4. Kết cấu của luận văn
1.3.3.2. Sự cần thiết phải tạo động lực đối với tổ chức
Đối với tổ chức, mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất chính là hiệu quả sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp chỉ có thể đạt đƣợc năng suất cao, tăng doanh thu và lợi nhuận khi có những nhân viên làm việc tích cực sáng tạo. Chính động lực làm việc mà doanh nghiệp tạo ra cho NLĐ sẽ quyết định thái độ làm việc của họ. Công tác tạo động lực lao động của doanh nghiệp sẽ tốt và khuyến khích nhân viên Làm việc hết mình, thu hút và giữ chân nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, tạo lợi thế cạnh tranh riêng cho doanh nghiệp, duy trì mối quan hệ tốt giữa các cá nhân với nhau và giữa cá nhân với tổ chức. Một tổ chức xây dựng và duy trì chính sách tạo động lực tốt và biện pháp sử dụng NLĐ hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí quản lý nguồn nhân lực, xây dựng văn hóa tổ chức lành mạnh và nâng cao uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp.
28
Tiểu kết chƣơng
Nghiên cứu tạo động lực lao động trong các đơn vị có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm đánh giá đƣợc thực trạng và tiềm năng của nguồn nhân lực trong đơn vị. Chƣơng 1 của luận văn tập trung hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến tạo động lực lao động, các nội dung của tạo động lực cũng nhƣ các biện pháp tạo động lực cho lao động. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về tạo động lực lao động, trong phạm vi luận văn, khái niệm đƣợc sử dụng là: Tạo động lực lao động là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật… nhất định để kích thích NLĐ làm việc một cách tự nguyện, hăng say, nhiệt tình và có hiệu quả hơn trong công việc. Đây chính là tất cả các hoạt động, các biện pháp của tổ chức thực hiện đối với NLĐ của mình nhằm làm cho họ có động lực trong công việc.
29
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH QUẢNG NINH