Từ chỗ chỉ là nước mới tiếp cận thị trường vào đầu những năm 1990 nhưng hiện Việt Nam đang có vị trí cao trong số những nước xuất khẩu nhiều lao động vào khu vực Đông Bắc Á, năm 2010 Việt Nam XKLĐ vào thị trường này được 42.040 người, năm 2014 được 76.460 người, năm 2018 được 135.644 người. Thị phần XKLĐ vào thị trường có xu hướng tăng qua các năm.
Năm 2010, tổng số XKLĐ vào Đài Loan chiếm 25,71% tổng số XKLĐ của cả nước, con số tương ứng năm 2014 là 28,60% và năm 2018 là 55,07%. Trong đó lao động nữ chiếm một số lượng đáng kể, chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực dệt may, điện tử và làm người giúp việc. Theo thống kê, số lượng lao động nữ xuất khẩu sang Đài Loan chiếm 66% trên tổng số XKLĐ sang nước này. Thị phần của lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan tăng đều trong các năm gần đây. Tính đến hết tháng 12/2017, số lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan là 206.184 người, chiếm 30% thị phần (cùng kỳ năm 2016 là 29,3%), đứng thứ hai sau Indonesia, trong đó lao động làm việc trong ngành sản xuất công nghiệp chiếm trên 87%, lao động làm việc trong ngành dịch vụ xã hội chiếm 13%.
Tại Đài Loan, thị phần XKLĐ của Việt Nam được mở rộng nhanh chóng nhờ chính sách tiếp nhận lao động không hạn chế về số lượng của Đài Loan dành cho Việt Nam. Số lượng LĐXK của Việt Nam tại Đài Loan không ngừng tăng mạnh kể từ khi thị trường này được khai thông, từ 558 người năm 1999 lên 206.184 người năm 2017. Hiện nay, một số lĩnh vực, ngành nghề XKLĐ có xu hướng mở rộng. Sự thay đổi về cơ cấu ngành nghề trong XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Đông Bắc Á từ khi Đài Loan tiếp nhận lao động giản đơn, phổ thông của Việt Nam vào nước này làm việc. Nếu so sánh ta thấy thị phần XKLĐ của Việt Nam đạt 9,5% so với tổng số lao động nhập khẩu vào Đài Loan năm 2012, trong khi đó Indonesia đạt 7,56%, Philippines đạt 14,33%, Thái Lan đạt 14,97%, các nước còn lại đạt 53,56%.
Đến năm 2017 thị phần XKLĐ sang Đài Loan của Việt Nam đạt đạt 9,89% so với tổng số lao động nhập khẩu vào Đài Loan, trong khi đó Indonesia đạt 9,91%, Philippines đạt 17,39%, Thái Lan đạt 8,69%, các nước còn lại đạt 53,82% đây là một thành tựu đáng ghi nhận của XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan thời gian qua.
Nhật Bản là một thị trường XKLĐ nhiều tiềm năng. Đặc biệt đây là một trong các thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập tốt, được nhiều lao động Việt Nam quan tâm và đăng ký tham gia. Nhật Bản là một thị trường khó tính, có các điều kiện tiếp nhận lao động cao và chặt chẽ, nhưng số lượng lao động Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản cũng ở mức gần 5.000 lao động vào năm 2010 và đạt 68.737 người vào năm 2018 và hiện đứng thứ ba sau Trung Quốc, Philippines về số lượng LĐNK tại Nhật Bản. Nếu so sánh ta thấy thị phần XKLĐ của Việt Nam đạt 2,45% so với tổng số lao động nhập khẩu vào Nhật Bản năm 2012, trong khi đó Trung Quốc đạt 43,42%, Philippines đạt 10,67%, Hàn Quốc đạt 4,65%, các nước còn lại đạt 38,78%. Đến năm 2017 thị phần XKLĐ sang Nhật Bản của Việt Nam đạt 4,26% so với tổng số lao động nhập khẩu vào Nhật Bản, trong khi đó Trung Quốc đạt 29,57%, Philippines đạt 10,38%, Hàn Quốc đạt 3,92%, các nước còn lại đạt 51,85% đây là một sự cố gắng lớn của XKLĐ Việt Nam sang Nhật Bản thời gian qua.
Việt Nam hiện đứng thứ tư sau Trung Quốc và Thái Lan và Mỹ là những nước XKLĐ có nhiều lao động ở Hàn Quốc. Từ chỗ chỉ XKLĐ theo hình thức tu nghiệp sinh công nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Hàn Quốc, tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng, điện tử, dệt may, đến nay LĐXK của Việt Nam đã tham gia vào một số lĩnh vực khác như vận tải biển, đánh bắt cá, chăm sóc người bệnh, giúp việc gia đình, nông nghiệp,... Đặc biệt, việc đạt được thỏa thuận đưa lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc theo các chương trình tu nghiệp sinh công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, làm việc trong các ngành công nghệ cao và theo Luật cấp phép cho LĐNN mới của nước này đã tạo cơ hội và là điều kiện để Việt Nam tăng số lượng LĐXK, thực hiện đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề trong XKLĐ.
Thị phần XKLĐ tại thị trường Đông Bắc Á của Việt Nam có thể so sánh với tổng số lao động của Việt Nam qua bảng sau:
Bảng 2.7: Thị phần xuất khẩu lao động sang thị trường Đông Bắc Á so với lao động được giải quyết việc làm của Việt Nam 2010 – 2018
Năm
Số lao động được giải quyết việc làm của cả nước (người)
Số XKLĐ sang thị trường Đông Bắc Á (người) Tỷ lệ LĐXK sang thị trường Đông Bắc Á/LĐ
được giải quyết việc làm của cả nước (%) 2010 1.510.000 42.040 2,80 2011 1.600.000 30.064 1,88 2012 1.680.000 67.182 3,99 2013 1.480.000 71.390 4,82 2014 1.500.000 76.460 5,09 2015 1.630.000 86.005 5,27 2016 1.500.000 116.624 7,77 2017 1.522.000 126.608 8,31 2018 1.543.000 135.644 8,79
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Việc làm và Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Số LĐXK sang khu vực Đông Bắc Á so với số lao động được giải quyết việc làm của cả nước những năm gần đây 2010 - 2018 có xu hướng tăng từ 2,80% năm 2010 lên 5,09% năm 2014 và 8,79% năm 2018 qua đó ta thấy thị trường này có xu hướng tiếp nhận ổn định và ngày càng tăng đã giải quyết được một số lượng lao động của Việt Nam có việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo trong xã hội.
Đối với thị trường Đài Loan năm 2010 tiếp nhận 1,88% lao động trong tổng số lao động của cả nước, năm 2015 tiếp nhận 3,85% lao động trong tổng số lao động của cả nước, năm 2018 tiếp nhận 3,91% lao động trong tổng số lao động của cả nước. Như vậy, thị trường này tiếp nhận lao động xuất khẩu tăng đều qua các năm, từ năm 2010 đến năm 2018 tăng 2,03% tương đương với 31.870 lao động.
Đối với thị trường Hàn Quốc năm 2010 tiếp nhận 0,57% lao động trong tổng số lao động của cả nước, 2015 tiếp nhận 0,46% lao động trong tổng số lao động của cả nước, 2018 tiếp nhận 0,42% lao động trong tổng số lao động của cả nước. Như vậy, thị trường này có xu hướng tiếp nhận lao động giảm dần từ 2010 - 2018 là 0,15% tương ứng với số lao động là 2.090 người, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Đối với thị trường Nhật Bản năm 2010 tiếp nhận 0,32% lao động trong tổng số lao động của cả nước, năm 2015 tiếp nhận 0,96% lao động trong tổng số lao động của cả nước, năm 2018 tiếp nhận 4,45% lao động trong tổng số lao động của cả nước. Như vậy, thị trường này tiếp nhận lao động xuất khẩu tăng đều qua các năm, từ 2010 - 2018 tăng 4,13% tương đương với 63.824 lao động.
Tóm lại, trong ba thị trường thì thị trường Nhật Bản tiếp nhận tăng mạnh, sau đó đến thị trường Đài Loan, còn thị trường Hàn Quốc tương đối đều và số lượng còn ít. Hoạt động XKLĐ sang thị trường Đông Bắc Á tạo ra việc làm trực tiếp cho người lao động xuất khẩu, còn tạo việc làm một cách gián tiếp từ các khâu dịch vụ y tế, chuyên chở hàng không, dịch vụ giao nhận hàng hóa, làm thủ tục xuất nhập cảnh.
Thị trường Đông Bắc Á, trung bình mỗi năm từ 2010 - 2018 tiếp nhận khoảng 45.901 lao động Việt Nam. Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện Việt Nam có khoảng 135.000 lao động tại Đài Loan, với thu nhập bình quân mỗi lao động khoảng từ 600 – 700 USD/tháng, trừ tất cả các khoản chi phí, một lao động có thể gửi về khoảng 6.000 USD/năm. Tại Hàn Quốc, có khoảng 50.000 lao động, với thu nhập bình quân từ 1000 – 1300 USD/tháng, với số tiền gửi về nước hàng năm ước đạt 700 triệu USD. Còn tại thị trường Nhật Bản, hiện Việt Nam có khoảng 20.000 TTS, với thu nhập bình quân từ 1.200 – 1500 USD/tháng, mỗi năm một lao động có thể gửi về nước khoảng 8.500 - 11.500 USD.
NLĐ Việt Nam ở thị trường Đông Bắc Á có mức thu nhập tương đối cao. Tại thị trường Đài Loan bình quân NLĐ có thu nhập từ 600 - 700 USD/tháng, còn tại thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản là 1200 – 1500 USD/tháng tương đương 25 - 31,5 triệu đồng/tháng, một số ngành nghề đòi hỏi tay nghề cao mức lương còn có thể lên đến 1.700 – 2000 USD/tháng tương đương 35 - 42 triệu đồng/tháng.
Bảng 2.8: So sánh mức thu nhập của lao động xuất khẩu ở ba nước Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản
Nội dung Nhật Bản Hàn Quốc Đoài loan
Lương bình
quân/tháng 1200 – 1600 USD 1200 – 1500 USD 600 - 700 USD
Điều kiện tham gia xuất khẩu
Khá khắt khe về trình độ chuyên môn, sức khỏe, ngoại ngữ Khắt khe về trình độ chuyên môn, sức khỏe Dễ dàng, không khắt khe về điều kiện sức khỏe Công việc Ổn định, làm thêm, tăng ca nhiều Ổn định, có điều kiện làm thêm Làm thêm ít, tăng ca không ổn định
Nguồn: Cục Việc làm và Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Qua bảng 2.4 ta thấy mức thu nhập bình quân tại thị tường Đài Loan chỉ bằng khoảng 40% đến 50% ở thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản đây là mức thu nhập chênh nhau rất lớn giữa các nước có ảnh hưởng không nhỏ tới mức sinh lời của NLĐ đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài. Cùng với đó công việc làm thêm cũng ít, không ổn định. Như vậy, sau khi thực hiện xong hợp đồng về nước, người lao động xuất khẩu tại Đài Loan trừ đi các khoản chi tiêu còn lại chỉ bằng một nửa của hai nước còn lại, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động hậu XKLĐ. Việc tham gia XKLĐ tại Đài Loan không đòi hỏi quá cao về trình độ chuyên môn, sức khỏe, ngoại ngữ và chi phí đi XKLĐ cũng thấp hơn điều này tạo thuận lợi cho nhiều người tham gia XKLĐ đặc biệt ở vùng nông thôn và miền núi còn khó khăn về kinh tế và trình độ văn hóa.
Theo Báo cáo thị trường lao động quý I năm 2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, một lao động có việc làm nói chung lao động giản đơn, có mức thu nhập là 4,5 triệu đồng/người/tháng và một lao động làm công ăn lương, lao động khu vực Nhà nước bình quân là 7 triệu đồng/người/tháng, lao động chuyên môn kỹ thuật bậc cao, bình quân là 8,2 triệu đồng/tháng, thì mức thu nhập bình quân của lao động xuất khẩu ở thị trường Đông Bắc Á còn cao hơn rất nhiều. Như vậy, mức thu nhập trên là mức thu nhập cao so với thu nhập bình quân của NLĐ trong nước. Đó là khoản thu nhập khá lớn, rất có ý nghĩa đối với NLĐ xuất khẩu Việt Nam, góp phần cải thiện đời sống của NLĐ ở những khu vực có thu nhập thấp, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở những khu vực này. Đặc biệt, khi được sử dụng hợp lý cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân NLĐ xuất khẩu khi trở về và những người khác, hiệu quả của nguồn tài chính này đối với nền kinh tế quốc dân còn cao hơn nữa. Xét trên khía cạnh này, hoạt động XKLĐ sang thị trường Đông Bắc Á còn góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở nước ta. Với kết quả như trên, hoạt động XKLĐ sang khu vực Đông Bắc Á cũng đã góp phần giảm chi ngân sách đầu tư tạo việc làm, tăng tích lũy cho nền kinh tế. Lao động đi làm việc ở nước ngoài không những tăng thu nhập cho bản thân còn được học tập tiếp cận với công nghệ mới, phương pháp làm việc khoa học, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn. Trong khi đó, một lao động trong nước muốn có việc
làm cần phải bỏ chi phí đào tạo, tính trên toàn bộ lực lượng lao động cả nước thì chi phí này là một khoản không hề nhỏ. Như vậy, có thể thấy lao động được đi làm việc ở Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc trong thời gian qua đã tiết kiệm được một khoản vốn đầu tư không nhỏ cho toàn xã hội, giảm bớt được gánh nặng chi phí tạo việc làm cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra, ngân sách nhà nước còn thu được hàng trăm triệu USD từ phí bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cao, thuế doanh thu và thuế lợi tức của doanh nghiệp XKLĐ tính trên số tiền dịch vụ thu từ NLĐ, lệ phí cấp giấy phép hoạt động XKLĐ, lệ phí cấp giấy phép thực hiện hợp đồng.
Đến hết năm 2018, trung bình mỗi năm cả nước có hơn 85.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Thị trường lao động ngoài nước đã được mở ra tới 48 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nguồn lao động này gửi về nước từ 2 - 3,2 tỷ USD/năm, đây là nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước trong điều kiện hiện nay, góp phần cải thiện đời sống của hàng nghìn gia đình, giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
2.4. Đánh giá tình hình XKLĐ của Việt Nam sang Đông Bắc Á