Ở Việt Nam hiện nay, nguồn lao động thì nhiều nhưng lao động đáp ứng tốt các yêu cầu về sức khỏe, trình độ chuyên môn, ý thức kỷ luật thì còn rất hạn chế. Để đáp ứng yêu cầu của thị trường Đông Bắc Á trong những năm tới, ngoài những nỗ lực từ phía Nhà nước và doanh nghiệp thì bản thân NLĐ cũng cần phải thực hiện nghiêm túc một số nội dung sau.
3.3.3.1. Tự trang bị kiến thức về XKLĐ
Để có thể tự bảo vệ mình, mỗi NLĐ khi tham gia xuất khẩu cần chủ động tìm hiểu những kiến thức tối thiểu về quyền và nghĩa vụ của NLĐ xuất khẩu, các chủ trương chính sách của Nhà nước về hoạt động XKLĐ. NLĐ cũng cần hiểu rõ về những điều kiện để được đi xuất khẩu, những khoản phí phải nộp để tránh những tranh chấp về sau, cũng như những chính sách về hỗ trợ vay và thủ tục vay vốn cho NLĐ xuất khẩu.
Để tránh bị các trung tâm môi giới, các tổ chức trung gian lừa đảo lấy tiền mà không đi XKLĐ được, NLĐ cần chủ động tìm kiếm và liên hệ với cơ sở XKLĐ có uy tín, tin cậy đã có giấy phép XKLĐ, có hợp đồng XKLĐ với nước ngoài và hoạt động công khai trên thị trường.
Trước khi tham gia làm việc ở thị trường Đông Bắc Á, NLĐ cũng cần tìm hiểu công việc và thị trường được đưa đi xuất khẩu thông qua việc liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp XKLĐ hoặc chính quyền địa phương để nắm bắt các thông tin liên quan đến thị trường, công việc, điều kiện sống, làm việc, phong tục tập quán, thu nhập, chi phí, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, sức khỏe. Vì mỗi thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan lại có những yêu cầu khác nhau về điều kiện nhập khẩu
lao động. Do vậy, NLĐ cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định ký hợp đồng với doanh nghiệp đưa đi xuất khẩu.
3.3.3.2. Tích cực học tập nâng cao trình độ
Trước khi đi XKLĐ, NLĐ phải tham gia các khóa đào tạo và định hướng bắt buộc, tham gia các khóa học này NLĐ được trang bị những kiến thức cơ bản cần thiết cho công việc sau này như những đặc thù về công việc, phong tục tập quán, luật pháp, chế độ lao động, điều kiện làm việc, các điều được làm và không được làm của các nước tiếp nhận lao động. Vì vậy, NLĐ phải tích cực học tập nâng cao nhận thức và ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm để có sự hiểu biết, trình độ tay nghề, trình độ ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu nước nhập khẩu lao động, chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để tham gia XKLĐ một cách có hiệu quả.
Đông Bắc Á là một thị trường nhiều tiềm năng, đây là thị trường XKLĐ lớn của Việt Nam trong nhiều năm qua, nhưng những năm gần đây việc XKLĐ sang thị trường này xuất hiện nhiều tồn tại và hạn chế, có những hạn chế mang tính chủ quan từ chính cách thức làm việc, ý thức kỷ luật và tinh thần lao động Việt Nam. Để duy trì sự ổn định và đẩy mạnh hoạt động XKLĐ Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á, nâng cao uy tín và tạo dựng hình ảnh cho NLĐ Việt Nam thì bản thân NLĐ cũng cần không ngừng hoàn thiện nâng cao ý thức kỷ luật, tinh thần lao động tập thể, hình thành tác phong lao động công nghiệp tôn trọng công việc, tôn trọng đồng nghiệp và tôn trọng luật pháp quốc gia NKLĐ.
Ngoài ra, NLĐ cần có kế hoạch học tập, tiêu dùng, tiết kiệm hợp lý để có tay nghề, kinh nghiệm và một số vốn nhất định khi kết thúc thời gian làm việc ở thị trường Đông Bắc Á và sử dụng hiệu quả khi trở về.
3.3.3.3. Nghiêm chỉnh chấp hành văn bản pháp lý
Một trong những yêu cầu của người lao động xuất khẩu là phải chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản pháp lý của nước mình và nước đến thực hiện hợp đồng lao động. Hợp đồng đã ký kết giữa các bên là căn cứ ràng buộc hoạt động của NLĐ tham gia xuất khẩu. Để tránh vi phạm pháp luật NLĐ phải thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung của hợp đồng đã ký. Trong trường hợp có phát sinh mâu thuẫn, NLĐ
cần phối hợp với cơ quan chức năng, chủ sử dụng, Ban Quản lý lao động Việt Nam tại thị trường khu vực Đông Bắc Á và doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam để được hỗ trợ giải quyết.
Khi đi XKLĐ, căn cứ theo hợp đồng ký kết NLĐ sẽ bị ràng buộc bởi Luật Lao động Việt Nam và Luật lao động của nước đến làm việc. Do đó, để có thể tự bảo vệ mình, NLĐ cần tìm hiểu kỹ những quy định trong Bộ Luật lao động Việt Nam và nước đến làm việc để biết những quyền lợi cũng như nghĩa vụ mà mình phải thực hiện.
NLĐ chấp hành tốt kỷ luật lao động và thực hiện tốt hợp đồng lao động đối với doanh nghiệp. Không bỏ trốn, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ, góp phần nâng cao uy tín giữa lao động Việt Nam với thị trường này và với thế giới.
Để đẩy mạnh công tác XKLĐ sang thị trường Đông Bắc Á và đáp ứng yêu cầu của thị trường này, ngoài những nỗ lực từ phía Nhà nước, doanh nghiệp và bản thân NLĐ thì vấn đề quan trọng là cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên.
KẾT LUẬN
XKLĐ là một hoạt động chiến lược quan trọng, lâu dài của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong nhiều năm qua, hoạt động XKLĐ đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho một bộ phận không nhỏ NLĐ, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. XKLĐ còn là biện pháp để tiếp thu, chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, giúp đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam, tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu hơn vào khu vực và quốc tế.
Qua những năm thực hiện hoạt động XKLĐ đã được Đảng, Nhà nước ta xác định là một trong những hoạt động kinh tế - xã hội quan trọng, thì hệ thống văn bản pháp luật về XKLĐ ngày càng hoàn thiện hơn, công tác truyền thông ngày được phổ biến rộng rãi, nhận thực của người đi XKLĐ ngày một nâng cao đáp ứng được nguồn nhân lực cho XKLĐ, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Với những kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động XKLĐ sang khu vực Đông Bắc Á đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội như xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện nguồn thu nhập của người lao động. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được còn có những hạn chế, khó khăn về mặt chủ quan và khách quan cần giải quyết trong thời gian tới.
Với những giải pháp đẩy mạnh công tác XKLĐ sang Đông Bắc Á dựa trên những phân tích về điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động XKLĐ từ khi mở thị trường sang các nước Đông Bắc Á cho đến nay, Việt Nam xây dựng một chiến lược XKLĐ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, gắn với giải pháp về quản lý, tuyên truyền đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, giỏi ngoại ngữ, có tác phong công nghiệp, có năng lực hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán, pháp luật của nước sở tại.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Bộ Luật lao động, Bộ Luật lao động được sửa đổi, bổ sung năm 2007, NXB Hồng Đức 2008.
2. Chính phủ, Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính Phủ, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, 2007.
3. Chính phủ, Nghị định số 144/NĐ-CP ngày 10/9/2007 của Chính phủ, Quy định xử phạt hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hơp đồng, 2007.
4. Chính phủ, Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/04/2009 của Thủ tường Chính phủ, Phê duyệt đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020, 2009.
5. Chính phủ, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, ngày 22/08/2013 của Chính Phủ, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, 2013.
6. Nguyễn Thị Kim Chi, Nguyễn Thanh Tùng, Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia trong bối cảnh hội nhập ASEAN, NXB. ĐH. Quốc Gia Hà Nội 2015.
7. Cục Quản lý lao động ngoài nước, Báo cáo hàng năm (2005-2013), Hà Nội 2014.
8. Cục Quản lý lao động ngoài nước, Thông tin thị trường Hàn Quốc, Hà Nội 2016.
9. Cục Quản lý lao động ngoài nước, Thông tin thị trường Nhật Bản, Hà Nội 2013.
10. Cục Quản lý lao động ngoài nước, Những kiến thức cần thiết dùng cho người lao động đi làm việc tại Đài Loan, NXB Lao động xã hội, Hà Nội 2009.
11. Cục quản lý lao động ngoài nước, Báo cáo tình hình xuất khẩu lao động các năm 2013, 2014, 2015, 2016,2017
12. Đoàn Minh Duệ, Lao động Việt Nam ở nước ngoài thực trạng và giải pháp đến năm 2020, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội 2011.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011.
14. Đặng Đình Đào (2012), Tổng quan XKLĐ Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 92 tr.23 – tr.28;
15. Phan Huy Đường, Quản lý Nhà nước về lao động nước ngoài chất lượng cao ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2012.
16. Tống Văn Đường, Giáo trình dân số và phát triển, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 2005.
17. Lưu Văn Hưng, Xuất khẩu lao động Việt Nam thời đổi mới và hội nhập, NXB. Từ điển Bách khoa, Hà Nội 2011.
18. Nguyễn Thị Huyền, Quản lý Nhà nước đối với hoạt động Xuất khẩu lao động ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh tế chính trị – Đại học Quốc gia Hà nội 2011.
19. Hà Mạnh Hùng, Hội nghị về Di cư lao động trong nước và quốc tế: Các ý kiến và khuyến nghị từ hội thảo hậu di cư lao động – chính sách và các dịch vụ hỗ trợ, Kỷ yếu hội thảo về kinh tế, 2013, tr.130 – tr.136.
20. Nguyễn Liên Hương, Bước đầu tìm hiểu về lĩnh vực hợp tác lao động giữa Việt Nam và Đài Loan. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 6, 2002, tr.28 – tr.32.
21. Trịnh Hồng Kiên, Quản lý nhà nướcvề xuất khẩu lao động Việt Nam sang các nước Đông Bắc Á từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ luật học, viện Khoa học xã hội 2018.
22. Nguyễn Văn Ngữ, Hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đài Loan, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội 2012.
23. Trần Thị Thu, Nâng cao hiệu quả quản lý XKLĐ của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 2008.
24. Tổng cục thống kế, Số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2018, Hà Nội 2018 25. Tổng cục Thống kê, Số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2012, Hà Nội 2013.
26. Tổng cục Thống kê, Số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2013, Hà Nội 2014.
27. Trần Thị Thanh Trà, Xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế đối ngoại, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội 2006.
28. Đoàn Thị Trang, Xuất khẩu lao động nữ của Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội 2009.
29. Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, Vài nét đặc trưng của thị trường lao động Đài Loan. Hà Nội 2013.
II. Tiếng Anh
30. ADB&ILO, “Summary Report on Vietnam, To boost competitiveness and prosperity of Vietnam through better jobs and greater intergration into the ASEAN region”, ADB&ILO 2014.
31. Futaba Ishizuka, International labor Migration in Vietnam and the Impact Receiving Countries’ Policies, Institute of Developing Economies (IDE), JETRO, Japan 2013.
32. IILS&ILO, “World of Work Report 2013: Repairing the Economic and Social Fabric”; ISBN 978-92-9-251018-3, ILO, 2013.
33. OECD, “Recruiting Immigrant Workers: Korea 2019”, ISBN 9789264307872, OECD, 2019
III. Các trang website
34. Website Bộ lao động Đài Loan, tại địa chỉ: http://statdb.mol.gov.tw
35. Website Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (Ministry of Health, Labour and Welfare of Japan), tại địa chỉ: http://www.mhlw.go.jp/english/
Viện Chính sách và Đào tạo lao động Nhật Bản (Japan Institute for Labour Policy and Training), tại địa chỉ: http://www.jil.go.jp/english/index.html
36. Website Bộ thống kê Hàn Quốc (Ministry of Employment and Labor; Statistics Korea&Ministry of Health and Welfare), tại địa chỉ: http://www.kostat.go.kr
37. Website Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Institute of Developing Economies Japan External Trade Organization), tại địa chỉ: http://www.ide.go.jp
38. Website Cục Quản lý lao động nước ngoài, tại địa chỉ : http://www.dolab.gov.vn; 39. Website Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization), tại địa chỉ: https://www.ilo.org/global/lang--en/index.htm
PHỤ LỤC I Đông Nam Á 15.9% Đông Bắc Á 71.82% Trung Đông 7.34% Bắc Phi 2.46% Khu vực còn lại. 2.48% Đông Nam Á Đông Bắc Á Trung Đông Bắc Phi Khu vực còn lại
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục quản lý lao động nước ngoài Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam)
PHỤ LỤC II
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục quản lý lao động nước ngoài Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam)
Biểu đồ: Trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam so với một số nước Đông Nam Á
PHỤ LỤC III Lao động nhà máy 72% Lao động xây dựng 5.31% Điều dưỡng và giúp việc 18% Thuyền viên 3.1% Lao động nông nghiệp 0.76% Dịch vụ khác. 0.83% Lao động nhà máy Lao động xây dựng Điều dưỡng và giúp việc Thuyền viên
Lao động nông nghiệp Dịch vụ khác
(Nguồn: Số liệu khảo sát do Viện khoa học Lao động – Xã hội công bố)
Biểu đồ: Cơ cấu lao động theo ngành nghề tại 4 thị trường lớn Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan
PHỤ LỤC IV
Bảng: Số doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động XKLĐ giai đoạn 2005 -2013 Địa bàn ĐV tính 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Hà Tổng số 65 74 77 88 93 97 95 93 112 Nội % 46.8 50.0 48.7 52.7 56.0 57.4 55.6 55.7 62.9 TP Tổng số 25 28 26 31 36 36 36 36 37 HCM % 18.0 18.8 16.5 18.6 21.7 21.3 21.1 21.7 20.8 Hải Tổng số 10 11 12 11 11 12 12 12 12 Phòng % 7.2 7.4 7.6 6.6 6.6 7.1 7.0 7.2 6.7 Các Tổng số 39 39 43 37 26 24 28 26 27 Tỉnh % 28.0 23.8 27.2 22.1 15.7 14.2 16.3 15.4 15.2 Cả nước Tổng số 139 149 158 167 166 169 171 167 178
PHỤ LỤC V
Bảng: Trình độ văn hóa người lao động
Đơn vị tính: %
Các chỉ tiêu Năm 1989 Năm 1999 Năm 2005
1. Không biết chữ và chưa tốt nghiệp
tiểu học 20,32 18,56 18,31
2. Tốt nghiệp tiểu học 33,98 28,33 29,09
3. Tốt nghiệp trung học cơ sở 31,94 36,82 32,48 4. Tốt nghiệp trung học phổ thông 13,76 15,28 21,21
Tổng 100 100 100
(Nguồn: Tổng cục thống kê-Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt Nam năm 2005)