số lao động được xuất khẩu của Việt Nam
Theo số liệu Cục quản lý lao động nước ngoài Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Năm 2017 cả nước đưa được 134.751 lao động đi nước ngoài làm việc, vượt 28,3% so với kế hoạch năm và bằng 106,7% so với tổng số lao động đi xuất khẩu trong năm 2016. Đây là năm thứ tư liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100.000 lao động/năm. Tính đến hết tháng 12/2017, số lượng TTS được phái cử sang Nhật Bản đạt 54.504 người, bằng 136,47% so với cùng kỳ năm 2016, nâng tổng số TTS Việt Nam đang thực tập tại Nhật Bản lên hơn 100 nghìn người, vượt Trung Quốc và trở thành nước có số lượng TTS phái cử nhiều nhất trong số 15 nước phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản.
Đài Loan 470932 người (43,74%) Hàn Quốc 63515 người (5,90%) Nhật Bản 238891 người (22,19%) Nước khác 303434 người (28,18%) Đài Loan Hàn Quốc Nhật Bản Nước khác
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục quản lý lao động nước ngoài- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam.
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng lao động Việt Nam xuất khẩu sang thị trường ĐôngBắc Á (2010 - 2018)
Đông Bắc Á là thị trường XKLĐ lớn nhất của Việt Nam, giai đoạn từ năm 2010 - 2018 Việt Nam đã đưa 1.076.772 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó khu vực Đông Bắc Á tiếp nhận nhiều lao động nhất lên tới 773.338 lao động,
chiếm 71,82% tổng số XKLĐ của cả nước. Trong đó Nhật Bản là 238.891 người, Hàn quốc là 63.515 người, Đài Loan là 470.932 người.
Từ thực trạng tỷ trọng XKLĐ Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á thời gian qua cho thấy, Đài Loan tiếp nhận 43,73% tổng số lao động xuất khẩu, Hàn Quốc tiếp nhận 5,89% tổng số lao động xuất khẩu, Nhật Bản tiếp nhận 22,18% tổng số lao động xuất khẩu, hoạt động XKLĐ sang thị trường khu vực này đã và đang góp phần quan trọng vào việc giải quyết tình trạng lao động dư thừa, giảm tình trạng thất nghiệp và số người thiếu việc làm tăng thu nhập và nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.
Thị trường Đông Bắc Á tiếp nhận LĐXK của Việt Nam chiếm 71,82% tổng số XKLĐ của cả nước trong thời gian qua là do chúng ta đã ký được nhiều văn bản pháp lý mới với các nước này về XKLĐ, hạn chế được tình trạng lao động bỏ trốn, đặc biệt LĐXK của Việt Nam đã đáp ứng tốt hơn về trình độ chuyên môn, năng lực ngoại ngữ, tác phong công nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật lao động cùng với sự chụi khó, thông minh, cần cù sáng tạo của LĐXK. Trong những năm tới thị trường này vẫn là thị trường chủ lực trong XKLĐ của chúng ta do vậy, các Bộ, ban ngành chính quyền địa phương cần chỉ đạo cương quyết hơn nữa, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người thấy được điều kiện cần thiết như số lượng, ngành nghề, yêu cầu người lao động cần có trước khi xuất khẩu để hạn chế tình trạng thiếu thông tin gây ảnh hưởng đến người lao động. Các doanh cũng không nên chỉ chạy theo số lượng, lợi nhuận mà phải thực sự quan tâm đến chất lượng đào tạo trước khi xuất khẩu, người lao động cũng phải nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật lao động, trình độ ngoại ngữ để đáp ứng tốt nhất khả năng xuất khẩu sang thị trường này, đồng thời khẳng định uy tín của LĐXK của Việt Nam.