3.3.2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp
Để nâng cao chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải rà soát, hoàn thiện định hướng chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ và các thị trường, loại hình cung cấp dịch vụ trọng yếu của mình. Đồng thời, tiếp tục cơ cấu lại, nâng cấp bộ máy cán bộ nhân viên và công tác quản trị doanh nghiệp.
Triển khai việc quán triệt cho cán bộ nhân viên Bộ quy tắc ứng xử dùng cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chuẩn hóa lại các quy trình nghiệp vụ và quy chế cụ thể phù hợp với yêu cầu của Bộ quy tắc ứng xử. Phân công lãnh đạo và cán bộ chuyên trách theo dõi thực hiện, định kỳ đánh giá rút kinh nghiệm, coi đây là tiêu chí để nâng cấp thương hiệu doanh nghiệp (Chính phủ 2013, trang 14).
Từ thực tiễn XKLĐ sang thị trường Đông Bắc Á những năm qua thì bản thân các doanh nghiệp cũng cần nâng cao năng lực nhận thức và ứng xử của cán bộ nhân viên, tránh tình trạng đánh giá chủ quan về vấn đề lao động bỏ trốn, dẫn tới việc phân biệt đối xử vùng miền như thời gian qua đối với lao động xuất khẩu sang thị
trường Đông Bắc Á, từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh gây bức xúc và chia rẽ trong cộng đồng lao động Việt Nam tại các nước này, từ đó sẽ tạo hình ảnh xấu về tình đoàn kết và ý thức dân tộc của Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới.
3.3.2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo, mối quan hệ với địa phương của doanh nghiệp
Thực hiện tốt giáo dục định hướng cho NLĐ trước khi xuất cảnh, doanh nghiệp cần chủ động nâng cấp chất lượng đào tạo, giáo dục định hướng trên cơ sở chương trình khung mà cơ quan quản lý Nhà nước đã quy định, sử dụng hiệu quả các bài giảng điện tử mẫu mà Hiệp hội đã cung cấp. Đồng thời bổ sung những ví dụ thực tế, những điển hình tốt, những trường hợp vi phạm của NLĐ ở nước ngoài và hậu quả xấu của nó. Có cơ chế và cán bộ theo dõi chặt chẽ quá trình đào tạo, để có thể phát hiện, loại trừ tiếp những NLĐ biểu hiện ý thức tổ chức kỷ luật kém.
Doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với địa phương, cơ sở đào tạo nghề để nắm chắc và tuyển chọn những người có tư chất tốt, kiên quyết không chọn những người hay gây gổ đánh nhau, nghiện rượu, không chọn những người không có khả năng và nguyện vọng thực sự đi làm việc. Kiểm soát chặt chẽ quá trình kiểm tra sức khỏe để loại trừ sự thẩm lậu nhằm khắc phục tình trạng bỏ trốn ngay khi đến sân bay nhập cảnh do biết có bệnh không đủ điều kiện ở lại nước ngoài làm việc.
Trong đào tạo ngoại ngữ cần tuyển chọn giáo viên có trình độ ngoại ngữ tốt, kỹ năng sư phạm giỏi, có thể sử dụng những NLĐ đã đi XKLĐ về có trình độ ngoại ngữ tốt và bồi dưỡng thêm cho họ nghiệp vụ sư phạm để bồi dưỡng ngoại ngữ cho người đi XKLĐ, xây dựng tiêu chuẩn sát hạch qua tham khảo ý kiến của đại sứ quán Việt Nam tại các quốc gia nước ngoài.
Một vấn đề quan trọng là doanh nghiệp cần giữ mối liên hệ thường xuyên với đối tác nước ngoài để nắm thông tin về NLĐ và định kỳ thông báo cho gia đình họ bằng các hình thức thích hợp. Nếu có phát hiện NLĐ gian lận trong tuyển chọn hoặc vi phạm kỷ luật, pháp luật ở nước ngoài bị đuổi về nước, cần thông báo cho chính quyền địa phương để phối hợp tuyên truyền giáo dục và thông báo cho Hiệp hội để
Hiệp hội thông tin rộng rãi trong toàn hệ thống, tránh tuyển những trường hợp này đi làm việc ở nước khác.
Đối với thị trường Đông Bắc Á là thị trường được đánh giá là thị trường tiếp nhận số lao động chiếm hơn 70% số lao động xuất khẩu trong cả nước nên các doanh nghiệp cần quan tâm đến chất lượng đào tạo người lao động, không chỉ chạy theo số lượng mà mất dần thị phần XKLĐ ở thị trường này. Đặc biệt đối với thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc đòi hỏi yêu cầu cao về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tác phong công nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật thì các doanh nghiệp cần quan tâm thích đáng. Các doanh nghiệp cũng cần giữ mối liên hệ hơn nữa với địa phương để cùng phối hợp việc tuyển chọn, giáo dục cho XKLĐ, người lao động xuất khẩu biết rỗ các thông tin cần thiết trách hiện tượng môi giới, cò mồi taọ ra ảnh hưởng xấu với XKLĐ sang thị trường này.
3.3.2.3. Làm tốt công tác Marketting trong XKLĐ
Nghiên cứu thị trường XKLĐ trong khu vực Đông Bắc Á là khâu trọng yếu, qua đó cho ta biết nên tiến vào thị trường nào với cách tiếp cận ra sao cho thành công nhất, phân tích các thông tin có được bằng các phương pháp tin cậy và đánh giá các kết quả, xây dựng các chiến lược, sách lược cho hoạt động XKLĐ từ đó đề ra các biện pháp tiến hành cho phù hợp với điều kiện cụ thể.
Để có thể đẩy mạnh XKLĐ sang thị trường này cần làm tốt công tác Marketting trong XKLĐ để quảng bá hình ành đất nước và con người Việt Nam cần cù, chiụ khó, thông minh, chấp hành tốt kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp. Do vậy, LĐXK Việt Nam cần tuyển chọn thật kỹ, đào tạo kỹ trước khi đưa lao động đi, đặc biệt đối với LĐXK sang thị trường Nhật Bản. Có biện pháp quản lý chặt chẽ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt siết chặt đối với thị trường Hàn Quốc để có thể tiếp tục khơi thông thị trường này, đồng thời có các biện pháp để người sử dụng nước ngoài tin và quen dùng lao động Việt Nam.
Từ thực tiễn XKLĐ sang thị trường Đông Bắc Á những năm qua chúng ta có thể nhận thấy: 1) Thị trường Nhật Bản yêu cầu XKLĐ cao, chi phí trung bình, khả năng thành công không cao, thu nhập khá, chỉ XKLĐ theo hình thức TNS và TTS; 2) Thị trường Hàn Quốc yêu cầu XKLĐ trung bình, chi phí trung bình, khả năng
thành công tương đối khó, thu nhập khá, tuy nhiên trong những năm gần đây tình trạng lao động bỏ trốn tại thị trường lao động này lại rất cao; 3) Thị trường Đài Loan yêu cầu trung bình thấp, chi phí trung bình khả năng thành công cao, thu nhập trung bình khá, hoạt động XKLĐ sang thị trường này những năm qua có rất nhiều sai phạm trong hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ cả phía Việt Nam và Đài Loan gây ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ xuất khẩu.