Các văn bản pháp lý được ký kết giữa Việt Nam và các nước Đông Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG bắc á (Trang 46 - 47)

Ngày 25/12/2008, Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) đã được ký kết, trong đó cả Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn, là tiền đề để hai nước tiến hành hợp tác quốc tế trong những lĩnh vực, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác bền vững giữa 2 nước.

Tháng 12/2013 Hàn Quốc đã ký biên bản ghi nhớ đặc biệt về việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam.

Năm 2015, Chính phủ đã ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA). Mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế sẽ ngày được thúc đẩy hơn nữa nhờ hiệp định này.

Ngày 17/5/2016, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã ký Bản Ghi nhớ (MOU) về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.

Ngày 23/03/2018, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài, gọi tắt là chương trình EPS.

Ngày 06/06/2017, Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập sinh kỹ năng (MOC) đã được ký kết giữa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động - Y tế - Phúc lợi Nhật Bản. Theo Chương trình thực tập kỹ năng mới này, thời hạn thực tập của thực tập sinh Việt Nam sẽ được kéo dài lên 5 năm (trước đây chỉ đến 3 năm); đồng thời mở rộng thêm nhiều ngành nghề, lĩnh vực tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong thời gian tới. MOC này sẽ tiếp tục thúc đẩy việc tăng số

lượng thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản thực tập kỹ năng, đào tạo nhiều lao động có trình độ tay nghề, kỹ thuật và kinh nghiệm, tác phong làm việc của Nhật Bản qua đó thúc đẩy đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam

Ngày 14/3/2019, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) Việt Nam và Chính quyền tỉnh Chiba, Nhật Bản đã ký kết Bản ghi nhớ về phát triển Nguồn nhân lực. Bản ghi nhớ sẽ thiết lập khung hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực nguồn nhân lực bao gồm: đưa và tiếp nhận kỹ sư, kỹ thuật viên, thực tập sinh kỹ năng, lao động đặc định, du học sinh nghề trong những lĩnh vực hai bên cùng quan tâm.

Tóm lại, nhờ những chính sách, văn bản cụ thể, thiết thực đã giúp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được thuận tiện hơn, tạo điều kiện khuyến khích hoạt động XKLĐ tốt hơn trong thời gian qua đã đem lại nhiều cơ hội việc làm tốt cho lao động Việt Nam, từ đó có đóng góp tích cực đối với nền kinh tế - xã hội. Do vậy, Việt Nam đã chú trọng đến việc hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến chính sách xuất khẩu lao động và coi đây là một chủ trương lớn thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG bắc á (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)