Khái quát về khu vực Đông Bắ cÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG bắc á (Trang 47 - 50)

2.2.1.1. Đài Loan (Trung Quốc)

Vị trí địa lý: Đài Loan nằm cách bờ biển Đông Nam lục địa Trung Hoa khoảng 150 km, ngăn cách với lục địa Trung Hoa bởi eo biển Đài Loan. Đài Loan bao gồm 64 đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo Bành Hồ và trên 20 đảo khác với tổng diện tích trên 53.960 km2. Đài Loan cách Philippines 350 km và Nhật Bản 1090 km.

Dân số: Dân số Đài Loan năm 2018 ước tính khoảng 23,7 triệu người, hầu hết trong số đó cư trú tại đảo Đài. Thủ phủ Đài Bắc là nơi có mật độ dân số cao nhất, tiếp sau đó là thành phố Cao Hùng ở phía Nam. Gần 60% dân số Đài Loan tập trung ở 4 thành phố lớn là Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Trung và Đài Nam, đó cũng là những địa phương tiếp nhận lao động nước ngoài chủ yếu, đa phần lao động nước ngoài tập trung tại 4 thành phố này và các khu vực phụ cận.

Về kinh tế: Đài Loan đã công nghiệp hóa một cách nhanh chóng trong nửa cuối của thế kỷ 20, và điều này được mệnh danh là “Thần kỳ Đài Loan”. Đài Loan cùng với Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore được gọi là bốn con rồng châu Á.

Trong 10 năm trở lại đây, Đài Loan luôn là một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bình quân đạt 4,8%/năm. Do sự tăng trưởng kinh tế làm cho quy mô của kinh tế Đài Loan mở rộng thêm nhanh chóng, điều này làm cho số nhân lực có nhu cầu làm việc ở những ngành kỹ thuật thấp, ngành sản xuất chế tạo và xây dựng cần đến thể lực, cơ bắp và có tính nguy hiểm ngày càng giảm, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nhân lực phổ thông. Vì vậy, Đài Loan trở thành thị trường tiềm năng để đưa lao động sang làm việc. Vì nhu cầu thực tế về nhân lực lao động cho các lĩnh vực đều tăng mạnh và theo đó Ủy ban lao động Đài Loan đã cho phép các doanh nghiệp thuê lao động nước ngoài nhiều hơn. Lực lượng lao động của bốn nước chính đưa lao động sang Đài Loan là Indonesia, Việt Nam, Philippines và Thái Lan đều không ngừng tăng lên.

Đài Loan ngày nay có một nền kinh tế năng động, dựa vào xuất khẩu đi cùng với việc dần dần giảm sự can dự của nhà nước trong đầu tư và thương mại quốc tế. Một số ngân hàng và các hãng công nghiệp lớn do chính quyền điều hành đã được tư nhân hóa. Tăng trưởng GDP trung bình là 8% trong suốt gần 3 thập kỷ gần đây. Xuất khẩu là động lực chính cho công nghiệp hóa, thặng dư thương mại khá lớn và dự trữ ngoại hối khá lớn của Đài Loan.

2.2.1.2. Hàn Quốc

Vị trí địa lý: Hàn Quốc còn gọi là Nam Triều Tiên hay Đại Hàn Dân Quốc, Hàn Quốc là một quốc gia thuộc Đông Bắc Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên, phía Bắc giáp với Bắc Triều Tiên, phía Đông giáp với biển Nhật Bản, phía Tây là Hoàng Hải. Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi, lãnh thổ Hàn Quốc trải rộng 100,032 km vuông. Dân số Hàn Quốc theo thống kê năm 2018 là 51,22 triệu dân.

Về kinh tế: Hàn Quốc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, đứng thứ 4 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới. Nền kinh tế Hàn Quốc chủ yếu dựa vào xuất khẩu

với những ngành sản xuất nổi tiếng như xe ôtô, đóng thuyền, sắt thép, điện tử, bán dẫn. Hàng năm Hàn Quốc sản xuất khoảng 3.500.000 đến 4.000.000 chiếc ôtô, đứng vị trí thứ 5 trên thế giới, trong đó khoảng 60 đến 70% dùng để xuất khẩu. Ngành đóng tàu của Hàn Quốc đứng thứ 2 trên thế giới, chất bán dẫn đứng vị trí thứ 3 trên thế giới cùng nhiều lĩnh vực khác có sức sản xuất và kỹ thuật đứng ở vị trí cao trên thế giới.

Dân số: Ngược lại với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao của nền kinh tế, tốc độ tăng dân số tự nhiên của Hàn Quốc lại ngày một giảm đến mức quá thấp. Theo Thông tin thị trường Hàn Quốc năm 2016 của Cục quản lý lao động nước ngoài, tỷ lệ tăng dân số của Hàn Quốc dưới 1% (Tỷ lệ sinh ở Hàn Quốc biến động theo chiều hướng giảm từ 2,06% năm 1983 xuống 1,1% năm 2018. Bên cạnh đó, khi nền kinh tế Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng cao, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, mức sống ngày càng cao, lao động Hàn Quốc có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm, họ từ chối làm việc ở các ngành sản xuất nặng nhọc, nguy hiểm để chuyển sang các ngành dịch vụ, văn phòng.

2.2.1.3. Nhật Bản

Vị trí địa lý: Nhật Bản là một đất nước gồm nhiều hòn đảo nằm ở Đông Á, có diện tích là 337.923 km2, đứng thứ 61 trên thế giới. Dân số Nhật Bản khoảng 130 triệu người, đứng thứ 10 trên thế giới. Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông khí hậu cận nhiệt đới ở phía nam đến khí hậu lạnh ở phía bắc. Nước Nhật có 4 đảo lớn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu cùng hàng ngàn đảo nhỏ chung quanh.

Về kinh tế: Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng đến năm 1952, kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao.

Nhật Bản hiện nay cho thấy nước này đang phải đối mặt với thực tế khó giải quyết, đó là trong khi tìm việc ở trong nước không dễ dàng thì nhiều lĩnh vực lại đang thiếu lao động mà không tuyển dụng được. Về mặt chủ trương Nhật Bản thực

hiện bảo hộ thị trường trong nước và chỉ khuyến khích nhập khẩu lao động có trình độ cao. Luật nhập cư và người di dân năm 1990 quy định rõ: Không sử dụng lao động nước ngoài chưa qua đào tạo. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều ngành nghề, nhất là các ngành khu vực 3D (dirty, dangerous, difficult - độc hại, nguy hiểm, khó khăn) rất cần lao động. Do vậy, Nhật Bản đã phải tiếp nhận lao động từ các nước đang phát triển sang tu nghiệp nâng cao tay nghề tại Nhật Bản gọi tắt là TNS. Mục đích được công bố về TNS là cách thức để chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển, giảm số lượng lao động bất hợp pháp, đáp ứng lao động cho các doanh nghiệp trong nước. Do vậy, với quy chế TNS người lao động được hưởng trợ cấp tu nghiệp và thực tế mức hưởng cao hơn tiền lương LĐXK ở một số nước. Hàng năm Nhật Bản tiếp nhận khoảng 45.000 TNS từ các nước và làm việc 2 - 3 năm.

Theo quy định của Nhật Bản, mục đích của TNS là sang học tập trau dồi nghề nghiệp nên không được tham gia lao động trả lương và không được nhận lương. Sau thời hạn kết thúc khóa tu nghiệp nếu được đánh giá tốt về kỹ năng và đạo đức sẽ được ký hợp đồng đào tạo kỹ thuật với doanh nghiệp tiếp nhận TNS. Ở giai đoạn này TNS mới được nhận lương theo thỏa thuận hợp đồng và được làm thêm ngoài giờ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG bắc á (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)