Nguồn vốn huy động được từ hoạt động phát hành các công cụ nợ chiểm tỉ trọng rất thấp nhưng có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Năm 2014 chiếm
0,4% tổng nguồn vốn huy động qua nghiệp vụ đi vay, đến năm 2016 con số này là 1,6% . Phát hành các công cụ nợ đem lại cho chi nhánh một nguồn vốn đáng kể có tính ổn định cao và chi phí thấp hơn hẳn so với việc phải đi vay từ các tổ chức tín dụng.
Bảng 2.9: Cơ cấu vốn qua phát hành các công cụ nợ Vietinbank TP. Hà Nội năm 2014 - 2016
Đơn vị: tỉ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Tổng 211,7 100,0 732,0 100,0 1080,2 100,0 1. Ngắn hạn 109,2 51,6 450,2 61,5 533,1 49,4 2. Trung và dài hạn 102,5 48,4 281,8 38,5 547,1 50,6
(Nguồn: Phòng kinh doanh - Vietinbank TP. Hà Nội)
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Trung và dài hạn Ngắn hạn
Biểu đồ 2.3:Cơ cấu vốn qua phát hành các công cụ nợ Vietinbank TP. Hà Nội năm 2014 - 2016
Qua bảng dữ liệu 2.8 và biểu đồ 2.3, ta thấy: Trong nguồn vốn huy động qua phát hành các công cụ nợ, tỉ trọng nguồn ngắn hạn và trung, dài hạn có sự biến động qua các năm, tuy nhiên không đáng kể.
Nguồn ngắn hạn ở trên là kết quả thu được từ phát hành kỳ phiếu. Kỳ phiếu của NHCT Việt Nam có các thời hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng. Mệnh giá tối thiểu: đối với kỳ phiếu VND là 1 triệu đồng; đối với kỳ phiếu USD là 100USD; Trường hợp mệnh giá lớn hơn phải là bội số của mệnh giá tối thiểu. Khách hàng mua kỳ phiếu của VietinBank được hưởng lãi suất hấp dẫn, đặc biệt, khi khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn nhưng kỳ phiếu chưa đến hạn, khách hàng có nhiều lựa chọn: Cầm cố kỳ phiếu để vay vốn; Tất toán kỳ phiếu trước hạn; Bán lại kỳ phiếu cho ngân hàng, khách hàng vẫn được hưởng nguyên lãi đã tính theo các định kỳ điều chỉnh lãi suất cộng với lãi mua kỳ phiếu.
Còn nguồn trung và dài hạn thu được từ phát hành trái phiếu với lãi suất khá hấp dẫn. Trái phiếu nhiều loại mệnh giá và điều chỉnh phù hợp với mục tiêu huy động của từng giai đoạn.
Trong số tiền thu được từ phát hành các công cụ nợ thì VND chiếm tỉ trọng lớn, ngoại tệ chiếm tỉ trọng rất nhỏ, không đáng kể. Đây là một hạn chế đòi hỏi chi nhánh phải nghiên cứu, tìm hiểu, xem xét, khắc phục để tiến tới nguồn tiền huy động từ phát hành các công cụ nợ sẽ ngày càng tăng, đóng góp vào sự phát triển một cách vững chắc của chi nhánh trong tương lai.
Không thể phủ nhận những sự cố gắng của Chi nhánh trong công tác tăng cường hoạt động huy động vốn trong những năm gần đây nhưng việc phát hành giấy tờ có giá của Ngân hàng cũng có một vài nhược điểm như sau : chi phí cho việc phát hành lớn, mức lãi suất cao. Hơn nữa, việc phát hành kỳ phiếu với mục đích tăng nguồn vốn huy động nhưng trong thực tế nguồn vốn huy động tăng rất ít mà chỉ có sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn huy động mà thôi. Do đó, khi phát hành giấy tờ có giá, Chi nhánh cần phải lựa chọn hình thức phát hành và thời hạn cho phù hợp.