Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, tính đến hết tháng 12 năm 2018, tổng số lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan là 135.000 người, tại Hàn Quốc là 50.000 người, còn tại Nhật Bản có khoảng 20.000 TTS với cơ cấu ngành nghề đa dạng.
Bảng 2.6: Cơ cấu ngành nghề của NLĐ Việt Nam tại thị trường Đông Bắc Á
Thị trường Ngành nghề Tỷ lệ
Đài Loan
Khán hộ công, giúp việc gia đình 16,34% Sản xuất chế tạo và xây dựng 83,46%
Thuyền viên tàu cá 0,18%
Ngành nghề khác 0,08% Hàn Quốc Công nghiệp 87,80% Thủy sản 0.85% Nông nghiệp 5,41% Xây dựng 6,75% Ngành nghề khác 0,01% Nhật Bản Công nghiệp 70,90% Vận tải biển 17,08% Xây dựng 8,00% Ngành nghề khác 3,92%
(Nguồn: Tổng hợp số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước, năm 2018)
Qua bảng ta có thể thấy, lao động Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đài Loan chủ yếu làm việc trong ngành sản xuất chế tạo và xây dựng chiếm 83,46% tương ứng với 393.039 người, tiếp đó là khán hộ công, giúp việc gia đình chiếm 16,34% tương ứng với 76.950 người, thuyền viên tàu cá 0,18% tương ứng với 847 người trong tổng số lao động xuất khẩu sang thị trường này. Như vậy, XKLĐ sang Đài Loan chủ yếu làm việc trong lĩnh vực sản xuất chế tạo và xây dựng, còn ngành nghề khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Mới đây nhất, một điều chỉnh đáng chú ý của Bộ Lao động Đài Loan trước đây là Ủy ban Lao động Đài Loan vừa đưa thêm ngành nghề nuôi cá lồng đại dương vào diện được tiếp nhận lao động nước ngoài. Trước điều chỉnh này, Ban Thị trường Đài Loan thuộc Hiệp hội XKLĐ Việt Nam đang tích cực phối hợp với các doanh nghiệp XKLĐ tìm kiếm đối tác, đàm phán để ký hợp đồng cung ứng lao động ở lĩnh vực mới này.
Tại thị trường Hàn Quốc, lao động Việt Nam chủ yếu làm việc trong ngành công nghiệp chiếm 87% tương ứng với 55.766 người tiếp đó là ngành xây dựng chiếm 6,75% tương ứng với 4287 người và ngành nông nghiệp là 5,41% tương ứng với 3.436 người trong tổng số lao động xuất khẩu sang thị trường này, còn lại ngành nghề khác chiếm một tỷ lệ nhỏ. Như vậy, XKLĐ sang thị trường này người lao động chủ yếu làm việc trong lĩnh vực công nghiệp.
Tại thị trường Nhật Bản, lao động Việt Nam chủ yếu làm việc trong ngành công nghiệp chiếm 70,1% tương ứng với 169.373 lao động, ngành vận tải biển chiếm 17,08% tương ứng với 40.802 lao động và ngành xây dựng chiếm 8% tương ứng với 19.111 lao động, trong tổng số lao động đưa sang thị trường này. Từ năm 2012 Việt Nam bắt đầu đưa điều dưỡng viên và hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản. Để chuẩn bị cho thế vận hội Tokyo được tổ chức vào năm 2020, trong năm năm từ năm 2015 đến 2020 Nhật Bản dự kiến tiếp nhận số lượng lớn TTS xây dựng và xem xét việc tiếp nhận lại các TTS xây dựng đã hoàn thành hợp đồng về nước trước đây.
Như vậy, nhìn chung lao động Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đông Bắc Á chủ yếu làm việc trong ngành sản xuất chế tạo công nghiệp, xây dựng, vận tải biển, khán hộ công và giúp việc gia đình, vì những ngành nghề này phù hợp với trình độ chuyên môn, không yêu cầu quá về năng lực chuyên biệt của lao động, phù hợp với sức khỏe sự dẻo dai và giới tính của người lao động. Bên cạnh đó, các nước Đông Bắc Á có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, các ngành công nghiệp xây dựng cần nhiều lao động. Hơn nữa, mức sống người dân bản địa khá cao, họ thường không mong muốn làm việc trong những lĩnh vực này. Vậy nên, đây là những ngành nghề có số lượng LĐNK khá cao ở Đông Bắc Á.