Thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doanh nghiệp tỉnh bình dương, thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 37)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC XUẤT KHẨU

1.1. Khái niệm về công tác tổ chức xuất khẩu

1.1.2.4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, đơn vị kinh doanh xuất khẩu- với tư cách là một bên ký kết - phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là một

công việc rất phức tạp. Nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của đơn vị.

Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm các bước sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình xuất khẩu

B1: Kiểm tra L/C.

Nếu trong điều khoản thanh toán của hợp đồng ngoại thương quy định sử dụng phương thức tín dụng chứng từ thì bước đầu tiên đơn vị kinh doanh xuất khẩu cần phải làm đó là đôn đốc người nhập khẩu ở nước ngoài mở L/C đúng hạn và nội dung như hợp đồng quy định. Sau khi nhận được L/C, người xuất khẩu phải kiểm tra so sánh với nội dung và điều kiện ghi trong hợp đồng, nếu phù hợp người xuất khẩu mới tiến hành làm những công việc thực hiện hợp đồng còn chưa phù hợp phải yêu cầu bên nhập khẩu sửa đổi bổ sung bằng văn bản.

B2: Xin giấy phép xuất khẩu.

Hiện nay, với việc khuyến khích mở rộng hội nhập và xuất khẩu hàng hóa, pháp luật của Việt Nam đã bỏ yêu cầu xin giấy phép xuất khẩu cho những mặt hàng thông thường, chỉ yêu cầu giấy phép cho những mặt hàng theo diện quản lý đặc biệt.

Ký hợp đồng Kiểm tra L/C Xin giấy phép xuất khẩu nếu cần Chuẩn bị hàng hóa Thuê tàu ( nếu cần ) Kiểm tra hàng hóa Làm thủ tục hải quan Mua bảo hiểm

(nếu cần)

Giao hàng lên tàu

Yêu cầu thanh toán

Giải quyết tranh chấp (nếu có)

+ Khoản 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu" là quyền của doanh nghiệp.

+ Điều 3 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/11/2006 của Chính phủ Quy định chi tết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, quy định quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu như sau:

"1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):

Trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.

2. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:

Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan và các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết hoặc gia nhập.

Căn cứ pháp luật hiện hành và các Điều ước quốc tế, Bộ trưởng Bộ Thương mại công bố lộ trình và phạm vi hoạt động kinh doanh của thương nhân quy định tại khoản 2 Điều này"

B3: Chuẩn bị hàng xuất khẩu.

Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồng đã ký với nước ngoài và/hoặc L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C).

Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm 3 khâu chủ yếu: thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu.

*Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu:

Việc mua bán ngoại thương thường tiến hành trên cơ sở số lượng lớn. Trong khi đó sản xuất hàng xuất khẩu ở nước ta, về cơ bản, là một nền sản xuất manh mún, phân tán; nguồn hàng để xuất khẩu chủ yếu là hàng sơ cấp (nguyên vật liệu qua sơ chế, hàng bán thành phẩm), hàng thủ công mĩ nghệ, hàng nông lâm, thổ, thuỷ sản. Vì vậy trong rất nhiều trường hợp muốn làm thành lô hàng xuât khẩu chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành thu gom tập trung từ các cơ sở sản xuất nhỏ, từ trong nhân dân, từ các cơ sở thương mại... (gọi tắt là các chân hàng). Cơ sở để thực hiện thu gom hàng xuất khẩu là hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu với các chân hàng.

*Bao bì đóng gói hàng xuất khẩu:

Trong buôn bán quốc tế, tuy không ít mặt hàng để trần hoặc để rời, nhưng đại bộ phận hàng hoá đòi hỏi phải được đóng gói và bao bì trong qúa trình vận chuyển và bảo quản. Tổ chức đóng gói, bao bì là khâu quan trọng của việc chuẩn bị hàng hoá bởi những tác dụng to lớn sau:

Bao bì đóng gói bảo đảm được phẩm chất hàng hoá trong quá trình vận chuyển, tránh được rủi ro mất mát.

Tạo điều kiện thuận lợi cho bốc xếp, vận chuyển và giao nhận hàng hoá. Tạo điều kiện cho việc nhận biết phân loại hàng hoá.

Gây ấn tượng và làm cho người mua thích thú hàng hoá.

Trong kinh doanh TMQT người ta thường dùng các loại bao bì như: thùng, bao, kiện ..đây là bao bì bên ngoài, ngoài ra còn có loại bao bì bên trong và bao bì trực tiếp. Nói chung tuỳ thuộc đặc điểm và tính chất của hàng hoá cần bao gói, vào những điều đã thoả thuận trong hợp đồng mà lựa chọn loại bao bì thích hợp. Ngoài ra cần phải xét đến

những nhân tố: điều kiện khí hậu môi trường, điều kiện vận tải, bốc xếp hàng, điều kiện luật pháp thuế quan, chi phí vận chuyển.

*Kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu:

Ký mã hiệu là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được ghi trên các bao bì bên ngoài nhằm thông báo những chi tiết cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ và bảo quản hàng hoá.

B4: Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu (kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng xuất khẩu).

Một nguyên tắc cơ bản trong mọi khâu, mọi công việc đều cần có kiểm tra, kiểm nghiệm để có thể hạn chế và loại trừ những lỗi sai trong quá trình thực hiện.

Trong kinh doanh xuất khẩu cũng vậy, trước khi giao hàng người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao bì... (tức kiểm nghiệm) hoặc nếu hàng hoá xuất khẩu là động vật, thực vật phải kiểm tra về khả năng lây lan bệnh tật (tức là kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật).

Việc kiểm nghiệm và kiểm dịch phải được tiến hành ở hai cấp: ở cơ sở và ở cửa khẩu. Trong đó việc kiểm tra ở cơ sở do phòng KCS tiến hành có vai trò quyết định và có tác dụng triệt để nhất. Còn việc kiểm tra ở cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở và thực hiện thủ tục quốc tế.

B5: Thuê tàu, lưu cước.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương, việc thuê tàu chở hàng được tiến hành dựa vào 3 căn cứ sau đây: những điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương, đặc điểm hàng mua bán và điều kiện vận tải. Tàu biển được sử dụng để chuyên chở hàng hoá có thể là tàu chợ, tàu chuyến hoặc tàu định hạn. Việc thuê tàu, lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thông tin về tình hình thị trường thuê tàu và tinh thông các điều kiện thuê tàu. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, chủ hàng xuất nhập khẩu

thường uỷ thác việc thuê tàu, lưu cước cho một công ty hàng hải có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn hơn.

Trong buôn bán quốc tế, phương thức chuyên chở hàng hoá bằng đường biển là phương thức vận tải được sử dụng nhiều nhất, chiếm đến 80% khối lượng vận chuyển trong chuyên chở quốc tế. Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng một số phương thức khác như: vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường sông, vận tải hàng không. Ngoài ra còn còn có hình thức vận tải đường ống, vận tải đa phương thức.

B6: Mua bảo hiểm.

Hàng hoá chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Vì thế bảo hiểm hàng hoá đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương.

Hợp đồng bảo hiểm có hai loại: hợp đồng bảo hiểm bao và hợp đồng bảo hiểm chuyến.

Hợp đồng bảo hiểm bao: đơn vị mua bảo hiểm ký hợp đồng từ đầu năm, còn đến khi giao hang xuống tàu xong, chủ hàng chỉ gửi đến công ty bảo hiểm (Bảo Việt) một thông báo bằng văn bản gọi là “giấy báo bắt đầu vận chuyển”. Hình thức hợp đồng bảo hiểm này thường áp dụng đối với các tổ chức buôn bán ngoại thương hoặc doanh nghiệp buôn bán hàng xuất khẩu thường xuyên nhiều lần trong một năm.

Hợp đồng bảo hiểm chuyến: khi mua bảo hiểm chuyến chủ hàng gửi đến công ty bảo hiểm một văn bản gọi là “giấy yêu cầu bảo hiểm”. Trên cơ sở giấy yêu cầu này, chủ hàng và công ty bảo hiểm đàm phán ký hợp đồng bảo hiểm. Hình thức này thường áp dụng với các đợt mua bán riêng lẻ.

Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm, có 3 điều kiện bảo hiểm chính:

*Điều kiện bảo hiểm C

Hàng hóa và tài sản vận chuyển sẽ được bảo hiểm trong trường hợp bị thiệt hại do: Cháy hay nổ

Tàu bị mắc cạn, lật úp và đắm

Phương tiện vận tải đường bộ bị lật hay trật bánh

Tàu bị va chạm, đâm vào bất kỳ vật thể nào không kể nước Dợ hàng ở cảng nơi tàu gặp nạn

Hàng bị ném khỏi tàu

Phương tiện chở hàng mất tích và khiến hàng hóa bị thất thoát *Điều kiện bảo hiểm B

Ngoài các điều kiện như trên bảo hiểm C thì người được bảo hiểm cũng sẽ được bồi thường trong trường hợp xảy ra những rủi ro như:

Động đất, núi lửa phun trào hay sét đánh

Hàng bị nước cuốn khỏi tàu hay bị ném khỏi tàu Nơi để hàng bị nước tràn vào

Hàng hóa tổn thất do dỡ hàng qua lan can tàu tại cảng *Điều kiện bảo hiểm A

Thêm vào với hai phần B và C ở trên nữa là điều kiện bảo hiểm A với quyền được bồi thường nếu đối tượng bảo hiểm rơi vào một trong các trường hợp sau:

Mất cắp, mất trộm Thiếu nguyên kiện

Hen rỉ, gãy trong quá trình vận chuyển Rách, vỡ, bị ướt hay làm bẩn…

B7: Làm thủ tục hải quan.

- Người khai hải quan khai các thông tin xuất khẩu bằng nghiệp vụ EDA trước khi đăng ký tờ khai xuất khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình EDA (109 chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước, tên đơn vị xuất khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai - EDC.

Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin xuất khẩu EDA được lưu trên hệ thống VNACCS.

Đăng ký tờ khai xuất khẩu (EDC)

- Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (EDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính toán. Nếu người khai hải quan khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai.

- Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin khai báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ EDB gọi lại màn hình khai thông tin xuất khẩu (EDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công việc như đã hướng dẫn ở trên.

Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai

- Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…). Nếu doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên thì không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan biết.

Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ

Đối với các tờ khai luồng xanh

- Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan (trong thời gian dự kiến 03 giây) và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa”.

- Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:

+ Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.

+ Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan....): Hệ thống xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu. Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.

- Cuối ngày hệ thống tập hợp toàn bộ tờ khai luồng xanh chuyển sang VCIS.

Đối với các tờ khai luồng vàng, đỏ:

Hệ thống chuyển dữ liệu tờ khai luồng vàng, đỏ online từ VNACCS sang Vcis.

a. Cơ quan hải quan

a.1 Thực hiện kiểm tra, xử lý tờ khai trên màn hình của hệ thống VCIS:

- Lãnh đạo: Ghi nhận các ý kiến chỉ đạo công chức được phân công về việc kiểm tra, xử lý đối với tờ khai vào ô tương ứng trên “màn hình kiểm tra tờ khai”;

- Công chức được phân công xử lý tờ khai: Ghi nhận các ý kiến đề xuất, các nội dung cần xin ý kiến lãnh đạo, kết quả kiểm tra, xử lý tờ khai vào ô tương ứng trên “màn hình kiểm tra tờ khai”

- Nếu Lãnh đạo, công chức không ghi nhận các nội dung trên, hệ thống không cho phép thực hiện nghiệp vụ CEE.

a.2 Sử dụng nghiệp vụ CKO để:

- Thông báo cho người khai hải quan về địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá (đối với hàng hoá thuộc luồng đỏ);

- Chuyển luồng từ luồng đỏ sang luồng vàng, hoặc từ luồng vàng sang luồng đỏ (nếu quy trình nghiệp vụ quy định).

a.3 Sử dụng nghiệp vụ CEE để:

- Nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ đối với luồng vàng;

- Nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hoá đối với luồng đỏ.

a.4 Sử dụng nghiệp vụ EDA01 để nhập nội dung hướng dẫn/yêu cầu các thủ tục, sửa đổi nội dung khai báo, ấn định thuế và gửi cho người khai hải quan để thực hiện.

b. Người khai hải quan:

- Nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá;

- Nộp hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ; chuẩn bị các điều kiện để kiểm thực tế hàng hoá;

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có).

c. Hệ thống:

(1) Xuất ra cho người khai “Tờ khai hải quan” (có nêu rõ kết quả phân luồng tại chỉ tiêu: Mã phân loại kiểm tra)o:p>

(2) Xuất ra Thông báo yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa được phân vào luồng đỏ hoặc khi cơ quan hải quan sử dụng nghiệp vụ CKO để chuyển luồng. (3) Ngay sau khi cơ quan hải quan thực hiện xong nghiệp vụ CEE hệ thống tự động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doanh nghiệp tỉnh bình dương, thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)