Mục đích của hoạt động huyđộng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội (Trang 27 - 28)

Huy động vốn trong hoạt động kinh doanh chính là những phương thức quản lý để đạt được những mục tiêu nhất định và phải thông qua việc đạt được các mục tiêu đó, ngân hàng mới có thể đạt được mục tiêu cuối cùng của mình là thu lợi nhuận tối đa, trên cơ sở thoả mãn tối ưu nhu cầu của khách hàng và tối thiểu hóa mọi chi phí hoạt động. Những mục tiêu đó chính là mục đích để các ngân hàng hướng tới trong kế hoạch hoạt động kinh doanh từng thời kỳ.

Thứ nhất: Hoạt động huy động vốn phải đảm bảo cân đối giữa cung và cầu vốn của bản thân ngân hàng cũng như của nền kinh tế.

Thứ hai: Hoạt động huy động vốn phải đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trong mọi thời điểm.

Thứ ba: Hoạt động huy động vốn phải đảm bảo các chỉ tiêu về quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là các chỉ tiêu về an toàn theo quy định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thứ tư: Mục tiêu và cũng là mục đích hoạt động cao nhất mà mọi thành viên trong Ban Giám đốc cũng như mọi nhân viên ngân hàng hướng tới là lợi nhuận. Tất

cả các mục đích trên, suy cho cùng là những yếu tố cơ bản và quan trọng để đi tới mục tiêu cuối cùng.

Đặc điểm riêng của kinh doanh ngân hàng là giữa các chu kỳ hoạt động không có sự phân định rõ ràng như trong các doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại, hoạt động kinh doanh ngân hàng mang tính chất liên tục, với sự đan xen của nhiều hoạt động liên quan đến cả yếu tố đầu vào cũng như yếu tố đầu ra. Chỉ khi các hoạt động ở đầu ra (sử dụng vốn) tạo ra thu nhập cao hơn chi phí của các hoạt động đầu vào (hoạt động huy động vốn) thì đó là lúc ngân hàng có lãi và cũng đồng thời là sự thành công trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)