là vấn đề phức tạp trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt với các hoạt động có yếu tố nước ngoài như hoạt động nhập khẩu thì càng phải được tìm hiểu rõ ràng. Các doanh nghiệp Việt Nam thường có ít kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý với đối tác nước ngoài (nhà sản xuất, nhà cung cấp, hãng vận chuyển) và chi phí cho việc tranh kiện ở nước ngoài đều rất cao, do vậy việc cẩn thận trong việc đàm phán hợp đồng giúp các doanh nghiệp Việt Nam tránh được các rủi ro bất lợi trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa.

2.2.1.1. Quy định về hàng hỏng

Dược phẩm là mặt hàng có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người nhưng thực tế mặt hàng này phải trải qua nhiều đơn vị trung gian rồi mới đến được tới người tiêu dùng. Vì vậy, với hầu hết các vấn đề của dược phẩm nhập khẩu Cục Quản lý dược, thuộc Bộ Y tế, sẽ liên hệ tới nhà nhập khẩu mặt hàng đó đầu tiên để giải quyết vấn đề. Đặc biệt về chất lượng của dược phẩm nhập khẩu thì các đơn vị

liên quan như doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp phân phối phải chịu trách nhiệm tới hạn dùng của sản phẩm nếu nó còn được lưu thông trên thị trường chứ không phải chỉ một tháng, sáu tháng hay một năm như nhiều mặt hàng khác. Do đó, việc không nghiên cứu sâu điều khoản khiếu nại hàng hỏng trong hợp đồng nên gặp rủi ro ở vấn đề này. Thời điểm mới kinh doanh nhập khẩu dược phẩm chưa có nhiều kinh nghiệm nên công ty DOHA yên tâm chấp nhận điều khoản với nội dung như sau: Trong trường hợp có vấn đề về chất lượng có thể thấy bằng mắt hoặc sự thiếu hụt của hàng hóa khi hàng hóa tới cảng đích thì người mua phải thông báo cho người bán trong vòng 10 ngày làm việc kèm theo bằng chứng về hàng hỏng hoặc hàng bị thiếu. Với các khiếm khuyết không thể thấy bằng mắt, người mua phải thông báo cho người bán trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi phát hiện ra khiếm khuyết kèm bằng chứng. Nếu người mua vi phạm quy định này thì người bán sẽ không chịu trách nhiệm cho bất cứ vấn đề gì của hàng hóa. Thông thường dược phẩm sẽ có hạn dùng hai hoặc 3 năm, sản phẩm bán càng chậm thì sẽ cảng tồn tại lâu trên thị trường. Khi đó, có khiếu nại về chất lượng sản phẩm thì nhà máy bảo hàng được bán đi lâu rồi, các lô hàng tương tự được bán ở các nước khác đều không gặp vấn đề gì nên không chịu trách nhiệm, đề nghị xem lại tình trạng bảo quản trong quá trình bán hàng và lưu trữ hàng trong kho. Như vậy, do hợp đồng không quy định việc nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm trong toàn bộ thời hạn sử dụng nên đã đẩy trách nhiệm này sang doanh nghiệp nhập khẩu. Với rủi ro này, công ty đã gặp nhiều sự vụ với giá trị tổn thất từ 50 USD đến 40,000 USD; trong đó có sự vụ giá trị hàng hỏng đến 50,000 USD nên công ty kiên trì làm việc với nhà máy để họ phải chịu một nửa tổn thất. Bên cạnh tổn thất về tài chính, sản phẩm nhập khẩu có vấn đề về chất lượng thì doanh nghiệp nhập khẩu vẫn bị đánh giá không tốt trong hệ thống dữ liệu theo dõi quản lý của Cục Quản lý dược.

Một thiếu sót nữa trong điều khoản bồi thường mà công ty DOHA cũng đã gặp phải: Nếu chất lượng của sản phẩm gặp vấn đề là do lỗi của quá trình sản xuất thì nhà máy sẽ thay thế bằng sản phẩm mới với số lượng tương ứng số lượng sản phẩm hỏng trong lô hàng tiếp theo. Như vậy công ty chỉ được bù đắp thiệt hại về

giá trị tiền hàng của số lượng hàng hỏng, còn tiền thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và các chi phí nhập khẩu của số lượng hàng hỏng này thì nhà máy sẽ không trả. Hơn thế một số mặt hàng dược phẩm bao gồm cả thuốc hay thực phẩm chức năng phải chịu thuế suất thuế nhập khẩu khá cao nên công ty phải chịu một khoản thiệt hại không nhỏ do thiếu tính toán trong khi đàm phán hợp đồng. Thông thường các hợp đồng mua bán độc quyền thuốc nhập khẩu giữa nhà cung cấp và người mua có giá trị 5 năm trùng với thời hạn của giấy phép nhập khẩu cho mặt hàng thuốc nhập khẩu nên khi đã ký thì hiệu lực của các điều khoản bất lợi sẽ tồn tại trong khoảng thời gian dài, trừ khi đạt được thỏa thuận mới từ các bên.

2.2.1.2. Quy định về thời hạn giao hàng

Thông thường các hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng là bao lâu sau khi người mua chuyển tiền đặt cọc, nếu ngày giao hàng chậm hơn kế hoạch thì người bán sẽ thông báo ngay lập tức cho người mua nhưng không có quy định về mức phạt nếu người bán giao hàng chậm. Ngoài ra, người bán lấy lý do đình công ở cảng hay thời tiết không cho phép máy bay cất cánh nên họ không phải chịu trách nhiệm với các trường hợp bất khả kháng này. Với các sản phẩm thuốc cung cấp vào bệnh viện dưới dạng đấu thầu thì cần phải cung cấp hàng hóa trong thời hạn quy định của hợp đồng thầu sau khi bệnh viện gọi hàng, nếu hàng hóa về chậm hơn so với kế hoạch ban đầu, công ty không có hàng để cung cấp kịp thời cho bệnh viện thì bị phạt theo hợp đồng đấu thầu. Thậm chí bệnh viện có thể mua sản phẩm khác thay thế cho sản phẩm của mình để có thuốc cho bệnh nhân. Một vài lần công ty giao hàng chậm cho bệnh viện nhưng có làm việc thêm với bệnh viện để giải thích lý do chính đáng của việc chậm trễ đó nên tránh việc bị phạt hợp đồng.

2.2.1.3. Quy định về phí ngân hàng của các khoản thanh toán

Giai đoạn mới bắt đầu hoạt động kinh doanh nhập khẩu, công ty ký kết hợp đồng với nhà cung cấp nhưng không đề cập đến việc ai sẽ chịu phí ngân hàng nên đã xảy ra mâu thuẫn trong việc tranh cãi tiền hàng không được thanh toán đủ như hóa đơn thương mại. Phổ biến hiện nay trong thanh toán quốc tế thì phí ngân hàng ở bên nào thì bên đấy sẽ chịu, nhà cung cấp chịu phí ngân hàng bên nước họ và doanh nghiệp nhập khẩu chịu phí ngân hàng ở Việt Nam. Khi đó, khoản tiền mà nhà cung cấp nhận được ở tài khoản sẽ ít hơn số tiền mà công ty đã chuyển do bị trừ phí ngân

hàng vào khoảng 40 USD đến 80 USD. Do trong hợp đồng không quy định vấn đề này nên nhà cung cấp quy là công ty thanh toán thiếu và yêu cầu thanh toán bổ sung luôn hoặc chuyển cùng món thanh toán khác.

2.2.1.4. Quy định về in mẫu nhãn

Đa số các hợp đồng không quy định nhà sản xuất không được phép in số lượng lớn mẫu nhãn (vỏ hộp, hướng dẫn sử dụng), nhà sản xuất chỉ được in theo số lượng đặt hàng của mỗi lần. Nhà sản xuất muốn tiết kiệm chi phí nên sẽ đặt in số lượng lớn vì mẫu nhãn của sản phẩm không được thay đổi so với mẫu nhãn đã đăng ký với Cục Quản lý dược Việt Nam trừ trường hợp buộc phải thay đổi và có sự chấp thuận của Cục Quản lý dược Việt Nam. Trong trường hợp mẫu nhãn sản phẩm cần phải thay đổi do sự cập nhật của Từ điển dược học hoặc thay đổi quy cách đóng gói sản phẩm thì sau 3 tháng kể từ khi có công văn chấp thuận của Cục Quản lý Dược, dược phẩm nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải sử dụng mẫu nhãn mới đã được duyệt. Nhà sản xuất đã bắt công ty chịu một phần chi phí hủy mẫu nhãn còn thừa hoặc yêu cầu công ty cố gắng nhập thêm hàng để sử dụng nốt mẫu nhãn cũ trước khi hết hạn nhập hàng theo mẫu nhãn cũ.

2.2.2. Rủi ro kinh tế

2.2.2.1. Rủi ro trong thanh toán

Rủi ro trong thanh toán quốc tế là những rủi ro về kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế xuất phát từ các bên tham gia như nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, ngân hàng của nhà xuất khẩu, ngân hàng của nhà nhập khẩu, ngân hàng trung gian hoặc từ các nhân tố bên ngoài như chính trị, hacker,…

- Rủi ro với phương thức thanh toán bằng tín dụng thư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu dược phẩm tại công ty TNHH dược phẩm doha (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)