Việc quản lý, huy động vốn của ngân hàng luôn gắn liền với môi trường kinh doanh của ngân hàng đặc biệt là môi trường kinh tế và pháp lý.
Trong công tác huy động vốn của ngân hàng bị các chỉ tiêu kinh tế như: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập dự tính của người lao động, tâm lý người gửi tiền, chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế tác động trựctiếp.
Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, đặc biệt chịu tác động của nhiều chính sách, quy định của Chính phủ và ngân hàng trung ương. Sự thay đổi chính sách của nhà nước và ngân hàng trung ương về tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh cũng như khả năng thu hút vốn của NHTM. Sự ổn định về chính trị và chính sách ngoại giao cũng sẽ tác động rất lớn đến quan hệ nguồn vốn của một ngân hàng với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
Các NHTM cạnh tranh nhau trong việc thu hút tiền gửi của khách hàng,cạnh tranh diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau,các ngân hàng có thể áp dụng nhiều cách thức khác nhau trong việc huy động vốn. Do đó, phải mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ liên quan đến tiền gửi, thêm vào đó có nhiều tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể huy động tiền gửi có kỳ hạn thậm chí cung cấp các tài khoản không kỳ hạn (tiết kiệm bưu điện). Do cạnh tranh, lãi suất tiền gửi tăng lên trong khi giá dịch vụ liên quan đến tiền gửi giảm xuống làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của NHTM.
Khi nền kinh tế trong nước rơi vào suy thoái, thu nhập giảm, lạm phát và thất nghiệp tăng cao, hoạt động của các doanh nghiệp giảm sút thì nhu cầu đối với các sản phẩm tài chính cũng suy giảm. Điều đó gây ảnh hưởng to lớn đến việc huy động vốn và sử dụng vốn của NHTM. Ngược lại, khi nền kinh tế trong nước đang trong giai đoạn tăng trưởng, các biến số kinh tế vĩ mô đều có dấu hiệu tốt, tình hình
sản xuất kinh doanh phát triển, đời sống người dân tăng cao dẫn đến nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tăng.