Để từ đó, ngân hàng sẽ ngày càng thu hút được nhiều người đến gửi tiền và sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng, giúp ngân hàng nâng cao vị thế cạnh tranh và mở rộng thị phần.
3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt độnghuy động vốn huy động vốn
Nếu như hệ thống ngân hàng được ví như “huyết mạch” của nền kinh tế thì cơ chế kiểm soát được ví như “thần kinh trung ương” của một NHTM. Với mô hình tổ chức và quy mô hoạt động lớn của ngân hàng, cơ chế kiểm soát nội bộ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình vận hành hiệu quả bộ máy của Vietinbank TP. Hà Nội hướng đến mục tiêu “Hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”. Bộ phận kiểm tra nội bộ hoạt động hiệu quả có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.
Hiện nay, bộ phận kiểm tra nội bộ của chi nhánh vẫn theo mô hình chịu sự điều hành của Ban Giám đốc chi nhánh, do đó, tính độc lập của bộ phận này chưa cao nên chưa thể đạt được hiệu quả như mong muốn.Để phát huy tốt vai trò của hệ thống kiểm tra nội bộ, cần phải tiến hành cơ cấu lại bộ phận này trực thuộc Hội đồng quản trị của NHCT Việt Nam, xóa bỏ bộ phận kiểm tra nội bộ tại chi nhánh, công tác kiểm tra chi nhánh phải được thực hiện bởi Ban Kiểmtra, Kiểm soát nội bộ của NHCT Việt Nam.
Thứ hai là chất lượng và số lượng đội ngũ kiểm toán viên nội bộ chưa ở mức mong muốn, hoạt động chưa chuyên nghiệp. Kiểmtoán viên nội bộ phải là người độc lập, người sẵn sàng đứng lên và chỉ ra các sai phạm. Các nhân viên đánh giá cao giá trị của họ bởi vì họ đưa ra một cái nhìn mang tính xây dựng, khách quanvà độc lập.Để làm được điều này, họ cần phải có kiến thức và kĩ năng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tác giả xin đề xuất một số hoạt động kiểm soát chủ yếu đối với hoạt động huy động vốn qua bảngsau:
Bảng 3.1. Hoạt động kiểm soát chủ yếu đối với hoạt động huy động vốn Mục tiêu kiểm
toán nghiệp vụ
Công việc kiểm soát
nội bộ chủ yếu Các thủ tục kiểm soát tương ứng
Hiệu lực
Kiểm tra tính có thật của giao dịch, đặc biệt là giao dịch rút tiền gửi
- Kiểm tra giấy đề nghị rút tiền của khách hàng (các thông tin khách hàng điền trên giấy đề nghị so với thông tin trên phân hệ khách hàng, kiểm tra chữ ký, chữ viết của khách hàng có đúng chữ ký đăng ký trong phân hệ quản lý kháchhàng)
- Kiểm tra việc phân cách nhiệm vụ giữa cán bộ đầu mối tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, cán bộ tác nghiệp hạch toán (giao dịch viên) và cán bộ phê duyệt giao dịch (kiểm soátviên).
Trọn vẹn
Kiểm tra các giao dịch có được hạch toán đầy đủ trên chương trình trình không
- Giao dịch đã được hạch toán trên chương trình (chứng từ có phần in bút toán hạch toán Nợ/Có tựđộng)
- Giấy đề nghị rút tiền có kèm theo bảng kê nhận tiền có chữ ký xác nhận của kháchhàng.
Định giá
Kiểm tra lãi suất của giao dịch
Kiểm tra bút toán hạch toán Nợ/Có đúng số tiền giao dịch của khách hàng
- Đối chiếu lãi suất của giao dịch trên chương trình, chứng từ điện tử với khung lãi suất quy định tại chi nhánh hoặc với hợp đồng tiền gửi đã được Ban Giám đốc ký duyệt.
- Kiểm tra phiếu thu – chi tiền có khớp đúng số tiền trên chứng từ, số tiền hạch
đúng số tiền trên chứng từ, số tiền hạch toán trên chương trình không.
- Kiểm tra tỷ giá quy đổi có đúng theo tỷ giá quy định không (đối với các giao dịch huy động vốn liên quan đến quy đổi ngoại tệ sang VNĐ).
Phân loại
Đối chiếu nội bộ việc phân loại, xem xét khoản tiền được hạch toán theo đúng mã sản phẩm yêu cầu của khách hàng không
- Kiểm tra Giấy đề nghị gửi tiền của khách hàng, lựa chọn loại sản phẩm nào, kỳ hạn nào và đối chiếu trên phân hệ tiền gửi của chương trình.
Kịp thời
Quy định rõ thời gian giao dịch với khách hàng.
Kiểm tra thời gian trên chứng từ từ lúc tiếp nhận yêu cầu của khách hàng đến lúc giao dịch hoàn tất có đảm bảo thời gian theo quy định không.
Chính xác cơ học
Đảm bảo số tiền phí thu được đối với các giao dịch được tính chính xác.
Số tiền lãi trả khách hàng đúng Đảm bảo báo cáo tổng hợp cuối ngày là chính xác
- Căn cứ biểu phí dịch vụ đối với các giao dịch huy động vốn, tính toán lại và đối chiếu với chứng từ giao dịch.
- Tính lại lãi phải trả đối với khoản tiền gửi của khách hàng theo các nội dung hợp đồng đã ký kết, đối chiếu với số tiền đã thực hiện chi trả.
- Báo cáo cuối ngày của giao dịch viên có số liệu khớp đúng giữa báo cáo tổng và báo cáo chi tiết giao dịch.
- Số dư tồn quỹ tiền mặt cuối ngày trên báo cáo của mỗi giao dịch viên, thủ quỹ phải bằng 0.
Được phép
Thực hiện hạch toán và phê duyệt đúng hạn mức quy định
Căn cứ hạn mức thực hiện và phê duyệt giao dịch của mỗi giao dịch viên, đối chiếu với số liệu của giao dịch đã thực hiện.
3.2. Kiến nghị
Để thực hiện các giải pháp trên một cách có hiệu quả không chỉ dựa vào bản thân ngân hàng mà còn cần một môi trường kinh tế - xã hội với những điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện. Sau đây là một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và NHCT Việt Nam
3.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn của Vietinbank TP. Hà Nội chỉ có thể thực hiện tốt nếu điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường pháp lý ổn định, khẳng định vai trò to lớn của Nhà nước và Chính phủ đối với hoạt động ngân hàng.
- Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô:
Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm nhiều yếu tố bao trùm tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thâm hụt cán cân thanh toán, chính sách tỷ giá... Chúng có tác động to lớn đến hoạt động kinh doanh nói chung và công tác huy động vốn của ngân hàng nói riêng. Để ổn định môi trường kinh tế vĩ mô thì Nhà nước cần có những việc làm cụ thể sau:
Phối hợp với các cơ quan chức năng của mình đảm bảo điều tiết một nền kinh tế phát triển ổn định, tránh các đột biến làm giảm bất thường giá trị đồng tiền, đặc biệt là các khoản tiền gửi tại ngân hàng, dù là dưới hình thức nào.
Thông qua việc kiểm soát tốc độ lạm phát, Nhà nước đã góp phần bảo đảm sức mua của đồng tiền không bị suy giảm, nghĩa là giá trị thực tế ổn định làm cho người dân tin tưởng vào đồng tiền, vì một người sẽ không ngần ngại gửi một món tiền vào ngân hàng khi họ tin tưởng rằng sau thời gian nhất định sẽ thu về khoản tiền có giá trị cao hơn so với giá trị gửi trước kia.
Mặt khác, thông qua việc xác định tỷ giá hợp lý sẽ giảm thiểu hiện tượng đầu cơ ngoại tệ... thu hẹp phạm vi hoạt động của ngoại tệ, mở rộng phạm vi lưu hành VNĐ góp phần vào việc kiềm chế lạm phát một cách hiệu quả và chính xác, xây dựng lãi suất phù hợp và giữ vững ổn định tiền tệ.
- Tạo lập môi trường pháp lý ổn định
Hoạt động của NHTM vẫn nằm trong môi trường pháp lý do Nhà nước quy định, chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật về kinh doanh ngân hàng; Đòi hỏi Nhà nước phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của mình xây dựng được môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ, bảo vệ người gửi tiền, nghĩa là các điều khoản của Luật, Bộ luật liên quan, cũng như các văn bản pháp quy ngang hoặc dưới luật hiện hành phải đảm bảo số tiền khách hàng gửi vào ngân hàng được bảo toàn và tăng trưởng. Việc ban hành hệ thống pháp lý đồng bộ, rõ ràng sẽ tạo niềm tin cho dân chúng, đồng thời với những quy định khuyến khích của Nhà nước sẽ tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh quan hệ giữa người tiêu dùng và người tiết kiệm, chuyển một phần tiêu dùng sang đầu tư, chuyển dần cất trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ, bất động sản sang đầu tư vào sản xuất, kinh doanh hay gửi tiền vào ngân hàng.
- Ổn định môi trường xã hội.
Đối với nước ta hiện nay, việc huy động vốn của các ngân hàng bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý của người dân, đặc biệt thói quen giữ tiền ở nhà, mua vàng tích trữ, dường như với họ như thế an toàn hơn, tiện dụng hơn vì khi nào cần tiền họ sẵn sàng bán đi nhanh chóng còn nếu gửi ngân hàng thì khi rút ra sẽ không tiện vì một số thủ tục, giấy tờ và không có lợi vì rút trước hạn. Chính vì vậy Nhà nước cần có biện pháp tích cực nhằm khuyến khích động viên người dân gửi tiền và chi tiêu qua tài khoản mở tại ngân hàng, nên có quyết định bắt buộc các cán bộ thuộc cơ quan Nhà nước phải mở tài khoản và sẽ được trả lương qua tài khoản đó... để có thể thu hút được một lượng lớn vốn nhàn rỗi trong dân cư vào ngân hàng. Bên cạnh đó, Nhà Nước cần có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, từ đó, nâng cao đời sống và thu nhập của người dân để họ có thể tăng tích luỹ và sẽ gửi tiền vào ngân hàng ngày càng nhiều hơn.
3.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam
NHNN là cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ quốc gia với mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, ổn định cán cân thanh toán và giảm thất nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển xã hội, nâng cao đời sống người dân. Do đó NHNN cần thực thi chính sách tiền tệ đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh thực tế từng thời kỳ giúp người dân yên tâm gửi tiền vào ngân hàng. Khi nền kinh tế ổn định, giá trị đồng tiền không biến động lớn và có thể kiểm soát được, người dân có thu nhập ổn định hơn, họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng với tâm lý thoải mái, khi đó ngân hàng có cơ hội thu hút nhiều nguồn vốn hơn đáp ứng nhu cầu cho vay, đầu tư sinh lời.
Mặt khác, NHNN cần chú trọng và nâng cao quản lý ngoại hối một cách có hiệu quả vì nó tác động ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ và đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Có quản lý ngoại hối hiệu quả thì mới ổn định tiền tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hỗ trợ xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát. Có như vậy, làm mới góp phần làm nền kinh tế phát triển, nâng cao mức sống của người dân và người dân sẽ có nhiều tiền gửi vào ngân hàng hay tạo cho mọi người tâm lý yên tâm khi gửi tiền vào ngân hàng.
NHNN cần tăng cường hoạt động thanh kiểm tra, giám sát các NHTM để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn ngành ngân hàng. Bên cạnh đó cần thường xuyên tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các NHTM để họ có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh hiện tại cũng như triển khai áp dụng trong tương lai.
3.2.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng công thương Việt Nam
NHCT Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm tạo khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động của hệ thống NHTM nói chung và NHCT nói riêng. Các cơ chế chính sách phải được xây dựng theo hướng ngày càng thông thoáng, đáp ứng được yêu cầu thực tế đòi hỏi phát triển hệ thống ngân hàng và từng bước phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt là việc nghiên cứu ban
hành các cơ chế chính sách đồng bộ về huy động vốn, về ứng dụng kĩ thuật công nghệ, tự động hoá các nghiệp vụ của NHTM, hoàn chỉnh khung pháp lý áp dụng giao dịch các giấy tờ có giá khác như thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi, các loại tín phiếu,... nhằm từng bước mở rộng và đa dạng hoá các loại hàng hoá trên thị trường mở, thị trường chứng khoán.
NHCT Việt Nam chỉ đạo và giám sát chặt chẽ việc triển khai và tổ chức thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống NHCT Việt Nam. Cùng với việc đẩy mạnh tiến độ xử lý nợ tồn đọng, hạn chế tối đa việc phát sinh nợ quá hạn mới, NHCT Việt Nam khẩn trương thực hiện cấp bổ sung vốn điều lệ cho các NHCT thành viên theo chủ trương của NHNN Việt Nam với thời gian ngắn nhất so với lộ trình đã được Chính phủ phê duyệt, thông qua việc kết hợp nhiều biện pháp kể cả những giải pháp được chủ động từ phía các ngân hàng chi nhánh nhằm nâng cao năng lực tài chính, tăng sức mạnh cạnh tranh, đảm bảo các tỷ lệ giới hạn về huy động vốn, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tăng cường đầu tư tín dụng về quy mô cũng như chất lượng.
Bên cạnh đó NHCT Việt Nam cần tăng cường chỉ đạo thực hiện chương trình củng cố và lành mạnh hoá các NHCT thành viên, xúc tiến việc cơ cấu lại hệ thống NHCT, xắp xêp tổ chức cán bộ và các phòng ban chức năng chung cho các ngân hàng thanh viên.
Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá hoạt động ngân hàng và hệ thống thanh toán, đặc biệt là việc triển khai nhanh, rộng khắp hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đến các ngân hàng thành viên trên cả nước. Trên cơ sở đó mở rộng và phát triển các dịch vụ tiện ích ngân hàng hiện đại để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế.
NHCT Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng chi nhánh thực hiện đồng bộ các giải pháp về huy động vốn và cho vay có hiệu quả, trong đó chú trọng việc mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, gia tăng huy động vốn trung và dài hạn. Chủ động kiểm soát tốc độ tăng tín dụng, phù hợp với tốc độ tăng huy động vốn, cân đối nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là cân đối về kì hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn của các ngân hàng.
KẾT LUẬN
Vốn huy động của các NHTM là một nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là trong hoàn cảnh nước ta có nền kinh tế kém phát triển và khoa học kĩ thuật còn lạc hậu so với thế giới thì nguồn vốn này lại càng đặc biệt quan. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với xây dựng một thị trường tài chính hoạt động có hiệu quả, trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế, thông qua chức năng là trung gian luân chuyển và huy động vốn cho đầu tư phát triển. Là nhân tố chính trong thị trường tài chính, NHTM bằng mọi biện pháp phải đẩy mạnh huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế phục vụ cho đầu tư phát triển, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn, bởi đây là nguồn vốn sử dụng cho đầu tư lâu dài và khả năng luân chuyển vốn lớn.
Trong thời buổi cạnh tranh huy động vốn của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt như hiện nay thì việc đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn thực sự có hiệu quả trong các ngân hàng luôn là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng. Do đó, Việc nghiên cứu, áp dụng các giải pháp về huy động vốn là vấn đề quan trọng và cấp thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo an toàn về vốn và tạo điều kiện để Vietinbank TP. Hà Nội tồn tại và phát triển trong môi trường kinh tế thời kỳ mở cửa.
Sau quá trình nghiên cứu thực tiễn tại Vietinbank TP. Hà Nội kết hợp với việc vận dụng những lý luận về huy động vốn, kế thừa những bài học kinh nghiệm của