Trước đây dòng di chuyển lao động thường là từ các nước kém phát triển, đến các nước phát triển thì nay cùng với quá trình toàn cầu hóa, cách mạng công nghiệp 4.0 có cả chiều ngược lại. Các quốc gia đang có hiện tượng chảy máu chất xám, rất nhiều lao động có chuyên môn cao, sau khi làm việc chăm chỉ ở nước ngoài, tích lũy được kinh nghiệm, kỹ năng và vốn, khi trở về nước đã trở thành những doanh nhân, nhà lãnh đạo kinh tế thành đạt. Vậy trên thị trường thế giới dòng di chuyển lao động thường theo 04 xu hướng: 1) Di chuyển lao động chuyên môn cao từ các nước chưa và đang phát triển đến các nước phát triển vì mục đích thu nhập cao, cơ hội việc làm tốt, học tập, tiếp cận và tích lũy khoa học kỹ thuật; 2) Di chuyển lao động có chuyên môn cao từ các nước phát triển sang các nước phát triển khác vì mục đích điều kiện thu nhập hấp dẫn, môi trường làm việc phù hợp, sở thích của cá nhân; 3) Di chuyển lao động chuyên môn cao từ các nước phát triển sang các nước chưa và đang phát triển, thường hiện tượng di chuyển này là do những người có chuyên môn cao muốn phát triển kinh doanh, đầu tư trong một lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó; 4) Di chuyển lao động từ nước chưa hoặc đang phát triển có dân số đông, thiếu việc làm trong nước, dư thừa nguồn nhân lực sang các nước phát triển và đang phát triển, có dân số giảm, dân số già, thiếu nguồn nhân lực lao động từ lao động có chuyên môn cao đến lao động phổ thông.
Xu hướng di chuyển lao động trên thì đều có lợi cho các phía người lao động, các doanh nghiệp cũng rất thành công, thu được nhiều lợi nhuận và nền kinh tế của các nước được đầu tư cũng phát triển rất nhanh.