Các hình thức huyđộng vốntại ngânhàng công thương Việt Nam – ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội (Trang 58 - 68)

Các hình thức huy động vốn được áp dụng tại chi nhánh trong thời gian qua là: - Huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi

- Huy động qua phát hành các công cụ nợ - Huy động vốn qua các hình thức khác

2.2.3.1. Huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửia. Tiền gửi thanh toán a. Tiền gửi thanh toán

Đứng ở cấp độ một chi nhánh, có thể nói Vietinbank TP. Hà Nội là một chi nhánh đứng hàng đầu trong việc quan hệ với các khách hàng lớn. Đây không phải là ngẫu nhiên mà là kết quả của một chiến lược huy động vốn lâu dài, trong đó rất coi trọng đến các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Các khách hàng lớn là những tổng công ty, các tổ chức kinh tế có tình hình tài chính lành mạnh, quy mô làm ăn lớn. Có thể kể ra như: Tổng công ty Than Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Việt Nam, các tổng công ty 90, 91, công ty đầu tư và phát triển Nhà Hà Nội, Điện lực Hà Nội, Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem). Ngoài ra số lượng khách hàng là các công ty vừa và nhỏ rất nhiều: Công ty thương mại và dịch vụ Thái Dương, HTX bốc xếp Đồng Xuân, Công ty Quyết Thắng CCB, Công ty TNHH Liên Thao...

Bảng 2.5: Cơ cấu tiền gửi thanh toán Vietinbank TP. Hà Nội năm 2014 - 2016

Đơn vị: tỉ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số dư trọngTỷ (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Tổng 1375,3 100 1714,8 100 2197,4 100

 Theo đối tượng

1. Các tổ chức kinh tế 1345,6 97,8 1675,3 97,7 2145 97,6

2. Dân cư 29,7 2,2 39,5 2,3 52,4 2,4

 Theo loại tiền

1. VND 1295,7 94,2 1644,4 95,9 2110,2 96,0

2. Ngoại tệ quy VND 79,6 5,8 70,4 4,1 87,2 4,0

Qua bảng số liệu 2.3, ta thấy:

- Nguồn tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng hầu như là của các tổ chức kinh tế. Các tổ chức kinh tế trong quá trình kinh doanh của mình, nguồn tiền đến và đi rất bất chợt, khó đoán trước, thay vì giữ tiền tại cơ quan, họ mang đến gửi Ngân hàng. Tại đây họ thực hiện các dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng, tiết kiệm thời gian cho mình. Đồng thời họ vẫn được hưởng một khoản lãi nhỏ (hiện nay Ngân Hàng quy định lãi suất không kỳ hạn đối với VND áp dụng với các tổ chức là 0,5%/năm). Điều này giải thích vì sao nguồn tiền gửi thanh toán chủ yếu là của các tổ chức kinh tế, chiếm gần 98% tổng tiền gửi thanh toán Tiền gửi thanh toán của dân cư chủ yếu là của một số ít hộ dân buôn bán cá thể (các hộ buôn bán ở chợ Đồng Xuân, một số cửa hàng vàng, bạc trên địa bàn quận). Các hộ này cũng có nhu cầu như các tổ chức kinh tế song qua các năm, số này nhỏ dần trong tỷ trọng. Đây có lẽ là xu hướng chung cho một nền kinh tế hội nhập, khi mà quá trình lưu thông hàng hoá giữa các vùng, giữa các nước ngày càng được mở rộng, thúc đẩy mạnh mẽ.

- Trong cơ cấu tiền gửi thanh toán chủ yếu là đồng nội tệ, đồng ngoại tệ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Đồng nội tệ trong tiền gửi thanh toán có xu hướng tăng qua các năm, 94,2% năm 2014 lên 96% vào năm 2016. Đồng ngoại tệ thì ngày càng giảm đi về tỷ trọng từ 5,8% năm 2014 xuống còn 4.0% vào năm 2016. Điều này đặt ra cho Ngân Hàng một thách thứ, đó là phải tăng cường quan hệ với các công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài...Ngân Hàng cũng phải tìm kiếm, thu hút những doanh nghiệp xuất nhập khẩu vì nếu khách hàng là những người làm ăn với nước ngoài nhiều thì Ngân Hàng sẽ có một số lượng lớn ngoại tệ trong tay, sử dụng vào các mục đích của mình. Đây là cách huy động ngoại tệ rấy hay lại đỡ tốn kém hơn các hình thức khác.

Nguồn tiền gửi thanh toán của chi nhánh ngày càng có vai trò quan trọng. Số lượng tăng lên rất nhanh. Đó là do các dịch vụ của Ngân Hàng được thực hiện rất tốt. Việc thanh toán được thực hiện theo phương châm: Nhanh- chính xác- an toàn. Để nguồn tiền gửi thanh toán tăng trưởng một cách vững chắc , trong thời gian tới Ngân Hàng cần quan tâm nhiều đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hoàn thiện mọi dịch vụ để thực sự trở thành: "Kho giữ tiền" của mọi doanh nghiệp trên

điạ bàn.

b. Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức

Nguồn tiền gửi này xét về mặt tiện ích thì không bằng tiền gửi thanh toán, song lại có lãi cao hơn hẳn. Người gửi tiền ở đây không được quyền rút tiền bất cứ lúc nào mà chỉ được rút tiền khi đến hạn. Các doanh nghiệp, tổ chức xã hội có nhu cầu chi trả tiền theo một chu kỳ xác định: 1 tháng, 2 tháng... Họ có thể gửi vào khoản mục này vừa đáp ứng cho nhu cầu của mình vừa có lãi cao. Ngày nay các doanh nghiệp chuyển bớt từ khoản mục tiền gửi thanh toán sang tiền gửi ngắn hạn ngày càng nhiều.

Bảng 2.6: Cơ cấu tiền gửi của các tổ chức kinh tế Vietinbank TP. Hà Nội năm 2014 - 2016

Đơn vị: tỉ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Tổng 22432,4 100 29654,8 100 34321,9 100  Theo thời hạn 1. Ngắn hạn 21939,5 97,8 29030,0 97,9 33623,6 98,0 2. Trung và dài hạn 492,9 2,2 624,8 2,1 698,3 2,0

 Theo loại tiền

1. VND 21423,0 95,5 28248,1 95,3 32572,1 94,9

2. Ngoại tệ quy VND 1009,4 4,5 1406,7 4,7 1749,8 5,1

Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy:

Trong cơ cấu tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi ngắn hạn chiếm tỉ trọng rất lớn vì các doanh nghiệp thường dùng vốn có được để tái đầu tư sản xuất kinh doanh chứ không đơn thuần chỉ để gửi Ngân Hàng lấy lãi. Tỷ suất lợi nhuận bình quân trong kinh doanh lớn hơn lãi suất của Ngân Hàng. Các khách hàng của chi nhánh, ví dụ như tổng công ty Điện Lực Việt Nam gửi ngắn hạn sau đó họ lấy tiền gửi từng tháng để trả lương, đây là một hình thức vô cùng thuận tiện. Với hình thức này Ngân hàng đã khắc phục được yếu điểm của tiền gửi thanh toán. Vì vậy, tiền gửi ngắn hạn tăng liên tục từ năm 2014 đến 2016 và chiếm hầu như toàn bộ tỷ trọng tiền gửi . Đây chính là xu hướng hiện nay, các doanh nghiệp vừa kinh doanh, vừa tính toán sao cho đạt được lợi nhuận tối đa với nguồn vốn của mình. Số dư tiền gửi của doanh nghiệp ngày càng tăng đã khẳng định uy tín của chi nhánh với các doanh nghiệp trên địa bàn.

Số dư tiền gửi trung và dài hạn của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế không lớn. Số dư này chủ yếu là của một số công ty do trong năm không tìm được hướng đầu tư, để tránh tìng trạng ứ đọng vốn, đã gửi vào Ngân Hàng. Nguồn này tuy cũng tăng qua các năm song tỷ trọng vẫn rất nhỏ chỉ khoảng hơn 2% trong 3 năm gần đây. Đây là một thách thức đối với Vietinbank TP. Hà Nội vì Ngân Hàng có thể sử dụng một cách dễ dàng nguồn tiền gửi này do kỳ hạn cố định. Hơn nữa số tiền này lại ở trong một số ít các công ty, không phức tạp nhỏ lẻ như tiền gửi tiết kiệm nên có thể làm giảm các chi phí khác trong chi phí huy động.

Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp chủ yếu là nội tệ.Có sự chênh lệnh lớn về nguồn ngoại tệ như vậy là do:

- Trong số khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh, hầu hết là các doanh nghiệp có môi trường làm ăn ở trong nước. Các khách hàng lớn như tổng công ty Điện lực Việt Nam cũng ít làm ăn với nước ngoài.

- Lãi suất huy động của VNĐ lớn hơn rất nhiều so với huy động ngoại tệ.

- Tâm lý của các nhà kinh doanh : với những doanh nghiệp có ít ngoại tệ thì họ thường giữ để đề phòng những trường hợp khi có chi tiêu đột suất, giao dịch với

nước ngoài, vì thực tế các đồng ngoại tệ, đặc biệt là ngoại tệ mạnh hầu như không mất giá mà lại có xu hướng tăng lên so với tiền Việt Nam. Còn với những doanh nghiệp có trong tay một khối lượng ngoại tệ lớn thì đối với họ tiền lãi ít có ý nghĩa với họ và khi họ gửi Ngân hàng, khi rút ra có thể làm mất thời gian của họ. Do vây, dẫn đến tình trạng luôn luôn tồn tại một khối lượng lớn ngoại tệ nằm ngoài lưu thông.

Tỷ trọng này ổn định ở mức cao trong 3 năm qua chiếm khoảng 95%. Thị phần ngoại tệ chiếm tỉ lệ rẩt nhỏ có xu hướng tăng trong những năm gần đây tuy nhiên không đáng kể. Để thu hút nguồn ngoại tệ nhiều hơn nữa, Ngân Hàng phải chú ý đến các đối tượng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Một điều thuận tiện cho Ngân Hàng là trên địa bàn có rất nhiều khách du lịch nước ngoài nên nếu lôi cuốn được số khách này thì chắc hẳn sẽ có một nguồn ngoại tệ dồi dào dư sức đáp ứng cho các khách hàng là những đơn vị xuất nhập khẩu. Đi đôi với tăng nguồn ngoại tệ, thu hút mạnh hơn nữa nguồn nội tệ cũng rất quan trọng. Ngân Hàng phải đẩy mạnh các chính sách về giao tiếp khuếch trương, chính sách về Marketing ngân hàng, ít nhất Ngân Hàng cũng phải thắng trên sân nhà, tức là phải thu hút được hầu hết các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn làm khách hàng của chi nhánh. Làm được điều này trong một địa bàn có độ cạnh tranh cao là rất khó song có như vậy Ngân Hàng mới thu hút được khoản tiền gửi có kỳ hạn của một lượng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế lớn trên địa bàn. Từ đó chi nhánh có một nguồn vốn dồi dào để thực hiện các hoạt động đầu tư, cho vay, gia tăng mức lợi nhuận cho mình.

c. Tiền gửi tiết kiệm dân cư

Có thể nói nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm là nghiệp vụ có đầu tiên của bất cứ Ngân hàng nào từ xưa đến nay. Các tầng lớp dân cư đều có khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng (các khoản tiền tiết kiệm). Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với Ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền gửi tiết kiệm, Vietinbank TP. Hà Nội đã có đẩy mạnh nhiều chính sách như:

- Mở rộng mạng lưới huy động trên khắp địa bàn: mở thêm các quỹ tíết kiệm, quầy giao dịch ở các khu tập trung dân cư đông đúc, phát triển…

- Tăng giảm lãi suất huy động theo từng thời kì khác nhau để có sự phù hợp với tình hình biến động của nền kinh tế, của thị trường.

- Phát triển nhiều hình thức huy động vốn như:

+ Tiết kiệm có kì hạn rút gốc linh hoạt: Khách hàng có thể chủ động sử dụng tiền gửi của mình bất kì lúc nào với lãi suất tương ứng với thời gian gửi tiền tại hệ thống phòng giao dịch Viettinbank trên toàn quốc. Khách hàng có thể cầm cố thẻ tiết kiệm để vay vốn khi có nhu cầu. Thủ tục nhánh chóng, thuận tiện.

+ Tiết kiệm không kì hạn lãi suất bậc thang theo số dư: Khách hàng có thể tích lũy tiền một cách đơn giản, an toàn và lãi suất hấp dẫn. Khách hàng được hưởng mức lãi suất tăng dần theo số tiền gửi, được bảo hiểm tiền gửi, được cầm cố thẻ tiết kiệm.

+ Tiết kiệm đa kỳ hạn: Đây là hình thức gửi tiết tiệm áp dụng với các kỳ hạn từ 9 tháng trở kên dành cho khách hàng có nguồn tiền nhàn rỗi lớn, muốn gửi tiết kiệm dài hạn với lãi suất cao nhưng lo lắng sẽ có kế hoạch cần tiền đột xuất trong kỳ hạn gửi tiền. Khách hàng được đăng ký số tiền rút từng phần với mức lãi suất được hưởng tương ứng. Ngoài ra, khách hàng còn có thể dùng sổ tiết kiệm để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh vay vốn tại VietinBank với thủ tục đơn giản, nhanh chóng.

+ Gửi tiết kiệm online trên kênh Ngân hàng điện tử VietinBank iPay và VietinBank iPay Mobile App, , khách hàng có thể chủ động gửi hoặc tất toán tài khoản kể cả trong ngày nghỉ. Thay vì phải lưu giữ những cuốn sổ tiết kiệm như hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, khách hàng dễ dàng theo dõi tài khoản thông qua sao kê điện tử, báo lãi hàng tháng của VietinBank.

+ Gửi tiết kiệm qua thẻ ATM của VietinBank:Với dịch vụ này chủ thẻ E- Partner có thể chuyển số tiền nhàn rỗi của mình sang tiền gửi có kỳ hạn ại bất kỳ thời gian nào trong ngày kể cả những ngày nghỉ và ngày lễ. trên các máy ATM của Vietinbank để được hưởng lãi suất gửi tiết kiệm cao. Khi đến hạn gửi, toàn bộ số tiền gốc và lãi sẽ được tự động chuyển vào tài khoản ATM của khách hàng. Trường

hợp khách hàng muốn tất toán tiền gửi tiết kiệm trước hạn, chỉ cần tới chi nhánh Vietin để làm đơn đề nghị theo mẫu và món tiền gửi chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn.

Kết quả của những việc làm trên là nguồn tiền gửi tiết kiệm ngày càng tăng, phát triển vững chắc ổn định qua từng năm.

Bảng 2.7: Lãi suất huy động hiện hành tại Vietinbank TP. Hà Nội

Kỳ hạn

Trần lãi suất huy động (%/năm)

VND USD EUR nhân Tổ chức nhân Tổ chức nhân Tổ chức Không kỳ hạn 0,20 0,50 0,00 0,00 0,00 0,00 Dưới 1 tháng 0,50 0,50 0,00 0,00 - - Từ 1 tháng đến dưới 3 tháng 4,30 4,30 0,00 0,00 0,10 0,10 Từ 3 tháng đến dưới 5 tháng 4,80 4,80 0,00 0,00 0,10 0,10 Từ 5 tháng đến dưới 6 tháng 5,00 5,00 0,00 0,00 0,10 0,10 Từ 6 tháng đến dưới 9 tháng 5,30 5,30 0,00 0,00 0,10 0,10 Từ 9 tháng đến dưới 12tháng 5,50 5,50 0,00 0,00 0,10 0,10 Từ 12 tháng đến 18 tháng 6,50 6,50 0,00 0,00 0,20 0,20 Trên 18 tháng đến dưới 24 tháng 6,60 6,50 0,00 0,00 0,20 0,20 Từ 24 tháng đến 36 tháng 6,80 6,50 0,00 0,00 0,20 0,20 Trên 36 tháng 7,00 7,00 0,00 0,00 0,20 0,20

(Nguồn: Phòng kinh doanh - Vietinbank TP. Hà Nội)

Qua bảng số liệu 2.7 ta thấy:

Kỳ hạn của các khoản tiền gửi mà Ngân hàng đưa ra khá phong phú. Hiện nay tại chi nhánh có các kỳ hạn sau: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 5 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng. So với mức lãi suất huy động vốn đối với các tổ chức kinh tế, mức lãi suất chi nhánh dành cho cá nhân gửi tiết kiệm không hề thấp, chỉ thấp hơn đối với tiền gửi không kỳ hạn. Qua đó, có thể thấy chi nhánh đã rất tích cực đưa ra chính sách ưu đãi đối với khách hàng cá nhân, thể hiện kỳ vọng muốn tăng tỉ trọng huy động vốn từ nguồn tiền tiết kiệm dân cư.

Bảng 2.8: Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm dân cư Vietinbank TP. Hà Nội năm 2014 - 2016

Đơn vị: tỉ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Tổng 4755,5 100 5788,7 100 7234,2 100  Theo thời hạn 1. Không kỳ hạn 93,4 2,0 98,3 1,7 135,1 1,9 2. 1 đến dưới 6 tháng 1684,3 35,4 1787,3 30,9 2054,0 28,4 3. 6 đến dưới 12 tháng 2027,5 42,6 2504,7 43,3 3236,8 44,7 4. 12 tháng trở lên 950,3 20,0 1398,4 24,2 1808,3 25,0

 Theo loại tiền

2. Ngoại tệ quy VND 1584,2 33,3 1763,8 30,5 2398,1 33,1

(Nguồn: Phòng kinh doanh - Vietinbank TP. Hà Nội)

Tiền gửi tiết kiệm dân cư 2016

Không kỳ hạn 1 đến dưới 6 tháng 6 đến dưới 12 tháng 12 tháng trở lên

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu tiền gửi tiết kiệm dân cư 2016

Qua bảng số liệu 2.8 ta thấy:

Đối với cơ cấu theo kỳ hạn :

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn thực chất đây là khoản tiền gửi tiết kiệm thông thường. Nguồn này có số dư không lớn và ít biến động qua các năm ( khoảng 2% tổng tiền gửi tiết kiệm).

Hầu hết mục đích của người gửi tiền là để lấy lãi nên họ gửi với kỳ hạn dài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)