3.3.1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tăng cường công tác quản lý
Hệ thống quy phạm pháp luật về XKLĐ chưa hoàn chỉnh hoặc chưa nghiêm dẫn đến tỷ lệ vi phạm pháp luật về XKLĐ còn rất cao, cần tiếp tục bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp luật. Bên cạnh đó Nhà nước cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện theo quy định của các doanh nghiệp XKLĐ, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ, nhưng cũng phải đảm bảo quyền tự chủ của doanh nghiệp nhằm phát huy những nhân tố tích cực đồng thời có biện pháp chấn chỉnh và xử lý nghiêm những doanh nghiệp có hành vi vi phạm để từ đó tiến hành tổng kết, đánh giá nhằm nắm bắt được tình hình thực hiện pháp luật, các kiến nghị của doanh nghiệp và địa phương kịp thời điều chỉnh, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật cho phù hợp với thực tế của công tác quản lý (Chính phủ 2007, trang 19).
Đối với người lao động xuất khẩu cần nâng cao ý thức trách nhiệm, tôn trọng chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động, không vì những lợi ích kinh tế trước mắt mà vi phạm pháp luật trong quá trình đi lao động xuất khẩu.
Hiện nay, công tác quản lý lao động Việt Nam tại Đông Bắc Á còn rất yếu nên khi NLĐ Việt Nam bị chủ sử dụng lao động vi phạm, phá vỡ hợp đồng hoặc có sự tranh chấp giữa chủ sử dụng lao động và NLĐ thì NLĐ không biết cách hoặc nơi giải quyết. Chính vì vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần có một phòng ban chuyên trách chuyên đảm nhận về lao động làm việc ở các thị trường thông qua việc đặt các văn phòng đại diện và các bộ chuyên trách am hiểu thị trường tại nước sở tại. Địa chỉ và thông tin cán bộ chuyên trách cần được công khai trên website của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các doanh nghiệp XKLĐ và thậm chí in trong các tờ hướng dẫn, được nêu trong các chương trình đào tạo lao động trước khi đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Có như vậy, NLĐ Việt Nam tại nước ngoài mới được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và an tâm làm việc cho đến khi kết thúc hợp đồng.
Thị trường Đông Bắc Á là thị trường XKLĐ truyền thống của Việt Nam, tuy nhiên tình hình những năm gần đây cho thấy nguy cơ Việt Nam có thể mất thị trường này nếu như không kiểm soát được tình trạng lao động bỏ trốn và hoạt động bất hợp pháp của các công ty môi giới XKLĐ ở Việt Nam. Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động XKLĐ, siết chặt cơ chế quản lý nhất là bộ máy quản lý hành chính từ trung ương đến địa phương để hoạt động xuất khẩu sang khu vực này ngày càng ổn định và phát triển.
3.3.1.2. Phân định rõ vai trò và trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan và chính quyền các cấp trong XKLĐ
Phối hợp chặt chẽ bộ, ngành có liên quan với các địa phương và với doanh nghiệp XKLĐ. Cần có sự cải cách thủ tục hành chính ở các cơ quan Nhà nước để tăng cường sự hợp tác giữa các thành phần trên để tránh các vụ lừa đảo đồng thời tăng cường quản lý Nhà nước trong XKLĐ, các rủi ro trong XKLĐ sẽ giảm xuống do có sự ràng buộc giữa các bên. Bên cạnh đó bộ cần thường xuyên hướng dẫn chỉ đạo thực hiện XKLĐ tăng cường công tác kiểm tra trong lĩnh vực này cũng như lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía các doanh nghiệp, các địa phương để có những biện pháp điều chỉnh cho hợp lý hay có các văn bản giải thích thắc mắc kịp thời.
Pháp luật hiện nay quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước về quản lý XKLĐ như sau:
Thứ nhất, Bộ Lao động – Thương binh và Xã chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Bộ có trách nhiệm xây dựng chiến lược, kế hoạch về đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; Chỉ đạo thực hiện và phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, cơ chế về NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trình các cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; Chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn liên quan. Phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu phát triển thị trường lao động ngoài nước. Đàm phán, đề nghị cấp có
thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế về lao động theo quy định của pháp luật về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài; quy định nội dung, chương trình và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài; Quy định về Giấy phép; quyết định việc cấp, đổi, thu hồi Giấy phép; Tổ chức và thực hiện thanh tra chuyên ngành đối với hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; Phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức và chỉ đạo công tác quản lý, xử lý những vấn đề liên quan đến NLĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài; phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ tổ chức Ban Quản lý lao động trực thuộc, cơ quan đại diện ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài ở những nước, khu vực có nhiều lao động Việt Nam; Hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
Thứ hai, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm cùng với Bộ lao động – Thương binh và xã hội các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về chủ trương, chính sách NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan đại diện ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các công tác sau về bảo hộ lãnh sự, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ Việt Nam làm việc ở nước sở tại phối hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đã là thành viên;
Thứ ba, trách nhiệm của Bộ Công an là cấp hộ chiếu cho NLĐ theo quy định của pháp luật; Chỉ đạo lực lượng công an các cấp nắm tình hình các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến lĩnh vực đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài nhằm phòng ngừa, phát hiện và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; Khởi tố, điều tra theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài;
Thứ tư, trách nhiệm của Bộ Y tế là quy định điều kiện để các cơ sở y tế được khám và chứng nhận sức khỏe cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; phối hợp với Bộ Tài chính quy định thống nhất mức phí kiểm tra sức khỏe cho NLĐ đi làm việc ở
nước ngoài; Chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm của các cơ sở y tế trong việc tổ chức khám sức khoẻ cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
Thứ năm, trách nhiệm của Bộ Tài chính về cơ bản là phối hợp với Bộ LĐTBXH và quy định chế độ các mức thu, chi và tài chính trong lĩnh vực NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
Thứ sáu, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là chủ trì, phối hợp với Bộ LĐTBXH, ban hành theo thẩm quyền các chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi đối với NLĐ thuộc diện chính sách xã hội đi làm việc ở nước ngoài;
Thứ bảy, trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là thực hiện quản lý nhà nước về NLĐ đi làm việc ở nước ngoài tại địa phương, tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (Trịnh Hồng Kiên 2018, tr.65).
3.3.1.3. Hoàn thiện chính sách về tài chính làm đòn bẩy thúc đẩy mở rộng và nâng cao hiệu quả XKLĐ
Trong các thị trường ở khu vực Đông Bắc Á thì Nhật Bản là thị trường có mức chi phí tương đối cao so với các thị trường lao động khác. Để sang làm việc ở nước này NLĐ thường phải vay vốn hoặc thế chấp tài sản mới có đủ chi phí. Hơn thế nữa, khi tham gia XKLĐ ở Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản NLĐ vẫn phải chịu mức phí cao hơn so với quy định của Nhà nước. Do vậy, NLĐ khi tham gia XKLĐ ở các thị trường này gánh trên vai nợ nần rất lớn.
Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản là thị trường tiếp nhận nhiều lao động do vậy, trong thời gian tới, để tạo điều kiện cho NLĐ có thể tham gia XKLĐ sang thị trường này, Nhà nước cần có các biện pháp để giảm chi phí đi xuất khẩu cho NLĐ, khuyến khích doanh nghiệp XKLĐ như cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp mà không phải thế chấp hoặc thế chấp ít, thủ tục gọn nhẹ, dễ thực hiện, có chính sách ưu đãi về thuế, nghiên cứu khả năng miễn thuế thu nhập cá nhân cho NLĐ ít nhất là trong giai đoạn đầu. Đồng thời hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát đưa ra
các chế tài xử lý các cơ quan, doanh nghiệp thu phí cao hơn mức quy định của Nhà nước ở từng thị trường.
3.3.1.4. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động nước ngoài, cung cấp miễn phí, công khai
Hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật là hoạt động có vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ góp phần nâng cao nhận thức của NLĐ về hoạt động XKLĐ mà còn hỗ trợ cơ quan quản lý Nhà nước trong việc làm lành mạnh môi trường kinh doanh, cũng như đảm bảo cho hoạt động XKLĐ được ổn định và phát triển bền vững. Công bố công khai, rõ ràng các thông tin về hoạt động XKLĐ là biện pháp nhằm hạn chế rủi ro phát sinh trong hoạt động XKLĐ. NLĐ trên cơ sở các thông tin về thị trường tuyển dụng, nhu cầu và yêu cầu tuyển dụng, điều kiện tuyển dụng, ngành nghề tuyển dụng, mức lương, chế độ...sẽ xác định mục tiêu, định hướng đúng đắn, tự đối chiếu với năng lực của bản thân để chọn thị trường lao động, ngành nghề sẽ làm việc ở nước ngoài. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho NLĐ tham gia XKLĐ nhằm nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật, hiểu biết của NLĐ để nắm chắc quyền và nghĩa vụ khi tham gia XKLĐ, sẽ hạn chế được tối đa các tổn thất, các rủi ro và đặc biệt là hạn chế tình trạng vi phạm hợp đồng.
Thông qua sàn giao dịch việc làm ngoài nước và trang Website của Trung tâm giới thiệu việc làm của Cục quản lý lao động nước ngoài để phổ biến văn bản pháp luật XKLĐ, cung cấp các thông tin về doanh nghiệp tốt và phê bình các doanh nghiệp yếu kém, thông tin đầy đủ việc làm ngoài nước, cập nhật và bổ sung các văn bản pháp luật về XKLĐ. Cung cấp thông tin thị trường lao động nước ngoài đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, liên tục của nhiều cơ quan chức năng, phải được thực hiện xây dựng một cách nghiêm túc vì đây là nền tảng quyết định sự thành công của nhiều khâu tiếp sau. Do vậy, yêu cầu đối với thông tin phải chính xác, kịp thời, đầy đủ.
Để đẩy mạnh hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài an toàn, các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương cần tăng cường công tác
thông tin tuyên truyền về những kênh đi làm việc ở nước ngoài hợp pháp, cung cấp những địa chỉ mà NLĐ có thể liên hệ chính thống. Bên cạnh đó, cũng khuyến cáo NLĐ về những hành vi đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trái phép của các tổ chức, cá nhân không có chức năng. Các cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức không có chức năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng vẫn tuyển chọn và đưa NLĐ đi xuất khẩu theo các hình thức khác như du lịch.
Đối với thị trường Đông Bắc Á là thị trường quan trọng chúng ta cần hướng đến vì số lượng lao động sang thị trường này chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động xuất khẩu. Đặc biệt là sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc có mức thu nhập cao, điều kiện XKLĐ khắt khe nên hay có tình trạng cò mồi hoạt động lừa đảo gây tốn kém, tạo ra những tiêu cực. Do vậy, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về XKLĐ để nâng cao nhận thức của NLĐ về các kênh đi làm việc ở nước ngoài an toàn, hợp pháp, cách thức tự bảo vệ bản thân, cũng như những địa chỉ mà NLĐ có thể liên hệ để tìm hiểu thông tin khi có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, hay liên hệ để nhờ được hỗ trợ khi cần thiết trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, đại sứ quán nước ngoài ở Việt Nam và đại sứ quán Việt Nam tại khu vực Đông Bắc Á để luôn có những tin tức cập nhật về thị trường lao động ở khu vực này, bao gồm các thông tin về kinh tế, chính trị, phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động, cung - cầu lao động chung ở trên thị trường và với riêng từng khu vực, ngành nghề, giá cả sức lao động với nhân công nước ngoài; các chế độ ưu đãi; luật pháp của quốc gia tiếp nhận về nhập khẩu lao động nước ngoài, điều kiện làm việc.
3.3.1.5. Thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với các nước có nhu cầu sử dụng lao động
Để đảm bảo hoạt động XKLĐ sang thị trường Đông Bắc Á duy trì và mở rộng, Nhà nước cũng cần tăng cường hoạt động ngoại giao với các nước trong khu vực để tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam với các nước này. Từ đó, nâng cao vai trò quản lý của Việt Nam đối với lao động nước ngoài, Chính phủ đàm
phán với các nước có lao động Việt Nam làm việc trong khu vực Đông Bắc Á, để ký kết các hiệp định, thỏa thuận song phương nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng và đại diện quản lý lao động của doanh nghiệp XKLĐ thực hiện tốt nhiệm vụ trong công tác quản lý và bảo vệ quyền lợi NLĐ làm việc ở nước ngoài.
Đối với thị trường Nhật Bản đang mở rộng hơn về ngành tiếp nhận lao động, đây là cơ hội cho nhiều người đi xuất khẩu, thị trường Đài loan tiếp nhận số lượng rất lớn qua các năm và cũng là thị trường tiếp nhận lao động không quá khắt khe chủ yếu là lao động phổ thông.
3.3.1.6. Giải pháp đối với người lao động sau khi thực hiện xong hợp đồng về nước
Tạo việc làm để tận dụng trình độ vốn tích lũy, tay nghề và các kỹ năng của NLĐ đi làm việc ở thị trường Đông Bắc Á khi trở về là việc làm cần thiết. Lao động xuất khẩu sang thị trường Đông Bắc Á, sau khi về nước thường có những kiến thức, kinh nghiệm làm việc, tay nghề cao bởi đây là khu vực có trình độ kỹ thuật và tác phong lao động. Nhà nước cần ban hành chính sách hậu XKLĐ hợp lý để hỗ trợ và tạo cơ chế cho NLĐ về nước có thể sử dụng hiệu quả tay nghề, kinh nghiệm và số vốn họ có được khi việc ở nước ngoài.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cùng các địa phương cần phải xây dựng được ngân hàng dữ liệu về lao động trở về, cập nhật thường xuyên để các