Nguyên nhân gây ra rủi ro pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu dược phẩm tại công ty TNHH dược phẩm doha (Trang 58 - 59)

Thực tế không nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ở Việt Nam có kinh nghiệm trong việc tranh kiện với các công ty nước ngoài nhưng việc vi phạm các vấn đề pháp lý thì hay xảy ra. Đây là cũng là một trong nhiều vấn đề mà công ty DOHA gặp phải trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, nếu mình vi phạm thì sẽ bị yếu thế với các đối tác nước ngoài, còn nếu đối tác nước ngoài vi phạm nhưng không hợp tác để giải quyết vấn đề thì chi phí để tranh kiện họ ở nước ngoài cũng rất tốn kém. Do đó, ngay từ đầu, công ty nên nắm vững về pháp lý, thận trọng trong bất kỳ thỏa thuận nào ký với đối tác nước ngoài và đảm bảo thực hiện đúng theo quy định đã ký.

Tuy nhiên, để nắm được pháp luật ở nước của bên đối tác hay pháp luật của nước được quy định là cơ sở để giải quyết tranh chấp các bên hay tối thiểu là hiểu rõ các thỏa thuận cần ký với đối tác, đây vẫn là một điều không hề đơn giản bởi:

- Sự khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán dẫn tới hạn chế trong vấn đề đàm phán hợp đồng.

- Công ty thiếu các kiến thức về pháp lý: Nhiệm vụ tìm hiểu và cập nhật thông tin pháp luật chưa phân quyền cụ thể cho một bộ phận cụ thể mà được thực hiện theo năng lực lãnh đạo công ty. Các phòng ban thường tự thu thập và

cập nhật thông tin theo năng lực và sự nhạy bén của của mình, chưa mang tính chuyên nghiệp cao.

- Thiếu chặt chẽ trong các hợp đồng hay thỏa thuận kinh tế: Trong quá trình hợp tác làm viêc, không chỉ có một hợp đồng được ký mà có thể phát sinh thêm phụ lục hợp đồng hoặc các hợp đồng liên quan khác. Thông thường, công ty không chỉ ký mỗi hợp đồng phân phối độc quyền hay hợp đồng nguyên tắc với nhà cung cấp mà còn ký hợp đồng về quy định chất lượng sản phẩm, sau đó mỗi lần đặt hàng có thể ký thêm hợp đồng mua bán với các thông tin cụ thể như số lượng đặt hàng, giá, thời gian giao hàng, điểm đến,… Khi có sự bất hợp lý giữa các hợp đồng hay thỏa thuận này sẽ có thể gây ra tranh cãi giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

- Năng lực kiểm tra và đàm phán hợp đồng còn yếu bởi công ty không có bộ phận pháp lý riêng biệt mà chủ yếu do nhân viên nhập khẩu, nhân viên phụ trách hồ sơ đăng ký dược phẩm và ban lãnh đạo thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu dược phẩm tại công ty TNHH dược phẩm doha (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)