Với nhu cầu nhập khẩu lao động lớn, thị trường Đông Bắc Á luôn là thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước XKLĐ, đặc biệt là nước XKLĐ lớn như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Trung Quốc hiện nay chúng ta thấy có một số thách thức sau:
- Hàn Quốc và Nhật Bản sử dụng lao động nước ngoài thông qua chương trình TNS và TTS đã tạo ra những hạn chế trong quản lý NLĐ do sự chênh lệch lớn về
thu nhập giữa NLĐ nước ngoài và lao động bản địa, dẫn đến tình trạng có hiện tượng TNS, TTS tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc hoặc hết hạn hợp đồng không về nước;
- Yêu cầu chất lượng nguồn lao động ngày càng cao thì cơ hội việc làm cho lao động có kỹ năng thấp tại thị trường Đông Bắc Á có xu hướng giảm dần. Theo phân tích của chuyên gia Tổ chức lao động quốc tế ILO khu vực châu Á, thu nhập bình quân của lao động Việt Nam di cư gần như thấp nhất, chỉ cao hơn Lào, trong khi đó tuổi trung bình của lao động di cư nước ta được xếp hàng khá trẻ. Theo dự báo, đến năm 2030 thì tốc độ già hóa tuổi lao động của Việt Nam sẽ chậm hơn nhiều so với Trung Quốc và Thái Lan, tuy nhiên tỷ lệ lao động di cư có kỹ năng thấp của lao động Việt Nam vẫn còn khá cao. Chất lượng lao động chưa thực sự cao cả về trình độ, tác phong làm việc, kỹ năng sống, đã từng có giai đoạn lao động của ta vi phạm luật khá nhiều gây nên hình ảnh và ấn tượng xấu. Nguồn cung còn chưa đa dạng các ngành nghề, các hình thức XKLĐ. Đặc biệt với các ngành nghề đòi hỏi trình độ cao nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu của nước bạn.
- Nhận thức của các cấp Bộ, ngành, địa phương về hoạt động XKLĐ mặc dù đã có sự thay đổi nhưng vẫn còn nặng về thương mại đơn thuần, chưa khai thác được hết vai trò của XKLĐ trong dài hạn, chưa quan tâm đúng mức tới chất lượng lao động;
- Năng lực các doanh nghiệp dịch vụ của Việt Nam còn hạn chế. Phần lớn các doanh nghiệp dịch vụ qui mô nhỏ, hoạt động chưa có chiến lược và kế hoạch chủ động khai thác thị trường. Chỉ có rất ít các doanh nghiệp XKLĐ uy tín trong cả nước tiến hành khảo sát thị trường để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của lao động Việt Nam làm việc tại thị trường Đông Bắc Á. Các doanh nghiệp XKLĐ phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, đầu tư vốn ít và chưa chú trọng tới đào tạo kỹ năng cho cán bộ nên hoạt động chưa hiệu quả. Một số doanh nghiệp không chú trọng công tác quản lý gây thiệt hại lợi ích NLĐ, thậm chí còn vi phạm luật pháp, làm mất lòng tin của NLĐ. Có đến hơn 30% người lao động không được tuyển dụng trực tiếp bởi doanh nghiệp về tư vấn, tuyển dụng tại địa phương mà được tuyển dụng qua môi giới gây ra những tiêu cực, tốn kém cho người lao động.
- Các chính sách hỗ trợ, công tác quản lý còn nhiều hạn chế, công tác giáo dục đào tạo, tuyên truyền thông tin tới lao động chưa có một chuẩn nhất định, thiếu thống nhất. Mặc dù đã có nhiều quy định về hoạt động liên quan tới công tác giao dục đào tạo lao động trước khi đi làm việc tại nước bạn nhưng chưa có quy chuẩn chung hay khung chương trình chung. Mỗi doanh nghiệp, tổ chức tự soạn thảo và đào tạo theo nội dung của mình, hầu hết các nội dung đào tạo tập trung vào đào tạo tiếng để có thể đáp ứng kiểm soát của bên tiếp nhận lao động mà chưa trang bị cho người lao động các hiểu biết về văn hóa xã hội, quy trình làm việc hay luật lệ của nước bạn.
- Nguồn nhân lực XKLĐ của Việt Nam tuy dồi dào nhưng khả năng cạnh