Cơ cấu thị trường xuất khẩu gốm sứ Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doanh nghiệp tỉnh bình dương, thực trạng và giải pháp (Trang 64)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC XUẤT KHẨU

2.2. Thực trạng công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doanh nghiệp tỉnh

2.2.2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gốm sứ Bình Dương

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu gốm sứ Việt Nam năm 2018 Nguồn:vietnamexport.com

Trong năm 2018 sản phẩm gốm sứ của Việt Nam được xuất chủ yếu sang thị trường Mỹ, chiếm 15,9% tỷ trọng đạt 80,98 triệu USD tăng 21,74% so với năm 2017, riêng tháng 12/2018 xuất sang Mỹ đạt 10,33 triệu USD, tăng 17,37% so với tháng 11/2018 và tăng 16,28% so với tháng 12/2017.

Thị trường đạt kim ngạch lớn đứng thứ hai là Nhật Bản, chiếm 15,42% đạt 78,58 triệu USD, tăng 7,21% so với năm trước, mặc dù tháng 12/2018 xuất sang Nhật Bản giảm 20,2% so với tháng 11/2018 và giảm 21,18% so với tháng 12/2017 tương đương với 5,22 triệu USD. Kế đến là các thị trường Đài Loan (TQ), Thái Lan, Campuchia, Hàn Quốc…. Ngoài ra, xuất sang các nước Đông Nam Á chiếm 22,86% và EU chiếm 16,81%.

16% 15% 23% 17% 3% 26%

Cơ cấu thị trường xuất khẩu gốm sứ Việt Nam năm 2018

Mỹ Nhật Bản Đông Nam Á EU Trung Quốc Thị trường khác

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ Bình Dương so với cả nước: Năm 2018, ngành gốm cả nước đạt giá trị xuất khẩu khoảng 450 triệu USD, trong đó gốm sứ Bình Dương đóng góp 50% kim ngạch xuất khẩu gốm sứ của cả nước

Sơ đồ 2.3 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ Bình Dương so với kim ngạch xuất khẩu gốm sứ cả nước năm 2018.

Nguồn:Sở công thương Bình Dương

Bảng 2.14: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các doang nghiệp gốm sứ tỉnh Bình Dương

Thị trường xuất khẩu chủ yếu Số lượng

DN Tỷ trọng (%) Mỹ 14 42% Châu Âu 10 30% Nhật Bản 5 15% Thị trường khác 4 12%

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

50% 50%

Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ Bình Dương so với cả nước

Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ Bình Dương

Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ các địa phương khác

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp gốm sứ Bình Dương là Mỹ, EU, Nhật Bản chiếm lần lượt là 42%, 30% và 15%

2.2.2.3. Đàm phán và kí kết hợp đồng

Thực tế qua khảo sát một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, hầu hết các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng thông qua phương án trực tiếp, 76% trong tổng số các doanh nghiệp được khảo sát cho biết khách hàng tìm đến showroom của doanh nghiệp để lựa chọn sản phẩm, yêu cầu báo giá, làm mẫu và đặt hàng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đa số vẫn làm ăn theo cách cũ đó là chờ khách hàng tới tìm mua những sản phẩm mà mình sản xuất được.

Ngoại trừ một số các doanh nghiệp lớn, các đơn vị sản xuất gốm sứ Bình Dương hầu như chưa có kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Khả năng tiếp cận thị trường thế giới còn nhiều hạn chế, tính chủ động của các đơn vị sản xuất gốm sứ ở Bình Dương trong kinh doanh chưa cao. Biểu hiện rõ nhất là trong phần lớn các quan hệ giao dịch diễn ra thường do khách hàng tự tìm tới, dạng khách hàng này chiếm tỷ trọng khá lớn trong số lượng khách hàng hiện nay sẵn có của các cơ sở. Hầu hết các đơn vị ít khi tham dự hội chợ triển lãm trong cũng những ngoài nước. Do đó không có được những hợp đồng xuất khẩu dài hạn, giá cả bấp bênh, độ rủi ro cao, thậm chí còn phải chấp nhận xuất khẩu qua thị trường trung gian với một tỷ lệ không nhỏ.

Về hợp đồng, các doanh nghiệp không có những hợp đồng dài hạn với đối tác mà đa số chỉ là những hợp đồng ngắn hạn cho từng lô hàng. Phần lớn các giao dịch không được giao kết thông qua hợp đồng mua bán mà hình thức phổ biến nhất là thông qua đơn đặt hàng và xác nhận đơn đặt hàng.

2.2.2.4. Quy trình công nghệ sản xuất

Trước đây, quy trình sản xuất gốm sứ Bình Dương mang đậm tính chất thủ công, chủ yếu sử dụng lao động tay chân. Ngày nay, công nghệ sản xuất gốm sứ Bình Dương đã tiến hành thủ công kết hợp với cơ giới từ khâu khai thác caolin, đến chế biến caolin, gia công phối liệu, tạo dáng sản phẩm, sấy, phơi tráng men, trang trí và nung. Những

doanh nghiệp lớn đã trang bị máy nén chân không giúp loại bỏ không khí nằm trong phôi liệu; nâng cao độ đồng nhất, độ sít đặc và độ dẻo của sản phẩm. Nung là khâu vô cùng quan trọng trong qui trình sản xuất gốm sứ, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Những bí quyết gia truyền cùng những kiến thức mới được trang bị đã giúp cho các cơ sở sản xuất gốm sứ Bình Dương tạo ra các sản phẩm không bị biến dạng, kết khối tốt bảo đảm các yêu cầu, các tính chất như: cường độ cơ học, độ bền hóa. Những “bí quyết” kỹ thuật nung gốm sứ của các lò gốm Bình Dương gồm các điểm chính như sau: - Xác định loại bao thích hợp cho một sản phẩm nung. Các loại khuôn bao hiện nay

được các cơ sở chuyên môn sản xuất để phục vụ các lò.

- Cách sắp xếp sản phẩm vào lò sao cho đảm bảo độ thông gió tốt, nhiệt độ phân bố đều và chịu áp suất trong lò như ý muốn. Hầu hết các lò gốm ở Bình Dương được xây dựng trên một diện tích khá lớn, xây theo độ dốc, để ngọn lửa có thể di chuyển từ căn thứ nhất cho đến căn cuối cùng. Khi nung, ngọn lửa sẽ từ dưới thấp bốc lên cao. Mỗi căn lò đều chừa một lỗ nhỏ gọi là mắt lò để người thợ lò quan sát, xác định độ nóng bên trong và định thời điểm giảm nhiệt và đưa sản phẩm ra khỏi lò.

Quy trình sản xuất gốm sứ Bình Dương đã thể hiện một số ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

- Là quy trình sản xuất mang nặng tính thủ công nên thu hút được nhiều lao động. - Nguồn nguyên liệu khai thác tại địa phương nên rẻ, ổn định và không phải mất ngoại

tệ để nhập khẩu như những ngành công nghiệp khác.

- Khuôn mẫu, hoa văn trên sản phẩm dễ thay đổi nên có thể thay đổi mẫu mã hoặc chuyển hướng sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

- Không yêu cầu cao về vốn, nhờ vậy khấu hao tài sản thấp, giá thành hạ.

Nhược điểm:

- Vì là quy trình đậm nét thủ công nên năng suất thấp, áp dụng kỹ thuật vào quy trình rất khó khăn.

- Quy trình sản xuất phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, nhất là trong những tháng mưa, không khí ẩm ướt, làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất.

- Phần lớn doanh nghiệp đã chuyển dần qua sử dụng lò đốt ga, nhưng vẫn còn một bộ phận lò nung hiện nay vẫn còn dùng củi đốt lò nên còn gây ra tình trạng ô nhiểm môi trường nghiêm trọng.

Do quy trình kỹ thuật phần nào đã được cải thiện, nên trình độ tay nghề công nhân cũng dần dần từng bước thích nghi với yêu cầu sản xuất hàng xuất khẩu với kỹ thuật hiện đại. Ngoài ra, đặc trưng của hàng gốm sứ là cần sự khéo léo và sáng tạo, nhằm có thể tạo ra sản phẩm không những đạt yêu cầu về chất lượng mà đồng thời phải thể hiện nét thẩm mỹ, kết hợp được nét đẹp cổ truyền với tính hiện đại trong sản phẩm. Để đạt được những yêu cầu trên ngoài việc hiện đại hóa quy trình sản xuất nhằm đạt được yêu cầu về chất lượng thì nhân tố con người đóng vai trò then chốt quyết định tính thẩm mỹ của sản phẩm.

2.2.2.5. Nguồn nhân lực

Trong thời gian gần đây, nguồn lao động trong ngành nghề gốm sứ đang lâm vào tình trạng khan hiếm, vì vậy vị trí việc làm Bình Dương trong lĩnh vực này đang trống rất nhiều, mở ra cho người tìm việc làm nhiều sự lựa chọn đa dạng riêng về lĩnh vực đó. Có thể nói, địa bàn kinh tế này là khu vực chuyên sản xuất sản phẩm gốm sứ hàng đầu ở nước ta, do đó cơ hội phát triển nghề nghiệp cùng với mức độ ổn định lâu dài ở nơi đây là có thể.

Theo Ông Lý Ngọc Minh – Cựu chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương: “Hiện hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh làng nghề này đang gặp một vấn đề lớn về việc tuyển dụng nhân sự, do số lượng người tìm việc làm thuộc lĩnh vực này không nhiều, mặc dù chúng tôi đã dành rất nhiều ưu đãi dành cho họ. Có thể vấn đề lớn nhất ở đây đó là công tác truyền thông của chúng tôi chưa thực sự đến nơi đến chốn. Có đến hơn hàng chục doanh nghiệp sản xuất gốm sứ lớn trên thị trường việc làm Bình Dương hiện đang cần một lượng lớn người lao động, nhằm đáp ứng nhiều vị trí công việc trong hệ thống của

họ. Đây không chỉ là vấn đề nan giải của một bộ phận làng nghề, mà có liên quan đến toàn thể thị trường việc làm Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung, vì địa bàn tỉnh hiện đang là một trong những khu vực đang phát triển tốt trên toàn quốc.”

Hiện nay nguồn lao động chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường lao động tại nơi đây vẫn còn thiếu hụt trầm trọng. Bên cạnh đó, ngành nghề đào tạo tuy đa dạng về số lượng nhưng chưa đảm bảo chất lượng lao động để kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường việc làm Bình Dương hiện nay.

2.2.3. Phân tích các điểm mạnh và hạn chế

2.2.3.1. Các điểm mạnh

- Đường lối đúng đắn của Đảng và Chính Phủ: tạo mọi cơ hội thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới. Chính sách của Chính phủ ta ngày càng trở nên thiết thực hơn, huy động ngày càng triệt để và có hiệu quả hơn các tiềm năng cho sản xuất các hàng gốm mỹ nghệ truyền thống. Vận dụng chính sách của Chính phủ từng địa phương đã có những giải pháp tích cực cho sản xuất các mặt hàng gốm mỹ nghệ truyền thống. Chủ trương khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, cho vay vốn sản xuất, xét duyệt và chỉ đạo thực hiện các phương án sản xuất ngành nghề của các địa phương, thường xuyên xét phong tặng danh hiệu nghệ nhân... đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho phát triển các mặt hàng gốm mỹ nghệ truyền thống

- Chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Chính Phủ: Đảng và Chính phủ thực hiện chính sách đa dạng hoá, đa phương hoá, mở cửa hội nhập quốc tế đã tạo ra rất nhiều cơ hội giao thương mới cho tất cả các ngành nói chung và ngành gốm mỹ nghệ nói riêng. - Ngành gốm sứ của Bình Dương đã có từ lâu đời, nền tảng vững chắc. Sản phẩm đa dạng phong phú về mẫu mã, chất liệu.. Các nghệ nhân gốm có tay nghề, đa số chủ các doanh nghiệp là thế hệ kế thừa truyền thống làm

gốm của gia đình nên ngoài tay nghề họ là những người có tâm huyết đến ngành gốm của cha ông để lại.

- Gốm sứ là một trong những mặt hàng có thuế XK bằng 0% nên doanh nghiệp không phải đóng thuế xuất khẩu cho các mặt hàng này. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu sản xuất gốm sứ chủ yếu có sẵn tại địa phương nên thuận tiện cho việc sản xuất.

- Việc hội nhập nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế khu vực và thế giới: tạo điều kiện cho các làng nghề, các cơ sở, công ty sản xuất gốm mỹ nghệ phát triển vì mở rộng thị trường.

- Môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện: môi trường pháp lý, môi trường hành chính, môi trường tài chính - ngân hàng, cở sở vật chất hạ tầng… ngày càng hoàn thiện để các nhà đầu tư sản xuất, xuất khẩu mặt hàng gốm mỹ nghệ có điều kiện đầu tư tốt

- Các doanh nghiệp gốm sứ Bình Dương đã bắt đầu chú trọng đầu tư theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, mẫu mã, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. - Hiện nay một trong những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với ngành gốm Việt

Nam nói chung và gốm Bình Dương là các sản phẩm gốm Trung Quốc, nhưng với quy định mới từ năm 2015, Trung Quốc bắt buộc các nhà máy phải tuân thủ các điều kiện về xử lý chất thải, đóng cửa các nhà máy không đạt chuẩn về bảo vệ môi trường, quy định mới này đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành gốm sứ Trung Quốc, một số các doanh nghiệp trong ngành phải đóng cửa, các doanh nghiệp còn lại buộc phải đầu tư nâng cấp công nghệ, đồng thời chịu mức thuế môi trường cao hơn. Qua đó làm giảm một phần sức cạnh tranh của sản phẩm gốm Trung Quốc so với gốm sứ của Việt Nam.

2.2.3.2. Điểm hạn chế và nguyên nhân

- Trong việc đàm phán với đối tác, các DN xuất khẩu gốm sứ Bình Dương luôn nằm trong vị thế cửa dưới, điều này thể hiện qua việc đối tác có thể áp đặt sức mạnh của người mua (Buyer power) trong đàm phán, người mua có thể ép giá,

thời gian giao hàng sớm, thanh toán sau và các đòi hỏi khác kèm theo có lợi cho người mua như yêu cầu các mẫu mã nhãn mác cầu kì..vv. các doang nghiệp muốn bán được hàng nên phải cố chiều theo các yêu cầu của khách hàng.

- Phần lớn các DN gốm sứ không kí kết hợp đồng xuất khẩu với đối tác mà chỉ làm việc dựa trên đơn đặt hàng của từng đơn hàng, việc này rất rủi ro cho các nhà cung cấp nếu xảy ra tranh chấp. Có 2 nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, một là hợp đồng xuất khẩu gốm sứ thường có giá trị không cao, hai là đa số các khách hàng của doanh nghiệp là các khách hàng quen và lâu năm.

- Trước đây nguồn nguyên liệu gốm rất dồi dào, quỹ đất có thể khai thác làm nguyên liệu gốm rất nhiều nhưng hiện nay với tốc độ đô thị hóa, các khu đô thị mọc lên càng nhiều đồng nghĩa với bê tông hóa, quỹ đất ngày càng bị thu hẹp lại cùng với nó là nguồn nguyên liệu bị sút giảm rõ rệt, đã xuất hiện một vài đợt khan hiếm đất nguyên liệu làm gốm trong thời gian gần đây khi đất nguyên liệu không đủ để sản xuất trong mùa cao điểm.

Không những bị sụt giảm về số lượng mà chất lượng đất làm gồm cũng bị giảm đi nhiều khi nguồn đất bị ô nhiểm do các loại hóa chất thải ra từ nguồn nước thải của các nhà máy hay các loại thuốc bảo vệ thực vật dung trong nông nghiệp. - Sản xuất thủ công vẫn chịu ảnh hưởng nhiều bới yếu tố thời tiết, ( nắng – mưa )

ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cũng như thời gian giao hàng

- Nguyên liệu chính làm nên sản phẩm gốm sứ là khoáng sản thiên nhiên nên về lâu dài có thể bị cạn kiệt

- Các quy định về môi trường yêu cầu các doanh nghiệp một là chuyển sang sử dụng lò đốt ga hai là phải chuyển địa điểm sản xuất ra các vùng xa khu dân cư, đây là một yêu cầu gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi họ không có khả năng chuyển các lò truyền thống đốt củi sang lò hiện đại đốt ga vì chi phí cao. Bên cạnh chi phí chuyển đổi sang lò ga thì địa điểm sản xuất xa còn đồng nghĩa với việc khan hiếm nhân công, chi phí vận chuyển tăng lên làm giảm

sức cạnh tranh của hàng hóa. Vì vậy đã có một số cơ sở sản xuất buộc phải đóng cửa hoặc chuyển sang ngành nghề khác.

- Nguồn nhân lực làm gốm ngày càng khang hiếm khi các thế hệ lao động trẻ chuyển hướng sang làm các ngành nghề khác, họ không còn muốn gắn bó với những ngành nghề thủ công truyền thống nên nghề gốm hiện nay thiếu nguồn nhân lực có tâm huyết và tay nghề cao.

- 96% doanh nghiệp được khảo sát trả lời doanh nghiệp thỉnh thoảng bị phía đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doanh nghiệp tỉnh bình dương, thực trạng và giải pháp (Trang 64)