Định hướng quản trị rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu dược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu dược phẩm tại công ty TNHH dược phẩm doha (Trang 77 - 79)

phẩm tại Công ty TNHH Dược phẩm DOHA

Qua thực tế kinh doanh, công ty thấy trong mỗi loại rủi ro thì có nhiều rủi ro khác nhau, mức độ khả năng xảy ra của các rủi ro và hệ quả của các rủi ro cũng khác nhau. Ban đầu, công ty xác định rằng tất cả rủi ro đều phải được xử lý, các rủi ro có nguyên nhân khách quan thì phải yêu cầu các đối tác chịu phần tổn thất, các rủi ro có nguyên nhân chủ quan thì phải xử lý để giảm độ tổn thất cho công ty ở mức thấp nhất có thể. Tuy nhiên, càng mở rộng hoạt động kinh doanh thì khối lượng công việc càng nhiều mà nguồn lực của công ty có hạn nên công ty đã đánh giá lại phương hướng quản trị rủi ro để đảm bảo hiệu quả công việc không bị giảm sút. Ban lãnh đạo công ty thấy rằng không phải rủi ro nào cũng nhất thiết cần được giải quyết bởi để giải quyết một rủi ro không quan trọng có thể làm ảnh hưởng tới

tiến độ công việc và không phải mọi sự tính toán thiệt hơn với đối tác từ những cái nhỏ nhặt đã là tốt.

- Nhận dạng, phân tích, định mức rủi ro.

Nhận dạng, phân tích, định mức rủi ro là các công việc không thể bỏ qua trong hoạt động quản trị rủi ro của công ty. Bên cạnh viêc sử dụng nhân lực nội tại, công ty sẽ cân nhắc tính khả thi và hiệu quả nếu thuê dịch vụ bên ngoài để hỗ trợ việc nhận dạng rủi ro.

- Xử lý rủi ro.

Các biện pháp để né tránh rủi ro và giảm khả năng xảy ra rủi ro được yêu cầu tất cả nhân viên phụ trách thực hiện triệt để.

Khi rủi ro đã xảy ra, công ty đưa ra các tiêu chí để lựa chọn phương án xử lý rủi ro như sau:

+ Rủi ro có nguyên nhân khách quan: • Mức độ tổn thất dưới 100 USD: Chấp nhận rủi ro.

• Mức độ tổn thất từ 100 USD trở lên: Chuyển giao rủi ro. Nếu không chuyển giao được thì giảm hệ quả của rủi ro ở mức thấp nhất có thể.

Nếu rủi ro xảy ra giống với nhiều trường hợp đã có trong quá khứ thì dù tổn thất nhỏ cũng cần yêu cầu bên gây ra rủi ro bồi thường cho công ty để họ phải đặc biệt chú ý tránh mắc lại sai sót gây ra rủi ro đó.

+ Rủi ro có nguyên nhân chủ quan: tùy vào tình hình cụ thể mà phải chấp nhận rủi ro hoặc giảm hệ quả của rủi ro.

• Rủi ro xảy ra tương tự một hoặc nhiều sự vụ trong quá khứ: Yêu cầu nhân viên liên quan chịu trách nhiệm về tổn thất gây ra cho công ty để nhắc nhở không được xảy ra trường hợp như vậy trong tương lại.

• Rủi ro mới xảy ra: Áp dụng các biện pháp để giảm tổn thất mà rủi ro gây ra cho công ty.

Tuy nhiên, nhân viên phụ trách không nên chỉ căn cứ theo những tiêu chí này mà nên cân nhắc cả tình hình cụ thể để đánh giá và lựa chọn phương án xử lý rủi ro thích hợp nhất.

- Theo dõi và báo cáo rủi ro.

Về theo dõi và báo cáo rủi ro cũng là điều không thể thiếu trong hoạt động quản trị rủi ro. Mức độ báo cáo rủi ro sẽ thay đổi thành báo cáo khi có rủi ro xảy ra, báo cáo sau khi giải quyết xong rủi ro và báo cáo định kỳ theo quý. Đặc biệt trong giai đoạn bắt đầu xây dựng khuôn khổ quản trị rủi ro, việc báo cáo thường xuyên sẽ giúp ban lãnh đạo đánh giá được khuôn khổ quản trị rủi ro và có những điều chỉnh hay cải tiến cho phù hợp với điều kiện cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu dược phẩm tại công ty TNHH dược phẩm doha (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)