Quy mô và tốc độ tăng trưởng huyđộng vốntại ngânhàng công thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội (Trang 53 - 58)

Trong thời gian qua Vietinbank TP. Hà Nội đã phát huy được thế mạnh trong công tác huy động vốn do đã tận dụng được khả năng, vị thế của mình, bám sát chỉ đạo của NHCT Việt Nam đưa ra được những chiến lược khả thi cao trong dài hạn:

- Xây dựng chiến lược huy động vốn linh hoạt, đa dạng về kỳ hạn, phong phú về lãi suất so với mặt bằng lãi suất chung trên thị trường. Chính sách lãi suất nhạy bén, được điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng, đặc biệt là các khách hàng có quan hệ tiền gửi truyền thống, nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của NHCT Việt Nam. Phương thức trả lãi linh hoạt như: trả trước, trả sau, lãi bậc thang. . . nên chi nhánh có thể huy động vốn khi cần thiết rất đầy đủ và kịp thời.

- Công tác tiếp thị được đẩy mạnh, việc đề cao vai trò của nhân viên quầy giao dịch là một ví dụ rất đáng quan tâm. Chi nhánh đã bố trí cán bộ tiếp cận nhiều doanh nghiệp, có chính sách khuyến khích đối với khách hàng nên không những đã giữ được khách hàng truyền thống mà còn mở rộng tìm kiếm khách hàng có tiềm năng về vốn để nhận tiền vay, tiền gửi.

- Mạnh dạn tiếp cận đầu tư vốn cho các doanh nghiệp cổ phần, công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân thành lập theo luật doanh nghiệp mới. Đối với hộ sản xuất, tổng kết đầu tư theo quyết định 67 của chính phủ, rút kinh nghiệm và nhân rộng diện cho vay qua tổ nhóm tại nhiều địa phương, do dó dư nợ trong nông nghiệp nông thôn tiếp tục tăng trưởng tốt.

- Mở rộng các hoạt động dịch vụ như thanh toán quốc tế, bảo lãnh ngân hàng, mua bán công trái.

Với nguồn vốnhuy động lớn, tăng trưởng ổn định qua các năm, Vietinbank TP. Hà Nội luôn chủ động, mở rộng cho vay tới các thành phần kinh tế, đồng thời điều chuyển vốn về NHCT Việt Nam hỗ trợ vốn cho các chi nhánh khác.

Trong những năm qua hoạt động huy động vốn của Vietinbannk TP. Hà Nội đã đạt được những thành tích xuất sắc. Nguồn vốn của ngân hàng luôn dồi dào, năm nào cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch NHCT Việt Nam giao. Ta có thể thấy qua bảng sau:

Bảng 2.3: Khối lượng vốn huy động Vietinbank TP. Hà Nội năm 2014 - 2016

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1. Tổng nguồn vốn huy động

thực hiện (tỉ đồng) 49.873,4 54.321,1 67.897,5

2. Mức độ hoàn thành kế hoạch

(%) 104 103

3. Lượng vốn huy động gia tăng

sau mỗi năm (tỉ đồng) 4447,7 13576,4

4. Tỷ lệ gia tăng năm sau so với

năm trước (%) 8,9 25,0

(Nguồn: Phòng kinh doanh - Vietinbank TP. Hà Nội)

Theo bảng 2.3, ta thấy:

- Tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng năm nào cũng cao hơn so với kế hoạch được giao. Con số này thường cao hơn hẳn các đơn vị khác trên điạ bàn. Sự tăng trưởng lớn về nguồn vốn đã khẳng định uy tín và vị thế của Ngân hàng trên thị trường tài chính.

- Chỉ trong vòng 3 năm 2014 – 2016, lượng vốn huy động tăng từ 49.873,4 tỉ đồng lên 67.897,5 tỉ đồng, tức là tăng 18024,1 tỉ đồng, tương đương với 36%.Tuy nhiên, nguồn vốn huy động tăng không ổn định, năm 2016 tăng 25% so với năm

2015, nhưng năm 2015 chỉ tăng 8,9% so với năm 2014.

Với khả năng huy động vốn như vậy, chi nhánh có đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu về vốn của khách hàng, đồng thời chuyển vốn về NHCT Việt Nam, góp phần điều hoà toàn hệ thống và tham gia thị trường vốn. Có thể nói trong lúc việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn, sự cạnh tranh lãi suất quyết liệt, lãi suất huy động liên tục tăng trong khi lãi suất cho vay không thể tăng cùng tốc độ, thì đây là kết quả rất đáng khích lệ. Có được kết quả trên là vì ngay từ khi nguồn vốn còn dồi dào, Ngân hàng đã xác định nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế là rất lớn, vốn không bao giờ thừa cho một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, nên đã xác định một chiến lược tăng trưởng vốn lâu dài. Tuy nhiên, để giữ cho tổng nguồn vốn có mức tăng trưởng cao và ổn định hơn nữa, ban lãnh đạo Vietinbank TP. Hà Nội cần liên tục triển khai các hoạt động thu hút vốn và có các chính sách lãi suất và tiếp thị linh hoạt hơn nữa.

2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy độngtại ngân hàng công thương Việt Nam – chi nhánh thành phố Hà Nội

Một trong những thế mạnh của Vietinbank TP. Hà Nội là nguồn huy động vốn rất đa dạng. Hiện nay Vietinbank TP. Hà Nội huy động vốn chủ yếu bằng các nguồn như :

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế - Tiền gửi của đân cư

- Phát hành các công cụ nợ - Các nguồn huy động khác

Một trong những điều đặc biệt ở Vietinbank TP. Hà Nội, đó là trong cơ cấu tiền gửi thì tiền gửi của tổ chức kinh tế có tỷ trọng khá lớn.Nó thể hiện vai trò, vị thế của chi nhánh so với các đơn vị khác trên địa bàn.Khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế của chi nhánh là rất lớn. Từ lâu chi nhánh đã thấy được tầm quan trọng của lượng khách hàng này và đã có những giải pháp hữu hiệu để thu hút. Nhưng như thế không có nghĩa là tiền gửi của dân cư không quan trọng. Bên

cạnh đó là nguồn phát hành các công cụ nợ, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác... Cơ cấu trong huy động vốn của Vietinbank TP. Hà Nội khá đa dạng và phong phú, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động Vietinbank TP. Hà Nội năm 2014 - 2016

Đơn vị: tỉ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 49.873,4 100,0 54.321,1 100,0 67.897,5 100,0

1.Tiền gửi tổ chức kinh tế 34.013,7 68,2 36992,7 68,1 48.353,9 71,2 2.Tiền gửi dân cư: 8117,7 16,3 10623,4 19,5 11014,4 16,2 -Tiền gửi tiết kiệm 7906,0 15,9 9891,4 18,2 9934,2 14,6

-Công cụ nợ 211,7 0,4 732,0 1,3 1.080,2 1,6

3. Tiền gửitổ chức tín dụng 7.541,6 15,1 6.350,4 11,7 8.101,5 11,9

4. Tiền gửi khác 200,4 0,4 354,6 0,5 427,7 0,6

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 0.00 10,000.00 20,000.00 30,000.00 40,000.00 50,000.00 60,000.00 70,000.00 Khác Tổ chức tín dụng Dân cư Tổ chức kinh tế

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn huy động Vietinbank TP. Hà Nội năm 2014 - 2016

Qua bảng 2.4, ta thấy:

Trong các năm gần đây, tiền gửi của tổ chức kinh tế có xu hướng tăng dần và tăng khá nhanh cả về khối lượng và tỉ trọng. Năm 2014, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm 68,2% tổng nguồn vốn huy động nhưng đến năm 2016con số này là71,2%. Có được kết quả đó là sự phấn đấu không ngừng của cán bộ nhân viên toàn chi nhánh. Ngân hàng đã nghiên cứu, tháo gỡ những khó khăn, đưa ra các loại hình dịch vụ mới, đáp ứng một cách tốt nhất cho doanh nghiệp về thanh toán, bảo lãnh... Chính vì vậy trong cái nhìn của các doanh nghiệp, Vietinbank TP. Hà Nội là một người bạn đáng tin cậy, có thể chia sẻ, giúp đỡ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Không thụ động ngồi chờ khách hàng tìm đến với mình, Ngân hàng luôn chủ động tìm kiếm các khách hàng mới. Có rất nhiều các khách hàng lớn như: Tổng công ty Than Việt Nam, Tổng công ty Điện Lực Việt Nam, Công ty Đầu tư Phát triển nhà Hà Nội, Tập đoàn thăm dò khai thác dầu khí, Tập đoàn hóa chất Việt Nam... với số dư tiền gửi ở Ngân hàng lên tới hàng trăm tỷ đồng. Ngoài ra phần lớn khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ cá thể.

Tiền gửi của khu vực dân cư bao gồm tiền gửi tiết kiệm và phát hành các công cụ nợ:

- Nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư qua các năm vẫn tăng,số dư tiền gửi năm 2014 là 7906,0 tỷ đồng; năm 2016 là 9934,2 tỷ đồng; tức là tăng 25,7% trong vòng 3 năm. Tuy nhiên,2 năm gần đây, tỉ trọng tiền gửi dân cư có xu hướng giảm từ 19,5% xuống 16,2%.Điều này phản ánh môi trường huy động tiền gửi tiết kiệm ngày càng khó khăn. Sự tham gia của nhiều tổ chức tín dụng trên địa bàn như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông Nghiệp, chi nhánh Citibank...đã làm cho sự cạnh tranh ngày càng tăng. Như vậy tốc độ tăng của tiền gửi tiết kiệm không tăng nhanh hơn tốc độ của nguồn vốn huy động. Đây là một vấn đề cần xem lại, đòi hỏi Vietinbank TP. Hà Nội cần phải rất chú trọng và cải thiện việc huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư vì nguồn này đáp ứng phần lớn cho hoạt động tín dụng.

- Việc phát hành các công cụ nợ cũng là huy động từ khu vực dân cư. Chi nhánh phát hành các kỳ phiếu, trái phiếu theo định hướng chung của NHCT Việt Nam. Khu vực này chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng nguồn vốn tuy nhiên ngày càng gia tăng trong những năm gần đây.

Nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng cũng rất lớn, tỉ trọng có xu hướng giảm trong 2 năm gần đây, chiếm khoảng 12% tổng nguồn vốn huy động. Có sự biến động này là do Vietinbank TP. Hà Nội có chiến lược vay vốn, điều chuyển linh hoạt để đáp ứng tình hình hoạt động kinh doanh thay đổi qua từng năm.

Nguồn vốn khác của Ngân hàng chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chủ yếu do chi nhánhcó hiệu quả kinh doanh tốt, cho vay được nhiều nên các ngân hàng khác, chi nhánh khác có nguồn vốn nhiều không cho vay được đã uỷ thác cho Ngân hàng sử sụng. Điều này thể hiện được uy tín và vị thế của chi nhánh trên thương trường.

2.2.3. Các hình thức huy động vốn tại ngân hàng công thương Việt Nam – chi nhánh thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)