Khái quát tình hình nhập khẩu lao động của các nước Đông Bắ cÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG bắc á (Trang 50 - 60)

2.2.2.1. Nhập khẩu lao động của Đài Loan

- Số lượng lao động nhập khẩu và thị trường NKLĐ. Theo Bộ Lao động Đài Loan, năm 2012 số LĐNK của Đài Loan là 445.579 người. Số LĐNK ở Đài Loan tiếp tục tăng nhanh qua các năm đến năm 2017 đã đạt tới 676.142 người. Các nước cung cấp LĐNK chủ chốt vào Đài Loan là Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Năm 2017, Philippines đứng đầu về số lượng LĐNK vào Đài Loan với 117.608 người. Tiếp theo là Indonesia với 67.036 LĐNK vào Đài Loan. Việt Nam đứng thứ ba với 66.926 người vào năm 2017 và Thái Lan thứ tư với 60.645 người.

Đài Loan luôn là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, nền kinh tế Đài Loan ngày càng phát triển mạnh mẽ vào những năm gần đây. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nhân lực phổ thông ở Đài Loan, cần phải NKLĐ để cung cấp nguồn lao động thiếu hụt cho kinh tế trong nước. Trong khi ở Việt Nam và một số

nước Đông Nam Á có nguồn lao động phổ thông dồi dào. Vì vậy, Đài Loan trở thành thị trường tiềm năng để đưa lao động sang làm việc.

Bảng 2.1: Số lượng lao động nhập khẩu của Đài Loan từ năm 2012 đến năm 2017

Đơn vị: người

Năm Tổng số

LĐNK Indonesia Philippines Thailand Việt Nam

Các nước còn lại 2012 445.579 33.724 63.865 66.741 42.567 238.682 2013 489.134 45.919 67.442 60.964 46.000 268.809 2014 551.596 54.907 86.749 59.267 59.860 290.813 2015 587.940 59.261 95.445 57.815 62.789 312.630 2016 624.768 61.645 105.529 58.309 68.244 331.041 2017 676.142 67.036 117.608 60.645 66.926 363.927

Nguồn: Bộ lao động Đài Loan (http://statdb.mol.gov.tw)

- Cơ cấu LĐNK và các thị trường NKLĐ chính: Các ngành nghề chủ yếu cần NKLĐ ở Đài Loan là nông nghiệp, sản xuất, xây dựng, y tế công tác xã hội và các dịch vụ khác. Trong đó, năm 2017 ngành sản xuất có số lượng LĐNK cao với 194.406 người, tiếp theo là ngành xây dựng với 27.221 người và nông nghiệp với 13.479 người. Y tế, công tác xã hội và các dịch vụ khác chiếm 77.109 người. Đây chủ yếu là các ngành nghề cần nhiều lao động phổ thông, chưa đòi hỏi trình độ hay bằng cấp cao.

Bảng 2.2: Số lượng LĐNK tại Đài Loan từ các thị trường chính theo ngành nghề năm 2017

Đơn vị: người

Ngành nghề Tổng số Indonesia Philippines Thailand Vietnam

Nông nghiệp 13.479 8.499 1.845 1.200 1.935

Sản xuất 194.406 38.393 84.465 56.374 15.174

Xây dựng 27.221 1.144 1120 2.540 22.417

Y tế, công tác xã hội

và các dịch vụ khác 77.109 19.000 30.178 531 27.400

Nguồn: Bộ lao động Đài Loan (http://statdb.mol.gov.tw)

Việt Nam là nước đứng thứ 3 về số lượng LĐNK sang Đài Loan năm 2017, nhưng chủ yếu là LĐNK thuộc ngành nghề xây dựng với 22.417 người, sản xuất là 15.174 người và nông nghiệp với 1.935 người.

Các ngành công nghiệp chính của Đài Loan như ngành cơ khí, chế biến thực phẩm, ngành dệt may,... thiếu hụt lao động nhiều nên số lượng LĐNK ở ngành sản xuất luôn cao. Năm 2017, trong số 194.406 LĐNK ngành sản xuất tại Đài Loan thì Philippines chiếm nhiều nhất (84.465 người), tiếp đến là Thái Lan (56.374 người), Indonesia (38.393 người) và Việt Nam (15.174 người). Với ngành nông nghiệp, Indonesia đứng đầu về số lượng LĐNK là 8.499 người. Ở lĩnh vực y tế, công tác xã hội và các dịch vụ khác, Philippines đứng đầu về số LĐNK với 30.178 người. So với các ngành nghề khác, ngành xây dựng không yêu cầu quá cao, lao động chỉ cần có sức khỏe, chăm chỉ. Công việc thường phải làm ngoài trời, việc khá nặng nên thường tuyển nam. Công việc ngành xây dựng khá vất vả nên mức lương trong ngành cũng rất cao. Những lao động có sức khỏe có thể lựa chọn ngành nghề xây dựng hoặc sản xuất để làm việc. Theo thống kê, một nửa số gia đình tại Đài Loan có nhu cầu tuyển dụng giúp việc. Công việc của một giúp việc cũng khá đơn giản: làm

việc nhà, nấu nướng. dọn dẹp,… hoặc công việc hộ ý tại các viện dưỡng lão, chăm sóc người già. Do đó, đây là sự lựa chọn phù hợp cho phụ nữ.

- Một số chính sách nhập khẩu đáng chú ý của Đài Loan: Không giống như Nhật Bản, Hàn Quốc tuyển dụng lao động nước ngoài theo quy chế tu nghiệp sinh, Đài Loan có chính sách nhận lao động nước ngoài chính thức ký hợp đồng lao động, có hệ thống luật lệ và quy chế tương đối rõ ràng và chặt chẽ với lao động nước ngoài.

Lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan được điều chỉnh bởi một hệ thống luật pháp tương đối đầy đủ và thống nhất cho mọi nước có lao động đi làm việc tại Đài Loan. Đài Loan vẫn duy trì chế độ ngày làm việc 8h/ngày và 6 ngày/tuần, từ tháng 1/2001 là 5,5 ngày/tuần, trừ một số ngành nghề đặc thù như giúp việc gia đình và khán hộ công. Nếu có nhu cầu làm thêm giờ thì doanh nghiệp và người lao động phải có sự thoả thuận trên cơ sở tuân thủ các quy định của Luật lao động tiêu chuẩn Đài Loan. Đương nhiên lương cơ bản của lao động nước ngoài và của người bản xứ là không giống nhau và cũng khác nhau khi làm ở các lĩnh vực khác nhau. Mức lương này có thể được điều chỉnh tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế. Người lao động được tham gia bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế và phải nộp thuế thu nhập (6% thu nhập chịu thuế nếu số ngày làm việc trong năm lớn hơn 183 ngày và 20% nếu số ngày làm việc trong năm không đủ 183 ngày).

LĐNK tại Đài Loan chủ yếu theo 2 kênh cung ứng chính: Kênh thứ nhất chủ sử dụng trực tiếp tuyển dụng người lao động nước ngoài và trực tiếp thuê chuyên gia đến làm nhiệm vụ quản lý lao động. Đi theo kênh này là các xí nghiệp lớn hoặc các chủ công trình bao thầu lớn và thực tế cho thấy đi qua kênh này cũng chỉ có khoảng gần 10% số lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan, với lao động Việt Nam hầu như hầu như không sử dụng kênh này. Kênh thứ hai các hợp đồng được ký thông qua các công ty môi giới, các công ty có chức năng tìm kiếm các quota nhận lao động, tuyển dụng lao động theo sự uỷ quyền của chủ sử dụng lao động và tham gia vào quá trình quản lý lao động nước ngoài tại Đài Loan. Trên 90% số lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan đã đi theo kênh này.

2.2.2.2. Nhập khẩu lao động của Hàn Quốc

- Số lượng LĐNK. Số lượng LĐNK tại Hàn Quốc năm tăng từ 938.152 người năm 2015 lên 962.207 người năm 2016, nghĩa là tăng khoảng 24 nghìn người, tương đương tăng 2,6% so với năm 2015. Năm 2017, số lượng NKLĐ tại Hàn Quốc giảm nhẹ xuống 834.636 người. Nhìn chung đây là thị trường có nhu cầu NKLĐ với số lượng khá lớn và là một thị trường yêu cầu lao động chất lượng cao hơn nhưng bù lại mức lương cũng khá tốt hơn tại Đài Loan.

Đơn vị: người 852.076 938.152 962.207 834.636 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 1.000.000 2014 2015 2016 2017

Nguồn: Bộ Thống Kê Hàn Quốc (http://kostat.go.kr)

Biểu đồ 2.1: Số lượng lao động nhập khẩu tại Hàn Quốc từ năm 2014 đến năm 2017

Hàn Quốc là quốc gia công nghiệp, đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, nhu cầu và áp lực về lao động và công việc rất lớn. Với dân số đang lão hóa nhanh chóng, nguồn lao động trẻ không còn đủ cung ứng cho các doanh nghiệp, Hàn Quốc đã qua thời từ một quốc gia có lực lượng lao động hùng hậu, giờ đây doanh nghiệp nước này đang lo tìm kiếm lao động nước ngoài làm việc tại các nhà máy và nông trại. Vì vậy, nhu cầu NKLĐ tại Hàn Quốc luôn cao và là một thị trường để các nước muốn phát triển XKLĐ cần phải chú ý.

- Thị trường NKLĐ chính: Hàn Quốc không phải là một thị trường quá khó nhưng cũng yêu cầu nguồn LĐNK có trình độ nhất định. Các thị trường NKLĐ chính của Hàn Quốc lần lượt là Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam và Nga.

Theo Bộ Thống Kê Hàn Quốc, tính đến năm 2017 tổng số LĐNK của Hàn Quốc khoảng 834 nghìn người người trong đó, Trung Quốc đứng đầu về số lượng LĐNK vào Hàn Quốc với 157nghìn người. Đứng thứ 2, là Thái Lan với 72 nghìn người. Đứng thứ 3 là Mỹ với khoảng 50 nghìn người. Trước những thách thức về sự khan hiếm nguồn nhân lực, để bù đắp một phần vào sự thiếu hụt nhân công trong nước, trước năm 2004 Chính phủ Hàn Quốc đã khuyến khích thực hiện chương trình tu nghiệp (TNS) và thực tập kỹ thuật giữa Hàn Quốc và các nước đang phát triển. Theo quy chế tu nghiệp, thời gian tu nghiệp tối đa là 3 năm, trong 2 năm đầu TNS được học tiếng Hàn Quốc, phong tục, lối sống, nếp sinh hoạt của Hàn Quốc và lao động để phát triển kỹ năng nghề nghiệp, những TNS hết chế độ 2 năm sẽ tham gia thi tuyển để chuyển sang chế độ lao động với thời hạn một năm. Với chế độ này họ được quyền trực tiếp ký kết hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng lao động của các xí nghiệp, một năm một lần Hàn Quốc tiến hành điều chỉnh phân bổ quota cho các nước..

- Cơ cấu LĐNK theo ngành nghề. Nhu cầu lao động của Hàn quốc là rất lớn, chủ yếu là các ngành nghề sản xuất khai thác khoáng sản, bán lẻ, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ kinh doanh khác, xây dựng, nông nghiệp. Đặc biệt, Hàn Quốc đều có chương trình tuyển chọn lao động kỹ thuật cao, chuyên gia cho một số nghề với chế độ cấp visa dài hạn ưu tiên đặc biệt.

Bảng 2.3: Số lượng lao động nhập khẩu theo ngành nghề tại Hàn Quốc năm 2017

Đơn vị: nghìn người

Ngành nghề Tổng số

Nông nghiệp 49

Sản xuất và khai thác khoáng sản 437

Bán lẻ, khách sạn, nhà hàng 190

Điện, Vận tải, Truyền thông, Tài chính 15

Kinh doanh, dịch vụ xã hội khác 187

Nguồn:Bộ Thống Kê Hàn Quốc (http://kostat.go.kr)

Theo Bộ Thống Kê Hàn Quốc, ngành Sản xuất và khai thác khoáng sản có nhu cầu NKLĐ cao nhất với 437 nghìn người năm 2017. Tiếp theo, ngành bán lẻ, khách sạn, nhà hàng cũng có nhu cầu khá cao với 190 nghìn người. Xây dựng cũng là một trong số những ngành nghề có nhu cầu NKLĐ cao ở Hàn Quốc với 85 nghìn người.

Hàn Quốc là quốc gia công nghiệp, đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, nhu cầu và áp lực về lao động và công việc rất lớn. Hàn Quốc đã qua thời từ một quốc gia có lực lượng lao động hùng hậu, giờ đây doanh nghiệp nước này đang lo tìm kiếm lao động nước ngoài làm việc tại các nhà máy và nông trại. Ngoài chương trình TNS, Hàn Quốc còn tiếp nhận lao động nước ngoài theo chương trình Thẻ vàng. Chương trình này được triển khai năm 2001 giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đây là chương trình XKLĐ dành cho lao động trình độ cao và các chuyên gia. Ngày 16/8/2003 Quốc Hội Hàn Quốc đã thông qua Luật Việc làm cho lao động nước ngoài, quy định chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (gọi tắt là EPS) và có hiệu lực từ tháng 8/2004. Theo quy định của Luật này, các doanh nghiệp Hàn Quốc khi không tuyển dụng được lao động trong nước sẽ được phép tuyển dụng lao động nước ngoài với số lượng nhất định. Bộ Lao động Hàn Quốc được phép ký Bản ghi nhớ với các nước để phái cử lao động sang Hàn Quốc làm việc. Chương trình EPS là chương trình hợp tác quốc gia giữa Hàn Quốc và các nước phái cử để lao động nước ngoài sang làm việc tại Hàn Quốc.

- Một số chính sách NKLĐ đáng chú ý ở Hàn Quốc: Pháp luật Hàn Quốc bảo vệ người lao động nước ngoài như đối với người lao động trong nước và được hưởng những quyền lợi cơ bản bình đẳng như người lao động Hàn Quốc.

Theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, các doanh nghiệp Hàn Quốc khi không tuyển dụng được lao động trong nước sẽ được phép tuyển dụng lao động

nước ngoài, với số lượng nhất định. Luật lao động quy định người sử dụng lao động không được sa thải lao động khi không có lý do chính đáng; Thời gian làm việc không quá 8 tiếng một ngày và 44 tiếng một tuần, nếu người lao động có thể làm thêm giờ thì không quá 4 tiếng một ngày, phải trả ít nhất là 50% lương cơ bản cho thời gian người lao động làm thêm giờ. Chế độ bảo hiểm hồi hương là bảo hiểm nhằm mục đích đảm bảo chi phí mua vé máy bay cho người lao động xuất cảnh Hàn Quốc khi kết thúc thời hạn lưu trú hoặc trước thời hạn lưu trú. Bảo hiểm rủi ro là bảo hiểm ngoài lao động cho người lao động trong trường hợp chết hoặc thương tật do tai nạn.

2.2.2.3. Nhập khẩu lao động của Nhật Bản

- Số lượng LĐNK: Số lượng lao động nhập khẩu của Nhật Bản liên tục tăng qua các năm. Đặc biệt, năm 2016, số lượng LĐNK vượt qua con số 1 triệu người, tăng gần 20% so với năm 2015. Số lượng LĐNK tiếp tục tăng nhanh và năm 2017 đã đạt tổng số tới 1.278.864 người. Sự gia tăng đáng kể trong số lượng lao động nhập khẩu là do chính phủ thúc đẩy sự tham gia của lao động nước ngoài có tay nghề cao, sinh viên trao đổi và thực tập kỹ thuật trong lực lượng lao động, giúp cải thiện tình hình việc làm, dẫn đến số lượng lao động nhập khẩu tăng lên.

Bảng 2.4 : Số lượng lao động nhập khẩu tại Nhật Bản từ năm 2012 đến năm 2017

Đơn vị: người

Năm Tổng số LĐNK

Trung

Quốc Philippines Hàn Quốc Việt Nam

Các nước còn lại 2012 682.450 296.388 72.867 31.780 16.720 264.695 2013 717.504 303.886 80.170 34.100 19.890 279.458 2014 787.627 311.831 91.519 37.262 9.600 337.415 2015 907.896 322.545 106.533 41.461 15.682 421.675 2016 1.083.769 344.658 127.518 48.121 39.938 523.534 2017 1.278.864 378.276 132.798 50.143 54.504 663.143

- Về thị trường NKLĐ chính: LĐNK ở Nhật Bản chủ yếu đến từ Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và Philippines. Năm 2017, số lượng LĐNK đến từ Trung Quốc là 378.276 người, chiếm xấp xỉ 30% tổng số LĐXK tại Nhật Bản. Tiếp theo là Philippines với 132.798 người chiếm khoảng 10,4%. Việt Nam và Hàn Quốc chiếm lần lượt khoảng 4,3% và 3,9% tổng số LĐXK tại Nhật Bản. Năm 2017, số lượng LĐXK của Việt Nam sang Nhật Bản cũng có mức tăng trưởng vượt bậc, tăng lên tới 54.504 người

- Cơ cấu lao động nhập khẩu theo ngành nghề. Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, năm 2017 có tới 29,7% lao động nước ngoài làm việc trong ngành sản xuất và 15,8% trong ngành dịch vụ, trong khi bán buôn. Ngành bán lẻ và khách sạn nhà hàng đều có tỷ lệ 12,7%. Có thể thấy nhu cầu NKLĐ ở Hàn Quốc cần nhất vẫn là ngành sản xuất và dịch vụ. Đó là một dấu hiệu rõ ràng rằng các ngành công nghiệp bị thiếu hụt lao động và là những ngành công nghiệp phụ thuộc vào lao động nước ngoài.

Sản xuất; 29,7% Dịch vụ; 15,8% Bán lẻ; 12,7% Khách sạn, nhà hàng; 12,7% Ngành khác; 29,1% Sả n xuấ t Dị ch vụ Bá n l ẻ Khá ch s ạ n, nhà hàng Ngành khác

Nguồn: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (https://www.mhlw.go.jp)

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động nhập khẩu theo ngành nghề tại Nhật Bản năm 2017

Các quy định về tiếp nhận lao động nước ngoài của Nhật Bản không cho phép tiếp nhận lao động nước ngoài trình độ thấp hoặc không có tay nghề vào làm việc. Vi vậy, mức lương và chính sách đãi ngộ ở Nhật Bản là khá tốt. Đối với lao động nước ngoài có tay nghề, lao động kỹ thuật cao, Chính phủ Nhật Bản khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho họ vào làm việc ở Nhật Bản. Tuy nhiên, lao động phổ thông nước ngoài có thể vào Nhật Bản làm việc theo chương trình tu nghiệp tại Nhật Bản.

- Một số chính sách NKLĐ đáng chú ý ở Nhật Bản: Pháp luật Nhật Bản khá chặt chẽ về vấn đề nhập cư và người nước ngoài lao động tại Nhật Bản. Về gia hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG bắc á (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)