Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG bắc á (Trang 39 - 44)

1.3.2.1. Thiết lập môi trường pháp lý

Cũng như các hoạt động kinh tế khác, hoạt động XKLĐ sang thị trường Đông Bắc Á liên quan tới nhiều mặt của đời sống xã hội, mang lại cả lợi ích và những ảnh hưởng tiêu cực. Cả ba nước Philippines, Thái Lan và Trung Quốc đều thiết lập môi trường pháp lý chặt chẽ từ đó có định hướng rõ ràng, xác định XKLĐ là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Để đảm bảo cho chủ trương này được thực hiện thông suốt, chính phủ các nước này ban hành đầy đủ hệ thống pháp luật có liên

quan. Các bộ luật có quy định chặt chẽ, minh bạch, đồng bộ nhưng cũng hết sức thông thoáng, tạo quyền chủ động cho cả người lao động và doanh nghiệp.

Hoạt động XKLĐ muốn hiệu quả cần có sự đồng bộ trong các khâu và giữa các cấp từ tuyển chọn, đào tạo, đưa người đi, quản lý lao động ngoài nước, tiếp nhận lao động khi về nước. Có thể nhận thấy dù cách thức tổ chức XKLĐ của ba nước Philippines, Thái Lan và Trung Quốc sang thị trường Đông Bắc Á có khác nhau nhưng đều có điểm chung có sự liên kết chặt chẽ từ Trung ương xuống địa phương được dựa vào môi trường pháp lý quy định rõ ràng cụ thể.

Cả ba quốc gia Philippines, Thái Lan và Trung Quốc đều thiết lập môi trường pháp lý đảm bảo cho XKLĐ vì vậy, khi tổ chức thực hiện đã bảo đảm sự nhịp nhàng, ăn khớp từ mọi khâu như thông tin quốc gia về vấn đề lao động xuất khẩu, có đầu mối quan trọng trong củng cố mối quan hệ, cung cấp thông tin kịp thời, tuyển chọn, xây dựng chương trình đào tạo lao động với các quy định nghiêm ngặt, bám sát nhu cầu của từng thị trường riêng, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, từ đó nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu, tạo uy tín, xây dựng thương hiệu cho XKLĐ đôi với thị trường nhập khẩu lao động.

Việt Nam đang bổ sung dần những văn bản pháp có liên quan đến XKLĐ sang khu vực Đông Bắc Á để có một môi trường pháp lý đầy đủ nhằm đẩy mạnh cho hoạt động XKLĐ.

1.3.2.2. Đào tạo xuất khẩu lao động

Đào tạo xuất khẩu lao động hay có nước còn gọi là giáo dục định hướng đều được các nước quan tâm đúng mức tuy hình thức thể hiện ở các nước không giống nhau nhưng người lao động muốn được đi XKLĐ buộc phải trải qua các khóa đào tạo theo đúng quy định. Điều này không những tạo thuận lợi cho người lao động trong quá trình đi xuất khẩu mà còn giúp người lao động xác định trước được quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình từ đó hạn chế việc bị lừa đảo, tiêu cực phát sinh.

Cả ba nước Philippines, Thái Lan và Trung Quốc đềuchú ý đến công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo của các cơ sở đào tạo, để nâng cao chất lượng đào tạo và giáo dục định hướng cho NLĐ, tránh tình trạng các cơ sở tuyển dụng và đào

tạo nhiều lao động nhưng không đảm bảo được chất lượng không đưa được NLĐ ra nước ngoài làm việc theo đúng ngành nghề và nguyện vọng của người lao động. Không những giám sát chất lượng đào tạo, mà yêu cầu các cơ sở phải hướng dẫn những kiến thức về phong tục tập quán, luật lao động của nước sở tại, thông lệ quốc tế về bảo vệ lao động di cư, ý thức bảo hộ và an toàn lao động, nâng cao nhận thức của NLĐ về vai trò và hoạt động XKLĐ, trách nhiệm của NLĐ đối với quê hương, đất nước, gia đình.

Đối với cơ sở đào tạo giáo dục định hướng luôn được các nước quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, củng cố đội ngũ cán bộ quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, chú ý đào tạo năng lực ngoại ngữ tác phong công nghiệp, đáp ứng được nguồn nhân lực chất lượng theo yêu cầu của các nước tiếp nhận lao động.

Nhìn chung, các nước XKLĐ sang Đông Bắc Á rất qua tâm tới công tác đào tạo người lao động trước khi xuất khẩu đã đầu tư tài chính xây dựng chương trình thống nhất cho các cơ sở thực hiện và giám sát chặt để nâng cao chất lượng và tạo được uy tín cho đất nước. Trong quá trình đào tạo chúng ta cũng rất chú ý đến nội dung này nhưng vẫn còn tình trạng chất lượng đào tạo không đều, chương trình tào tạo chưa thống nhất mạnh cơ sở nào thì cơ sở đó xây dựng chương trình, thời gian đào tạo chưa quy định thống nhất, một số doanh nghiệp còn chạy theo lợi nhuận.

1.3.2.3. Bảo vệ quyền lợi cho lao động ở nước ngoài

Bảo vệ quyền lợi cho lao động ở nước ngoài là vấn đề được các nước quan tâm và đưa ra cách thức bảo vệ quyền lợi cho lao động ở mỗi nước có khác nhau như ởTrung Quốc thành lập Trung tâm tiếp nhận trực tiếp từ NLĐ hoặc gián tiếp qua điện thoại và Internet các khiếu nại của lao động xuất khẩu. Nếu xảy ra vấn đề liên quan đến quyền lợi của NLĐ thì đại sứ quán, chính quyền địa phương nơi cư trú của NLĐ và các doanh nghiệp XKLĐ cùng phải phối hợp giải quyết.

Ở Philippines các Đại sứ quán ở Đông Bắc Á có các biện pháp để bảo vệ người lao động, có tới 250 cán bộ lao động chuyên trách tại các nước tiếp nhận lao động những cán bộ này thường xuyên liên hệ với chủ sử dụng lao động để kịp thời giải quyết những xung đột về quyền lợi cho người lao động Philippines.

Thái Lan thành lập một cơ quan dịch vụ việc làm ngoài nước, cơ quan này bao gồm những thành viên của Bộ Lao động, Bộ Ngoại giao, Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, Học viện tài chính và Ngân hàng thương mại, bệnh viện, hàng không, trường đào tạo kỹ năng nghề và một số ngành khác. Mục đích của cơ quan này là tư vấn để lao động Thái Lan tự xử lý nhanh tình huống trong thời gian ở nước ngoài.

Ở Việt Nam bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho lao động xuất khẩu cũng đã được quan tâm có những chính sách cụ thể để phối hợp thực hiện như, ngoài cơ quan chủ quản là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội còn có các cơ quan đại diện ngoại giao, phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động XKLĐ tăng cường công tác bảo vệ, hỗ trợ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ khi ra nước ngoài làm việc. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần có những quy định cụ thể hơn cho các bộ ngành địa phương để thấy rõ trách nhiệm, quyền hạn cung như có những nhân lực trực tiếp để bảo vệ quyền lợi cho lao động của chúng ta.

1.3.2.4. Chính sách hỗ trợ hậu xuất khẩu

Hoạt động XKLĐ muốn hiệu quả phải đảm bảo được tâm lý cho lao động trong quá trình làm việc tại nước bạn, ngoài các yếu tố như môi trường sống, điều kiện làm việc, đảm bảo thu nhập, người lao động luôn thấy lo ngại về vấn đề tái hòa nhập sau khi kết thúc XKLĐ. Đội ngũ lao động đã từng làm việc tại nước ngoài không những được đào tạo trước khi đi mà còn tiếp nhận những tiến bộ về tác phong làm việc, tích lũy nhiều kinh nghiệm hữu ích. Do đó, đây là nguồn lao động quý cho hoạt động sản xuất phát triển kinh tế khi trở về nước, nhận thức rõ được điều này, cả ba nước Philippines, Thái Lan và Trung Quốc đều có chế độ tái hòa nhập hậu XKLĐ hiệu quả như xây dựng các quỹ phúc lợi, bảo hiểm, ngân hàng cho vay và tiết kiệm, thiết lập mạng lưới tái hòa nhập, cho mượn chỗ ở tạm thời, thậm chí ngay cả đời sống của người thân, gia đình của các lao động xuất khẩu được đảm bảo.

Ở Việt Nam cũng cần tổ chức tốt chương trình tái hòa nhập xã hội đối với những NLĐ về nước để tối đa hóa các khoản tiền kiếm được và sử dụng một cách có hiệu quả tiền gửi mà những người lao động kiếm được một cách vất vả, các tổ

chức tài chính và ngân hàng đưa ra các chương trình đầu tư sẽ mang lại nhiều lợi ích tài chính hơn đối với những người lao động và gia đình họ.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG bắc á (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)