1.3.1.. Kinh nghiệm xuất khẩu lao động của một số quốc gia sang thị trường Đông Bắc Á
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Philippines
Để XKLĐ sang khu vực Đông Bắc Á chính phủ Philippines đã thực hiện một số một số quy định sau:
Quy định tuyển dụng: Việc tuyển chọn những NLĐ Philippines đi XKLĐ nói chung và sang Đông Bắc Á nói riêng chỉ được tiến hành thông qua các văn phòng tuyển dụng đã được cấp phép bởi Chính phủ.
Quy định thẩm tra các văn bản về thuê lao động: Các văn phòng lao động ngoài nước ở Đông Bắc Á của Philippines ở thẩm tra các hợp đồng thuê lao động, kiểm tra các điều khoản và các điều kiện có hợp lí trong tiêu chuẩn tối thiểu hay không cũng như thẩm định sự tồn tại của các chủ sử dụng lao động, công ty, dự án. Khi việc thẩm định đã hoàn thành, các chủ sử dụng lao động nước ngoài sẽ quan hệ với đối tác của họ là các văn phòng tuyển dụng lao động ở Philippines.
Quy định hồ sơ của người lao động: Người lao động phải có giấy phép chứng nhận đủ sức khỏe để làm việc ở nước ngoài của cơ quan y tế theo tiêu chuẩn của nước nhận lao động, hoặc là của Bộ y tế Philippines. Những NLĐ đã hoàn thành các thủ tục pháp lý của Chính phủ được cấp thẻ ID điện tử. Thẻ điện tử này cũng được dùng như một thẻ hội viên của Cục phúc lợi xã hội cho người lao động ngoài nước (OWWA) và có thể được sử dụng cho sự quản lý của Chính phủ, chuyển tiền quốc tế và thanh toán.
Quy định giáo dục định hướng cho người lao động: Thông qua giáo dục định hướng NLĐ sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin để trang bị cho mình. Trong suốt quá trình giáo dục định hướng, NLĐ được cung cấp các thông tin về đất nước mà họ sẽ đến, thực tế tại nơi làm việc, những việc nên làm và không nên làm, địa chỉ liên lạc của các cơ quan đại diện của Philippines khi cần thiết.
Quy định sự trợ giúp tại chỗ: Các Đại sứ quán Philippines ở Đông Bắc Á có nhiều biện pháp để bảo vệ người lao động. Có tới 250 cán bộ lao động chuyên trách tại các nước tiếp nhận lao động. Nhiều chủ sử dụng lao động cung cấp các phương tiện vui chơi giải trí hoặc thể thao nhằm tăng cường sức khỏe cho người lao động Philippines.
sinh kế đối với các gia đình, các khoản vay hồi cư. Chính phủ cũng đặt quan hệ với các tổ chức phi chính phủ trong việc tạo những điều kiện dễ dàng về tín dụng và sinh kế cũng như đào tạo người phụ trách đối với những người lao động Philippines.
Quy định chương trình tái hòa nhập: Các chương trình tái hòa nhập xã hội được đưa ra đối với những NLĐ về nước nhằm bù đắp những tổn thương về mặt xã hội, tổn thương về mặt tình cảm và về tâm lý gây ra bởi quá trình làm việc ở nước ngoài. Để tối đa hóa các khoản tiền kiếm được và sử dụng một cách có hiệu quả tiền gửi mà những người lao động Philippines kiếm được một cách vất vả, các tổ chức tài chính và ngân hàng đưa ra các chương trình đầu tư mà sẽ mang lại nhiều lợi ích tài chính hơn đối với những người lao động và gia đình họ.
* Thành tựu xuất khẩu lao động của Philippines
Hằng năm Philippines đưa trung bình khoảng 900.000 lao động với tay nghề khác nhau đến 165 quốc gia trên toàn thế giới. Philippines xác định XKLĐ là mũi nhọn kinh tế của đất nước này. Chính phủ Philippines đã phê chuẩn Công ước quốc tế về bảo vệ quyền lợi của người lao động di cư và đạt được tới 60 thỏa thuận với 50 quốc gia.
Bảng 1.1. Thành tích xuất khẩu lao động của Philippines sang khu vực Đông Bắc Á từ năm 2012 đến năm 2017
Đơn vị: người
Năm Nhật Bản Đài Loan
2012 72.867 63.865 2013 80.170 67.442 2014 91.519 86.749 2015 106.533 95.445 2016 127.518 105.529 2017 132.798 117.608
Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản
(https://www.mhlw.go.jp) và Bộ lao động Đài Loan (http://statdb.mol.gov.tw) 1.3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
* Chính sách của chính phủ
Để XKLĐ sang khu vực Đông Bắc Á chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một số một số quy định sau:
Môi trường pháp lý: Bộ Lao động và Đảm bảo xã hội Trung Quốc chịu trách nhiệm về việc tạo lập môi trường pháp luật, chính sách và các quy chế liên quan về xuất khẩu lao động. Việc thành lập các công ty XKLĐ phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Lao động và Đảm bảo xã hội, để thực hiện chức năng XKLĐ ra nước ngoài theo trình tự đào tạo nghề, ngoại ngữ, định hướng, quản lý và trợ giúp xã hội, bảo vệ quyền lợi của người lao động ở nước ngoài. Trung Quốc đưa lao động ra nước ngoài làm việc thông qua các hình thức sau, qua dự án xây dựng ở nước ngoài, hình thức này có xu thế phát triển trong thời gian gần đây, qua các đại lý, công ty có hợp đồng cung ứng lao động. Đây là hình thức xuất khẩu lao động chủ yếu của Trung Quốc hiện nay.
Chính sách tuyển dụng lao động đi xuất khẩu: Không chỉ hướng đến đối tượng lao động có kỹ thuật cao dành cho thị trường lao động cao cấp mà còn có cả những đối tượng lao động phổ thông, không có chuyên môn dành cho thị trường lao động thứ cấp. Trung Quốc có quy định cụ thể về việc bảo lãnh lao động đi làm việc ở nước ngoài, bất cứ 1 người lao động nào muốn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đều phải có 2 quan chức nhà nước bảo lãnh nhằm hạn chế tình trạng bỏ trốn ở nước ngoài. Người Trung Quốc muốn đi nước ngoài làm việc không những được làm giấy tờ xuất cảnh dễ dàng mà họ còn được chính phủ khuyến khích, tạo điều kiện và định cư làm việc tại nước ngoài.
Công tác giáo dục định hướng: Trước khi đi xuất khẩu lao động, người lao động được đào tạo tập trung trong vòng 3 tháng. Trong trường hợp, người lao động tự ý nghỉ học, họ phải mất toàn bộ chi phí đã trả để đào tạo. Các công ty xuất khẩu lao động cũng được quy định phải chịu trách nhiệm đào tạo cho NLĐ trước khi đi xuất khẩu về công việc, pháp luật và phong tục truyền thống cơ bản của đất nước mà họ sẽ tới.
Hỗ trợ tại chỗ: Trung Quốc quy định các doanh nghiệp XKLĐ và chính quyền địa phương có trách nhiệm phối hợp để giải quyết hậu quả các trường hợp khẩn cấp
xảy ra đối với NLĐ Trung Quốc làm việc ở nước ngoài như bị tai nạn. Trong các trường hợp này, đại sứ quán, chính quyền địa phương nơi cư trú của NLĐ và các doanh nghiệp XKLĐ cùng phải phối hợp để đưa NLĐ về nước.
Trung Quốc thành lập các bộ phận giải quyết các vấn đề lãnh sự và kinh tế cho lao động xuất khẩu tại các lãnh sự quán và đại sứ quán, thành lập Trung tâm tiếp nhận trực tiếp từ NLĐ hoặc gián tiếp qua điện thoại và Internet các khiếu nại của lao động xuất khẩu. Bộ Thương Mại và các Hiệp hội các nhà thầu quốc tế Trung Quốc còn phát hành các cảnh báo cho công chúng về những nguy hiểm tiềm tàng khi đi XKLĐ ở từng nước cụ thể, xuất bản thường xuyên danh sách các công ty vi phạm pháp luật về hoạt động XKLĐ.
Để kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động XKLĐ và không gây thiệt hại cho NLĐ việc quản lý công tác XKLĐ được chia thành nhiều cấp nhỏ trực thuộc các cấp cao, mỗi cấp nhỏ lại có thêm các quy định riêng cho phân khúc của mình bên cạnh việc tuân thủ quy định chung của luật pháp.
Chính sách bảo hiểm: XKLĐ Trung Quốc còn đảm bảo việc tham gia hệ thống bảo hiểm thất nghiệp và lương hưu của lao động xuất khẩu không bị gián đoạn trong thời gian đi XKLĐ có thể được tạm hoãn trả và hoàn trả khi trở về nước hoặc tiếp tục trả qua người ủy nhiệm.
* Thành tựu xuất khẩu lao động của Trung Quốc
Trung Quốc bắt đầu XKLĐ từ cuối những năm 1970, từ năm 1985 chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách khuyến khích lao động đi xuất khẩu, nhất là các vùng nông thôn nghèo, tỷ lệ thất nghiệp cao. Đến năm 1996 đã có hơn 1,27 triệu lao động làm việc ở nước ngoài và phát triển mạnh trong những năm gần đây, đạt hơn 3 triệu người năm 2008 và hơn 4 triệu người năm 2018, Trung Quốc đã xuất khẩu lao động đến 117 nước trên thế giới, thị trường lao động hướng đến cả lao động phổ thông và lao động chất lượng cao.
Kim ngạch XKLĐ mỗi năm của Trung Quốc hơn 10 tỷ USD. Hiện nay, Trung Quốc tăng cường chiếm lĩnh thị trường Đông Á và Châu Phi. Đến cuối năm 2018 có gần 1.500 doanh được cấp phép XKLĐ trong lĩnh vực xây dựng, có hơn 700 công
ty XKLĐ tổng hợp và khoảng 80 đại lý dịch vụ việc làm được Bộ Lao động và Đảm bảo xã hội cấp phép. Trung Quốc đang hy vọng đẩy mạnh hoạt động XKLĐ trong thới gian tới.
Bảng 1.2. Thành tích xuất khẩu lao động của Trung Quốc sang Nhật Bản và Hàn Quốc từ năm 2012 đến năm 2017
Đơn vị: người Năm Nhật Bản Hàn Quốc 2012 296.388 122.765 2013 303.886 127.435 2014 311. 831 148.543 2015 322.545 142.768 2016 344.658 146.734 2017 378.276 157.476
Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (https://www.mhlw.go.jp) và Bộ Thống Kê Hàn Quốc (http://kostat.go.kr)
1.3.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan
* Chính sách của chính phủ
Để XKLĐ sang khu vực Đông Bắc Á chính phủ Thái Lan đã thực hiện một số một số quy định sau:
Chủ trương trong xuất khẩu lao động của Thái Lan: Chính phủ Thái Lan cũng ưu tiên, ủng hộ các chính sách về thị trường lao động ngoài nước một cách tích cực, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực trong nước. Thái Lan thực hiện chính sách tự do hóa XKLĐ, lập văn phòng quản lý việc làm ngoài nước thuộc Tổng cục lao động – Bộ Nội vụ, giám sát hoạt động của các công ty tuyển lao động tư nhân, xây dựng tiêu chuẩn, điều kiện làm việc và bảo vệ lao động ở nước ngoài, ban hành các đạo luật bảo hộ, tuyển lao động.
Cơ cấu lao động xuất khẩu của Thái Lan: Phần lớn lao động của Thái Lan ra nước ngoài làm việc chủ yếu là lao động không nghề có trình độ tiểu học làm các công việc có tay nghề thấp, chiếm khoảng 50% lượng lao động xuất khẩu. Người đi XKLĐ chủ yếu là đi từ khu vực nông thôn nhiều nhất là từ khu vực Đông Bắc Thái
Lan nơi cuộc sống còn nhiều khó khăn. Các công việc họ làm như nghề may, lắp ráp điện tử, giúp việc gia đình và xây dựng.
Các biện pháp nhằm bảo vệ lao động Thái Lan ở ngoài nước: Luật bảo vệ tuyển dụng lao động và tìm kiếm việc làm năm 1985 đã đưa ra các quyền bảo vệ lao động Thái Lan khi ra nước ngoài làm việc.
Đào tạo lao động xuất khẩu: Đào tạo tay nghề cho lao động xuất khẩu để phù hợp với thị trường lao động hiện tại đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao.Bộ Lao động – Xã hội Thái Lan thành lập các trung tâm tư vấn về pháp lý và đưa ra các chính sách về vay vốn cho lao động xuất khẩu đặc trách và đào tạo cho lao động trước khi đi XKLĐ. Chính phủ Thái Lan giao cho Bộ Lao động – Xã hội phối hợp với Bộ Giáo dục để mở rộng các hoạt động đào tạo cho lao LĐXK. Chính phủ Thái Lan cũng đưa ra các chương trình khung về đào tạo LĐXK cho các lĩnh vực khác nhau và khuyến khích các khu vực tư nhân, các công ty cung ứng và các trung tâm đào tạo, tổ chức việc đào tạo theo chương trình khung của Chính phủ. Với mô hình này, Thái Lan luôn chủ động về nguồn LĐXK cho mọi thị trường có nhu cầu.
Biện pháp hỗ trợ: Thành lập một cơ quan dịch vụ việc làm ngoài nước nhằm kết hợp giữa những khu vực tư nhân và công cộng được liên kết với nhau trong quá trình đưa lao động ra nước ngoài làm việc. Cơ quan này bao gồm những thành viên của Bộ Lao động, Bộ Ngoại giao, Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, Học viện tài chính và Ngân hàng thương mại, bệnh viện, hàng không, trường đào tạo kỹ năng nghề và một số ngành khác. Mục đích của cơ quan này là tư vấn để lao động Thái Lan tự xử lý nhanh tình huống trong thời gian ở nước ngoài.
* Thành tựu xuất khẩu lao động của Thái Lan
Thái Lan bắt đầu XKLĐ từ những năm 1970, số lượng lao động Thái Lan đi làm việc ở nước ngoài tăng dần lên qua các năm, đặc biệt trong những năm 1990 trung bình hàng năm Thái Lan đưa được khoảng 200.000 lao động ra nước ngoài làm việc, trong đó hơn 50% là đến Đài Loan. Lượng tiền chuyển về nước của người lao động qua hệ thống ngân hàng Thái Lan cũng tăng dần lên qua các năm. Tại Hàn
Quốc năm 2017, Thái Lan hiện là nước đứng thứ hai sau Trung Quốc về số lượng LĐNK.
Bảng 1.3. Thành tích xuất khẩu lao động của Thái Lan sang khu vực Đông Bắc Á từ năm 2012 đến năm 2017
Đơn vị: người
Năm Hàn Quốc Đài Loan
2012 68.237 66.741 2013 69.378 60.964 2014 67.363 59.267 2015 70.640 57.815 2016 69.226 58.309 2017 72.000 60.645
Nguồn: Bộ Thống Kê Hàn Quốc (http://kostat.go.kr) và Bộ lao động Đài Loan (http://statdb.mol.gov.tw)
Hiện nay ở Thái Lan có khoảng 200 công ty tư nhân và đặc biệt có 3 ngân hàng chuyên cho vay với lãi suất thấp để đi XKLĐ. Ngoài ra Chính phủ cũng theo dõi hoạt động của những công ty nhằm tránh sự lừa đảo từ phía các công ty, có các biện pháp chống lao động vi phạm hợp đồng. Các ngành nghề chủ yếu cần NKLĐ ở Đài Loan là nông nghiệp, sản xuất, xây dựng, y tế công tác xã hội và các dịch vụ khác.