Phân tích thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG bắc á (Trang 60 - 63)

2.3.1. Số lượng lao động xuất khẩu

Để thấy được số lượng XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Đông Bắc Á có sự ổn định về thị trường và gia tăng về số lượng được phản ánh qua số liệu của bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.5: Số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á

Đơn vị tính: người

Năm Nhật Bản Hàn Quốc Đài Loan Tổng số

2018 68.737 6.538 60.369 135.644 2017 54.504 5.178 66.926 126.608 2016 39.938 8.442 68.244 116.624 2015 15.682 7.534 62.789 86.005 2014 9.600 7.000 59.860 76.460 2013 19.890 5.500 46.000 71.390 2012 16.720 7.895 42.567 67.182 2011 8.907 6.800 35.678 51.385 2010 4.913 8.628 28.499 42.040

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục quản lý lao động nước ngoài Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam)

Qua phân tích số liệu bảng 2.1 ta thấy thị trường khu vực Đông Bắc Á có nhu cầu tiếp nhận ổn định qua số liệu bảng trên.

Thị trường Đài Loan được đánh giá vẫn là thị trường tiếp nhận nhiều nhất lao động Việt Nam sang làm việc. Bắt đầu từ năm 2000, sau khi Việt Nam ký được thỏa

thuận chính thức đưa người lao động sang Đài Loan làm việc năm 1999, số lượng người Việt Nam lao động tại Đài Loan tăng đáng kể. Đài Loan trở thành thị trường XKLĐ chủ lực của Việt Nam, số lượng LĐXK của Việt Nam vào thị trường này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số LĐXK của cả nước.

Trong năm 2017, tổng số lao động đi làm việc tại Đài Loan là 66.926 lao động. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp số lượng lao động đưa đi Đài Loan đạt trên 60.000 người (chiếm gần 50% tổng số lao động Việt Nam được đưa đi làm việc tại các thị trường trong năm nay). Nếu so sánh năm 2010 và năm 2018 thị trường này tiếp nhận lao động xuất khẩu của Việt Nam tăng 47,20% sau thị trường Nhật Bản.

Năm 2018 thị trường Đài Loan tiếp nhận 60.369 người chiếm 44.5% so với tổng số lao động xuất khẩu sang thị trường Đông Bắc Á và chiếm 3.91% tổng số lao động của Việt Nam có được việc làm.

Nhìn chung, thị trường Đài Loan có xu hướng tiếp nhận LĐXK của Việt Nam ngày càng tăng qua các năm, do lao động của Việt Nam ngày càng được đào tạo về chuyên môn đáp ứng được nhu cầu của nước này, trình độ ngoại ngữ được quan tâm đúng mức, ý thức chấp hành kỷ luật lao động ngày càng tốt hơn, tác phong công nghiệp được nâng lên đặc biệt là tinh thần cầu thị, thái độ làm việc chăm chỉ hoàn thành tốt công việc. Dự báo trong thời gian tới thị trường này vẫn tiếp nhận LĐXK ngày càng tăng về số lượng, đa dạng hóa ngành nghề, một phần là do kinh tế Đài Loan đang trên đà phát triển mạnh và nguồn lao động trong nước thiếu trầm trọng. Đài Loan là một thị trường không quá khắt khe về yêu cầu NKLĐ do vậy, các doanh nghiệp cần phải chú ý hơn nữa về công tác đào tạo trước khi đi xuất khẩu, người lao động cần chuẩn bị tốt các điều kiện của mình để đáp ứng tốt cho XKLĐ sang thị trường này.

Thị trường Hàn Quốc trong năm 2010 tiếp nhận 8.628 người, năm 2014 là 7.000 người, năm 2018 là 6.538 người như vậy, số lượng lao động thị trường này tiếp nhận không đều ở các năm dao động không cao. So với thị trường Đài Loan thì năm 2010 thị trường này tiếp nhận chỉ bằng 30,27%, 2014 thị trường này tiếp nhận chỉ bằng 11,69%, 2018 thị trường này tiếp nhận chỉ bằng 10,83%. Năm 2018 thị

trường chỉ tiếp nhận được 4,82% so với tổng số lao động xuất khẩu sang thị trường Đông Bắc Á và chiếm 0,42% tổng số lao động của Việt Nam có được việc làm.

Thị trường Nhật Bản năm 2010 tiếp nhận 4.913 người, 2014 tiếp nhận 9.600 người, 2018 tiếp nhận 68.737 người như vậy, ta thấy thị trường này tiếp nhận số lao động không đều qua các năm có năm chỉ tiếp nhận dưới 5.000 lao động, có năm tiếp nhận nhiều hơn cả hai thị trường Đài Loan và Hàn Quốc. Năm 2010 thị trường này tiếp nhận 11,68% so với tổng số lao động xuất khẩu sang khu vực Đông Bắc Á. Năm 2018 thị trường này tiếp nhận 50,67% so với tổng số lao động xuất khẩu sang khu vực Đông Bắc Á. Nhìn chung, đây là thị trường có xu hướng tiếp nhận ngày càng tăng và ổn định.

Những kết quả, thành tựu trong hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan như đã nêu trong bảng 2.1 trên trong thời gian qua, cho thấy hoạt động XKLĐ sang khu vực Đông Bắc Á được thực hiện dựa trên một chủ trương đúng đắn và linh hoạt của Đảng và Nhà nước, một hệ thống pháp luật về XKLĐ ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ đã bắt kịp sự vận động của nền kinh tế thế giới, khu vực cũng như quá trình đổi mới kinh tế của nước ta. Đây là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của hoạt động XKLĐ của Việt Nam nói chung và hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Đông Bắc Á nói riêng.

Tóm lại, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc có nhu cầu tiếp nhận ổn định, thị trường Nhật Bản nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam ngày càng tăng, đa dạng về ngành nghề; như điều dưỡng, hộ lý và lao động trong một số lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lao động có chuyên môn kỹ thuật mà Việt Nam có khả năng đáp ứng tốt, có nhu cầu đưa đi. Năm 2010 thị trường này tiếp nhận 42.040 lao động năm 2018 tiếp nhận 135.644 tăng 30,99%. Dự báo số lượng LĐXK sang Nhật Bản sẽ vẫn tiếp tục tăng trong những năm tới do Nhật Bản có mức lương khá cao và chế độ đãi ngộ lao động nước ngoài tốt, môi trường làm việc ở đây rất chuyên nghiệp và tạo cơ hội cho người lao động tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao tay nghề tốt. Hơn nữa, thời gian gần đây rất nhiều hiệp định và các bản ghi nhớ giữa Việt Nam – Nhật Bản được ký kết cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho XKLĐ sang thị trường này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG bắc á (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)