Những cơ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG bắc á (Trang 89 - 92)

Chính phủ Việt Nam có mối quan hệ hợp tác lâu năm với Chính phủ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Quan hệ ngoại giao giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước trong khu vực Đông Bắc Á như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc đang ngày càng được cải thiện theo chiều hướng tích cực.

Hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang Đông Bắc Á cũng đã tiến hành được thời gian khá lâu, tạo được vị thế của riêng mình so với các nước bạn. Năm 2010, số

lượng lao động Việt Nam tại Nhật Bản chỉ chiếm 2,4% trong tổng số lao động nước ngoài tại nước này, khi tỷ lệ này của Trung Quốc là trên 43%. Đến năm 2017, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 3 với 4,2% chỉ sau Trung Quốc (29,57%) và Philippines (10,38%). Hơn nữa thị trường Nhật Bản là một thị trường đã xuất hiện từ lâu, việc xuất hiện thêm các đối thủ tiềm tàng mới là rất khó có thể xảy ra.

Dân số Việt Nam thuộc loại dân số trẻ do đó, Việt Nam có nguồn cung lớn cho XKLĐ, với dân số trên 94 triệu người, Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên thế giới, thứ 8 Châu Á và thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Việt Nam đã bước vào thời kỳ "Cơ cấu dân số vàng" với tỷ lệ thanh - thiếu niên cao nhất trong lịch sử của Việt Nam, nhóm dân số trẻ từ 10 - 24 tuổi chiếm gần 40% dân số. Đây không những là nguồn cung lao động dồi dào cho hoạt động sản xuất trong nước mà còn dư thừa để có thể XKLĐ sang nước ngoài. Đặc biệt tại thị trường Đông Bắc Á, lao động Việt Nam được chấp nhận nhanh do dễ hòa đồng về văn hóa, tôn giáo. Với nguồn lao động dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho XKLĐ Việt Nam có thể xâm nhập vào các ngành không đòi hỏi cao về trình độ ngoại ngữ và tay nghề.

Số lượng các doanh nghiệp XKLĐ nhiều và hoạt động khá hiệu quả. Nếu như năm 2010, chỉ có 167 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ thì đến năm 2018 con số này đã là 300 doanh nghiệp. Trong đó theo báo cáo đánh giá năm thứ 2 thực hiện Bộ quy tắc ứng xử (CoC-VN) cho các doanh nghiệp cung ứng lao động, số doanh nghiệp thực hiện xuất sắc chiếm đến 92%, 8% doanh nghiệp thực hiện tốt, không có doanh nghiệp loại trung bình.

Ngày càng có nhiều chính sách quy định rõ ràng về việc thi hành cũng như các chính sách hỗ trợ, đầu tư cho XKLĐ. Với việc ra đời Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn đã tạo hành lang pháp lý đồng bộ để điều chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động, phù hợp với thực tế trong nước và quốc tế, tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của người lao động. Tuy nhiên, bộ luật này còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế có nhiều biến động

Các nước tại thị trường Đông Bắc Á có hệ thống pháp luật khá đầy đủ để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ nước ngoài, với những quy định rõ ràng về điều kiện của chủ

sử dụng cũng như trách nhiệm của họ, quy định các hình thức xử phạt với các khung hình phạt khác nhau tùy theo mức độ vi phạm.

Việt Nam cũng đang dần hoàn thiện khung pháp lý trong việc quản lý lao động ngoài nước, đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ làm việc ở nước ngoài, cũng như đưa ra các chế tài xử lý những vi phạm, ngăn chặn tình trạng lao động bỏ trốn, phá vỡ hộp đồng, vi phạm pháp luật nước sở tại, nâng cao uy tín của lao động Việt Nam.

Trong những năm gần đây Việt Nam đã ký được nhiều văn bản pháp lý mới với thị trường Đông Bắc Á về XKLĐ đây thật sự là những thuận lợi trong điều kiện mới để người có nhu cầu đi lao động xuất khẩu có thể tiếp cận thị trường này dễ hơn, đáng chú ý là một số văn bản sau:

Hàn Quốc là một thị trường yêu cầu khá cao về điều kiện nhập khẩu lao động và mỗi năm tiếp nhận lao động của Việt Nam không nhiều, trong bối cảnh lao động của Việt Nam trình độ không cao, năng lực ngoại ngữ còn hạn chế, hay vi phạm kỷ luật lao động. Với sự cố gắng của các cơ quan chức năng thì đến tháng 12/2013 Hàn Quốc đã ký biên bản ghi nhớ đặc biệt về việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam đã mở ra điều kiện thuận lớn để có cơ hội tiếp cận thị trường này với thu nhập bình quân khá hấp dẫn so với thu nhập trong nước.

Trong hai năm liền năm 2015 đã ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), ngày 17/5/2016, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã ký Bản Ghi nhớ (MOU) về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS). Những văn bản này bước đầu đã mở ra điều kiện tốt hơn trên cơ sở quan hệ hai nước có bước tiến mới trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, cơ hội lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc mở ra nhiều ngành nghề hơn.

Ngày 23/03/2018, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc Dong Yeon Kim đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động

nước ngoài, gọi tắt là chương trình EPS. Văn bản được ký kết đã tạo ra những cơ hội mới cho lao động Việt Nam đồng thời cũng có nhiều đòi hỏi thách thức mà chúng ta cần vượt qua.

Thị trường Đài Loan là thị trường tiếp nhận lao động qua các năm tương đối đều với số lượng lớn, ngành nghề thì đa dạng, điều kiện xuất khẩu không cao so với thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc tuy nhiên, thu nhập của người lao động không cao. Đây vẫn là thị trường tiếp nhận lao động phổ thông dễ tính nhưng các doanh nghiệp của chúng ta cần nâng cao chất lượng đào tạo để giữ uy tín và nâng cao sức cạnh tranh của lao động Việt Nam.

Đối với thị trường Nhật Bản tiếp nhận lao động của Việt Nam ngày càng tăng về số lượng và đa dạng hóa ngành nghề. Với mối quan hệ song phương giữa hai nước thì trong những năm gần đây chúng ta cũng đã ký được nhiều văn bản pháp lý mới về lao động xuất khẩu sang thị trường này. Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập sinh kỹ năng (MOC) đã được ký kết ngày 06/6/2017 nhằm đảm bảo việc thực thi đúng quy định Chương trình thực tập sinh kỹ năng; Rà soát lại quy trình và thủ tục hồ sơ xin tư cách lưu trú cho thực tập sinh tránh tình trạng bị kéo dài thời gian như hiện nay, gây ảnh hưởng đến hoạt động phái cử và tiếp nhận thực tập sinh theo Chương trình. Năm 2019, đã ký biên bản ghi nhớ về phát triển nguồn nhân lực (MOU) giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam - Chính quyền quận Chiba. Với cơ hội mới nếu muốn đưa được nhiều lao động sang thị trường này chúng ta cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu đặc biệt là trình độ ngoại ngữ và ý thức chấp hành kỷ luật lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG bắc á (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)